Home Blog Page 892

Nicky Cruz

Nicky Cruz

Trích sách Chúa ở trọn tâm hồn, René-Luc, nxb. Presses de la renaissance

Một tháng nữa tôi sẽ mười bốn tuổi. Mẹ tôi gặp một phụ nữ, người đóng vai trò chủ yếu trong đời tôi. Bà tên là Marie-Dominique và ở Nîmes. Bà có đức tin mạnh và ở trong phong trào Canh tân Đặc sủng. Bà và mẹ tôi hợp nhau ngay lập tức. Bà Marie-Dominique kể cho mẹ tôi nghe có một buổi nói chuyện sẽ tổ chức ở Montpellier: mục sư tin lành Nicky Cruz, một cựu sếp găng-tơ ở New York sẽ nói chứng từ của ông ở Dinh Thể thao. Bà Marie-Dominique đề nghị đi theo mẹ tôi. Mẹ tôi thật sự không mấy quan tâm đến những chuyện này. Nhưng bà nghĩ đến tôi. Martial là mẫu hình đàn ông duy nhất trong đời tôi cho đến lúc đó. Tôi bị tác động và khổ thay, cách xử sự của tôi lại bắt chước ông thấy rõ và rất nhanh. Mẹ tôi thấy tác hại của việc này và rất lo. Bà nghĩ, gặp một người có quá khứ giống như Martial, nhưng họ lại thoát ra được chắc sẽ có thể giúp được tôi.

Về nhà, bà kêu tôi ra nói chuyện:

– René-Luc, mẹ phải nói với con chuyện này.

– Lại chuyện gì nữa đây?

– Con nghe mẹ, mẹ vừa gặp một bà rất dễ thương. Bà kể cho mẹ nghe có một sếp găng-tơ của New York sẽ đến nói chuyện ở Montpellier. Ông đến để kể câu chuyện đời của ông, để giải thích những chuyện ở trong băng đảng. Bà đề nghị đi theo mình, con có thích đi không?

– Một sếp găng-tơ New York? Ồ, con thích là cái chắc!

Mẹ tôi ngắm đúng. Bà không nói bây giờ ông này là mục sư tin lành và đến để nói về Chúa. Dù sao bà cũng không biết chuyện này có làm cho tôi bực mình không, vì cho đến giờ phút này, ngoài một vài khái niệm rất mơ hồ về đạo do mẹ đỡ đầu của tôi nói, còn ngoài ra tôi chẳng biết gì về đạo. Nhưng chuyện chắc chắn là tôi rất muốn nghe sếp băng đảng thứ thiệt nói chuyện!

Vậy là ngày định mệnh 19 tháng 3 năm 1980 bà Marie-Dominique cùng đi với chúng tôi đến Montpellier. Có cả hàng ngàn người ở Dinh Thể thao. Chúng tôi ngồi trên bậc. Tôi luôn xung đột với mẹ tôi. Tôi hơi xấu hổ khi ngồi gần bà. Tôi ngồi cách bà mười mấy mét. Bà không tìm cách giữ lại tôi, lúc này không phải là lúc tạo thêm một xung đột mới… Người đến nghe rất đông. Tôi nhìn bục sân khấu ở dưới thấp. Có một dàn nhạc và một nữ ca sĩ đang hát. Các bài hát êm dịu dễ nghe. Tôi tìm ông Nicky sếp băng đảng. Trên bục có bốn, năm người ngồi, ai cũng mặc áo vét thắt cà-vạt Rõ ràng ông Nicky không ở trong số này. Có thể đây là các nhà báo hay ông thị trưởng. Cũng buồn cuời nếu ông thị trưởng phải thân chinh đến đây để đón sếp băng đảng New York.

Sau mười lăm phút thì nhạc ngừng. Một trong các ông lên nói, ông nói vài lời chào hỏi, rồi ông hướng về cử tọa:

– Kính thưa quý ông bà, chúng tôi hân hạnh giới thiệu ông Nicky Cruz. Ông Nicky Cruz đứng dậy. Ông là một trong những người đang ngồi. Mọi người vỗ tay. Tôi thì không. Tôi thất vọng, tôi không nghĩ một sếp băng đảng lại mặc vét. Người ta lừa tôi! Nicky đến gần máy vi âm. Ông tương đối cao, tóc đen, nước da mờ mờ. Ông có thể đóng trong Scarface. Ông bắt đầu kể chuyện đời mình bằng tiếng Anh, có người dịch ra tiếng Pháp. Giọng của ông vừa trầm vừa nhẹ nhàng.

Nhanh chóng tôi quên vấn đề áo vét, tôi mê mẩn nghe ông. Những gì ông sống thật khủng khiếp, ông chìm trong địa ngục và trong bạo lực. Ông sinh ở Porto Rico. Khi mười ba tuổi ông đến khu phố Bronx, New York. Ông gia nhập băng đảng Mau Mau. Vài cú dao, ông trở thành sếp và được mọi người công nhận.

Nicky kể cho chúng tôi nghe những giờ đen tối trong cuộc đời ông, ông đã giết người như thế nào khi ông mới hơn tuổi tôi một chút. Rồi ông nhiệt thành nói đến mục sư David Wilkerson, người đến khu phố Bronx để làm chứng cho Chúa. Nicky đã chống cự mãnh liệt khi nghe mục sư David nói “Chúa Giêsu yêu thương mình”, cho đến ngày ông chấp nhận Chúa Giêsu là người cứu đời ông. Bây giờ ông là mục sư. Vậy ông mặc vét là chuyện hợp lý.

Nicky xác quyết nói với chúng tôi về Chúa Giêsu. Chúng ta không thấy Chúa Giêsu bằng mắt trần nhưng Ngài hiện diện bằng Thần Khí của Ngài. Chúa Giêsu có thể thay đổi cuộc đời chúng ta như đã thay đổi cuộc đời của ông. Nhưng để được thay đổi phải có một điều kiện: chúng ta phải xin Chúa hành động trên chúng ta vì Chúa Giêsu cực kỳ tôn trọng tự do của chúng ta. Nicky kết luận chứng từ của ông, ông nói thẳng với chúng tôi:

– Tôi đã nói với Chúa Giêsu, “tôi yêu Ngài” và tâm hồn tôi đã thay đổi. Cũng chính Chúa Giêsu này đã thay đổi cuộc đời của Nicky Cruz, thì Ngài cũng sẽ thay đổi cuộc đời của bạn. Tôi xin mời các bạn bước một bước tiến đến Ngài, bước xuống bục và chúng ta sẽ cùng nhau xin để các bạn có cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu trong tâm hồn bạn. Chúng ta xin Chúa Giêsu thay đổi cuộc đời của chúng ta.

Khi đó ban nhạc chơi nhạc rất nhẹ. Những người ngồi trên bục đứng dậy. Một vài người nhắm mắt. Nicky cũng vậy. Một tay cầm máy vi âm và tiếp tục nhẹ nhàng mời chúng tôi xuống bục. Tay kia ông giơ lên, lòng bàn tay hướng về chúng tôi. Ông cầu nguyện cho chúng tôi. Dần dần nhiều người đứng dậy, họ đáp lời kêu gọi của ông.

Tôi hoàn toàn không hiểu chuyện gì xảy ra, nhưng tôi tuyệt đối tin tưởng ở người đàn ông này. Trong khi ông nói về đời ông, nhiều đoạn tôi thấy mình trong câu chuyện của ông, dù đời của ông thì nặng hơn đời của tôi nhiều. Nhưng đúng vậy! Dù tôi trải qua các biến cố ít đau khổ hơn ông, nhưng ông đã thoát khỏi, tại sao tôi lại không? Tôi phải đón nhận Chúa Giêsu vào đời tôi như ông đã đón nhận. Tôi quay lại nhìn mẹ tôi nhưng có nhiều người nên tôi không thấy bà. Càng lúc tôi càng muốn đi xuống bục. Dù sao không phải lúc này là lúc tôi tự ngăn chận mình vì cái nhìn của người khác, nhất là của mẹ tôi. Càng lúc càng có nhiều người đi xuống, chỗ trước bục đã đông người. Ở trên bậc cấp, cử tọa hát và cầu nguyện. Tôi quay lại nhìn mẹ tôi, tôi cũng không thấy bà. Quyết định, tôi đi xuống.

Tôi đến giữa những người đã ở trước bục. Tôi chen để đến trước sân khấu. Nhiều người dễ thương để tôi đi qua, có người còn cười với tôi. Tôi muốn nhìn ông Nicky cho gần. Và tôi đã nhìn được. Ông thì không nhìn tôi vì hai mắt ông nhắm. Nét mặt ông hằn rõ dấu vết của cuộc sống hung bạo đã qua, nhưng gương mặt này toát ra một sự bình an, một sự dịu dàng đáng kể. Tôi ngừng nhìn ông và tôi bắt chước ông. Tôi nhắm mắt lại. Tôi muốn làm như ông, tôi cầu nguyện. Tôi nghe ông cầu nguyện:

– Lạy Chúa Giêsu, con xin cầu nguyện! Lạy Chúa Giêsu, xin Ngài ngự đến bây giờ, lấp trọn nơi này tình yêu của Chúa, sức mạnh của Chúa. Xin Chúa chữa lành các tâm hồn bị tổn thương, giải phóng tất cả những ai bị trói buộc trong sợi dây của họ. Nếu Chúa đã thay đổi con, xin Chúa thay đổi những ai đang ở trước mặt con…

Các bài hát tiếp tục, mọi người cầu nguyện chung quanh tôi. Khi đó tôi cũng bắt đầu cầu nguyện, tôi thì thầm:

– Chúa Giêsu, Chúa đã thay đổi đời ông Nicky Cruz. Con muốn biết Chúa. Con mở tâm hồn ra với Chúa. Con cũng vậy, con muốn bắt đầu một cuộc đời khác.

Từng giọt một, nước mắt trào ra, tôi không chặn được, nước mắt lăn trên má. May là những người chung quanh không ai biết tôi và mẹ tôi thì bà không thấy. Kệ, tôi để nước mắt chảy…

Nước mắt… Từ ngày tôi trở lại, tôi thường nghe trong các chứng từ trở lại: “Khi tôi gặp Chúa Giêsu, khi lần đầu tiên tôi biết sự hiện diện của Thần Khí, tôi khóc… Dù tôi rất ít khi khóc.” Như thế phải liên hệ nước mắt với tác động của Thần Khí trên tâm hồn và nghĩ nếu mình không khóc là mình chưa nhận ơn Chúa Thánh Thần dồi dào. Nhưng cũng phải nhận ra, nước mắt là tác động của Chúa biến đổi quả tim đá của chúng ta thành quả tim bằng thịt.

Tôi nghĩ các đau khổ đã làm chai cứng tâm hồn tôi. Từ lâu tôi không còn khóc. Khi Martial tự tử, tôi không đổ một giọt nước mắt. Sáng hôm sau tôi đến nhà xác. Mẹ tôi đã ở đó, bà khóc bên cạnh xác của Martial. Khi bà thấy tôi, mẹ tôi ngưng khóc. Tôi đến gần mẹ. Đây là lần đầu tiên tôi thấy một xác chết. Tôi sờ vào má ông: lạnh ngắt.

– Mẹ, mẹ thấy đó!  tôi nói với mẹ vẻ ngạc nhiên. Như con gà đông lạnh.

Và đó sự nhạy cảm của tôi.

Và bây giờ Chúa đang phá vỡ…

Trong giây phút này, trong bầu khí cầu nguyện, nước mắt chảy trên má tôi. Chúa đã tác động trong tôi. Chiều hôm đó ở Montpellier và nhờ Nicky, tôi sống cái mà người ta gọi là “ơn Chúa Thánh Thần tuôn trào”. Chúa Thánh Thần như một sức thổi. Ngài có thể ở trong chúng ta mà chúng ta không nhận ra. Và rồi cánh cửa mở, mở cả cửa sổ và bỗng chốc chúng ta cảm nhận sức thổi này thổi qua các bức tường của chúng ta.

Tôi luôn giữ trong ký ức sự dịu dàng của giây phút này, lần đầu tiên Chúa Thánh Thần ngự xuống trong đời tôi. Số phận của tôi như các chong chóng bị rỉ sét trên mái nhà, chong chóng của tôi còn bị kẹt, nó chỉ quay về một trục, trục của băng giá và của lạnh lẽo.

Chiều hôm đó, cái chong chóng đó đã được giải thoát và nó đi về một hướng khác.

Marta An Nguyễn dịch

Chương trình chuyến đi Abu Dhabi của Đức Phanxicô

Chương trình chuyến đi Abu Dhabi của Đức Phanxicô

Chương trình chuyến đi của Đức Phanxicô đến Abu Dhabi, thủ đô Liên Minh các Tiểu Vương quốc Arập từ ngày 3 đến 5 – 2, 2019

Chúa nhật 3 tháng 2

Đức Phanxicô rời Rôma lúc 13 giờ và đến Abu Dhabi lúc 10 giờ đêm (giờ địa phương, 19h giờ Rôma). Tại đây có cuộc đón tiếp chính thức.

Thứ hai 4 tháng 2

12 giờ trưa, nghi thức chào đón Đức Phanxicô tại cổng chính của phủ Tổng Thống và gặp Thái Tử tại đây.

17 giờ, Đức Phanxicô gặp riêng các thành viên Hội đồng kỳ lão Hồi giáo (Muslim Council of Elders) tại Đại Đền Thờ Sheik Zayed.

18h10: Gặp gỡ liên tôn giáo tại Đền Tưởng Niệm vị Sáng lập (Founder’s Memorial), tại đây ngài sẽ đọc một bài diễn văn.

Thứ ba 5 tháng 2

9 giờ 15, Đức Phanxicô thăm Nhà Thờ chính tòa của Giáo phận đại diện Tông Tòa nam Arabia ở Abu Dhabi.

10 h 30: Cử hành thánh lễ tại Trung tâm Thể Thao Zayed.

12 h 40: Nghi thức từ giã tại Phi trường Abu Dhabi

13h: Về Rôma, dự kiến Đức Phanxicô về Rôma lúc 5 giờ chiều cùng ngày ở phi trường Ciampino.

Tổng cộng Đức Phanxicô có mặt tại Abu Dhabi 39 tiếng đồng hồ, đọc một bài diễn văn và bài giảng, gặp gỡ chính quyền, các vị lãnh đạo Hồi giáo, và liên tôn, cử hành thánh lễ với bài giảng cho các tín hữu Công Giáo.

Các câu Instagram của Đức Phanxicô tháng 1-2019

Các câu Instagram của Đức Phanxicô tháng 1-2019

Tôi xin tâm sự: tôi rất thích đi Đàng Thánh giá vì được cùng với Mẹ Maria đi sau Chúa Giêsu. Và tôi luôn mang một Đàng Thánh giá để trong túi. Đàng Thánh giá này của một người truyền giáo ở Buenos Aires cho tôi. Khi có thì giờ, tôi lấy đàng thánh giá ra và đi Đàng Thánh giá. Anh chị em cũng vậy, anh chị em hãy đi Đàng Thánh giá. Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-30

Các bạn trẻ thân mến, ước mong lời “xin vâng” của các con tiếp tục là cổng vào để Thần Khí thổi một Hiện Xuống mới cho Giáo hội và cho thế giới. Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-28

Với câu xin vâng của Mẹ, Maria là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất lịch sử. Không cần đến mạng xã hội, Mẹ là phụ nữ “ảnh hưởng” đầu tiên, “người tạo ảnh hưởng” của Chúa. #Panama2019 Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-27

Cái gì thúc đẩy chúng ta gặp nhau trong những ngày JMJ? Là biết chắc chúng ta được yêu bởi một tình yêu mật thiết mà chúng ta không thể và cũng không muốn im lặng, chúng ta muốn đáp trả lại cũng cùng một cách: với tình yêu. Chính tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta. Instagram Đức Phanxicô 2018-01-26

Tôi xin giới thiệu với anh chị em Mạng lưới Cầu nguyện Toàn cầu: Click to pray. Tôi mời gọi anh chị em nhất là các bạn trẻ tải mạng Click to pray và tiếp tục lần chuỗi cầu nguyện cho hòa bình với tôi, đặc biệt trong thời gian Ngày Thế giới Trẻ ở Panama. Instagram Đức Phanxicô 2018-01-21

Hôm nay bắt đầu Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tín hữu kitô: tất cả chúng ta được mời gọi để cầu xin Chúa ơn lớn lao này. Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-18

Để cầu nguyện đúng, chúng ta phải có trái tim trẻ thơ. Không phải  trái tim tự đủ: vì như thế chúng ta không cầu nguyện đúng. Chúng ta hãy giống như đứa trẻ trong vòng tay của cha, cha của mình. Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-16

Chúng ta hãy luôn giữ kỷ niệm sống và hiện tại về Bí tích Rửa tội của chúng ta. Đó có gốc rễ cuộc sống trong Thiên Chúa, cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta! Instagram Đức Phanxicô 2018-01-13

Cầu nguyện. Chúng ta đừng quên cầu nguyện thay đổi thực tại. Cầu nguyện thay đổi mọi thứ, hoặc thay đổi quả tim chúng ta, nhưng nó luôn thay đổi. Vào cuối lời cầu nguyện, vào cuối thời gian cầu nguyện, vào cuối đời: có gì? Có một người Cha đang chờ đợi tất cả và giang rộng tay chờ mọi người. Chúng ta hãy nhìn Người Cha đó. Instagram Đức Phanxicô 2018-01-09

Thanh niên trẻ các con, các con có Đức Mẹ là mẫu mực của niềm vui, là nguồn cảm hứng. Các con vui hưởng Ngày Thế giới Trẻ Panama để chiêm ngắm Chúa Kitô cùng Mẹ Maria. Và các con xin Chúa sức mạnh để mơ và để làm việc cho hòa bình. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các bạn trẻ, đặc biệt các bạn ở Châu Mỹ La Tinh để khi theo gương Mẹ Maria, các bạn đáp trả tiếng gọi của Chúa để cùng thông hiệp cho thế giới niềm vui Tin Mừng. Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-08

Thiên Chúa đề nghị, Ngài không áp đặt; Ngài soi sáng nhưng Ngài không làm choáng mắt. Ánh sáng êm dịu của Ngài tỏa rạng trong tình yêu khiêm tốn. Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-06

Xin Maria Mẹ Thiên Chúa gìn giữ chúng con và cùng đi với chúng con trong năm mới này, xin Mẹ mang bình an của Con Mẹ đến cho tâm hồn chúng con và cho thế giới. Instagram của Đức Phanxicô 2019-01-01

Các câu Tweet của Đức Phanxicô tháng 1-2019

Các câu Tweet của Đức Phanxicô tháng 1-2019

 

Thánh Gioan Bosco đã can đảm nhìn thực tế với con mắt của con người và con mắt của Chúa. Ước mong mỗi linh mục đều bắt chước ngài: nhìn thực tế với con mắt của con người và con mắt của Chúa. #SantaMarta. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-31

Bí quyết để chèo trên đường đời là mời Chúa Giêsu cùng lên tàu. Phải giao tay chèo cho Ngài để Ngài hướng dẫn chúng ta trên đường đời. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-30

Mềm mại và dịu dàng là các đức tính có vẻ như nhỏ bé, nhưng lại có thể giúp vượt lên các xung đột khó khăn nhất. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-29

Tôi cám ơn Chúa đã cho tôi có dịp được chia sẻ và sống Ngày Thế giới Trẻ. Tôi xin cám ơn tất cả những ai đã hỗ trợ chúng tôi qua lời cầu nguyện, đã hợp tác qua sự dấn thân và qua việc làm của họ. #Panama2019. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-27

Các con hãy đi và hãy làm chứng những gì các con đã thấy và đã nghe không phải chỉ bằng lời mà còn bằng các hành vi đơn giản hàng ngày. Cha không biết cha có đi được ngày JMJ sắp tới, nhưng chắc chắn Thánh Phêrô sẽ đi và sẽ chứng thực với các con trong đức tin. @Pontifex. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-27

Chúng ta hãy cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố ở nhà thờ chính tòa Jolo, Phi Luật Tân. Xin Chúa là vua hòa bình hoán cải trái tim của những kẻ hung bạo và ban sự sống chung yên bình cho người dân ở vùng này. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-27

Ở đây, Panama, tôi nghĩ đến dân tộc Venezuela mà tôi cảm thấy rất gần với họ trong những ngày này. Đứng trước cơn khủng hoảng trầm trọng mà đất nước Venezuela đang đi qua, tôi xin anh chị em cầu nguyện để họ tìm được một giải pháp công chính và hòa bình. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-27

Các bạn trẻ thân mến, Cám ơn tất cả cho ngày  #Panama2019. Các con tiếp tục đi, tiếp tục sống đức tin và chia sẻ đức tin. Hẹn gặp các con ở Bồ Đào Nha năm 2022. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-27

Chúng ta đừng quên các nạn nhân của Lò Hơi Ngạt, sự đau khổ không tả được của họ tiếp tục chất vấn nhân loại: chúng ta tất cả là anh em của nhau! #GiornatadellaMemoria. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-27

Chỉ những ai được yêu mới có thể được cứu. Chỉ những ai được ôm mới có thể được biến đổi. #Panama2019. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-27

Với câu xin vâng của Mẹ, Maria là người phụ nữ có ảnh hưởng nhất lịch sử. Không cần đến mạng xã hội, Mẹ là phụ nữ “ảnh hưởng” đầu tiên, “người ảnh hưởng” của Chúa. #Panama2019 Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-26

Chúng ta không muốn thỏa cơn khát với bất cứ loại nước nào, nhưng với “nguồn nước mang đến sự sống đời đời”. #Panama2019. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-26

Các bạn trẻ thân mến, Chúa Giêsu dạy chúng ta tin. Các bạn hãy tìm và lắng nghe tiếng gọi khuyến khích các bạn nhìn về tương lai chứ không phải tiếng gọi kéo các bạn xuống thấp. #Panama2019. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-25

Trong những ngày JMJ #Panama2019 , tôi xin mời anh chị em cùng lần chuỗi Mân Côi qua mạng cầu nguyện (www.clicktopray.org) để cầu nguyện cho hòa bình. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-24

Cái gì thúc đẩy chúng ta gặp nhau trong những ngày JMJ? Là biết chắc chúng ta được yêu bởi một tình yêu mật thiết mà chúng ta không thể và cũng không muốn im lặng, chúng ta muốn đáp trả lại cũng cùng một cách: với tình yêu.  #Panama2019 Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-24.

Đây là mạng mà chúng ta muốn. Một mạng không phải làm ra để bẫy, nhưng để giải phóng, để chăm sóc giao tiếp giữa những người tự do. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-24

Tôi lên đường đi dự Ngày Thế giới Trẻ Panama. Tôi xin anh chị em cầu nguyện cho sự kiện tốt đẹp và quan trọng này của Giáo hội. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-23

Nói “Vâng” với tình yêu của Chúa là giai đoạn đầu tiên để hạnh phúc và làm cho nhiều người khác hạnh phúc. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-22

Phong cách của tín hữu kitô là phong cách của các Mối phúc thật: dịu dàng, khiêm tốn, kiên nhẫn trong đau khổ, yêu công chính, có khả năng chịu đựng bách hại, không lên án người khác… #SantaMarta Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-21

Ở ngưỡng cửa của vĩnh cửu, cái gì còn lại của cuộc sống không phải là những gì chúng ta đã có được, nhưng là những gì chúng ta đã cho đi. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-20

Lời cầu nguyện khiêm tốn được Thiên Chúa lắng nghe. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-19

Hôm nay bắt đầu Tuần lễ cầu nguyện cho sự hiệp nhất của tín hữu kitô: tất cả chúng ta được mời gọi để cầu xin Chúa ơn lớn lao này. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-18

Chúng ta cẩn thận để đừng có trái tim xấu xa mang tính nhút nhát; một trái tim cố chấp đưa đến đóng cửa; một trái tim nô lệ cho sự quyến rũ dẫn đến cuộc sống kitô thỏa hiệp. #SantaMarta. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-17

Thần Khí Thiên Chúa tự do nói với mỗi người chúng ta qua tình cảm và tư tưởng: không thể khép kín Thần Khí trong khuôn khổ mà phải đón nhận Thần Khí với quả tim! Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-16

Anh chị em đừng sợ khi đối diện với đau khổ. Anh chị em mang đau khổ này đến trước Thập giá và Thánh Thể, nơi chúng ta có thể cậy vào tình yêu kiên nhẫn và thương xót. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-15

Chúng ta nhìn bàn tay của mình, thường là thiếu tình yêu, hôm nay chúng ta cố gắng nghĩ đến một ơn nhưng không mà mình có thể cho. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-14

Phép rửa tội là món quà lớn nhất chúng ta nhận được: phép rửa tội làm cho chúng ta thuộc về Chúa và mang lại niềm vui cứu rỗi cho chúng ta. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-13

Nhỏ bé là tự do. Người nhỏ bé theo nghĩa Tin Mừng thì thanh thản và không có một thôi thúc nào để thể hiện, để có tham vọng thành công. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-12

Bước đầu để cầu nguyện là khiêm tốn, là đến với Chúa Cha và nói: “Xin đoái thương đến con vì con là kẻ có tội”. Và Chúa nhận lời. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-11

Tinh thần đức tin thắng tinh thần thế gian: tin Chúa thật sự nơi người anh em của mình. #SantaMarta. Tweet của Đức Phanxicô 2018-11-10

Anh chị em đừng sợ khóc khi tiếp xúc với các hoàn cảnh khó khăn; nước mắt là giọt nước tưới tẩm cho đời sống. Nước mắt của lòng trắc ẩn làm tinh tuyền tâm hồn và tình cảm. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-09

Tình yêu là trắc ẩn, tình yêu không chấp nhận sự dửng dưng. Tình yêu là để tâm hồn minh hòa với tâm hồn người khác. #SantaMarta. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-08

Thiên Chúa xuống thế làm người nơi Chúa Giêsu, Ngài đến chia sẻ đời sống với chúng ta. Chúng ta hãy gìn giữ quan hệ với Ngài và giữa chúng ta. Mừng lễ Giáng Sinh anh chị em kitô hữu Trung Đông. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-07

Ba Vua dâng cho Chúa Giêsu các lễ vật quý giá. Hôm nay chúng ta xin Chúa: Lạy Chúa cho con thấy lại niềm vui khi trao tặng. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-06

Giáo hội tăng trưởng trong thinh lặng, trong lời cầu nguyện và với chứng từ của các việc tốt lành. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-05

Giêsu là ơn của Chúa Cha cho chúng ta. Nếu chúng ta tiếp nhận Ngài, chúng ta cũng có thể là ơn của Chúa cho người khác. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-04

Nếu chúng ta sống theo những gì Chúa Giêsu giảng dạy và thuận với những gì chúng ta loan báo, chứng từ của chúng ta sẽ được sinh hoa kết trái. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-03

Kiến tạo hòa bình là bắt chước Chúa, Đấng muốn làm hòa bình với chúng ta: Ngài đã gởi Con Ngài xuống thế và tha thứ cho chúng ta. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-02

Hôm nay hơn bao giờ hết, xã hội chúng ta cần “nghệ nhân của hòa bình”, các sứ giả, các chứng nhân của Chúa Cha, Đấng muốn điều tốt và hạnh phúc cho gia đình nhân loại. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-01

Xin Maria Mẹ Thiên Chúa gìn giữ chúng con và cùng đi với chúng con trong năm mới này, xin Mẹ mang bình an của Con Mẹ đến cho tâm hồn chúng con và cho thế giới. Tweet của Đức Phanxicô 2019-01-01

 

Dụ ngôn ngọn lửa hay vì sao một tín hữu kitô không thể tin ở Chúa Giêsu mà lại loại bỏ Giáo hội?

Dụ ngôn ngọn lửa hay vì sao một tín hữu kitô không thể tin ở Chúa Giêsu mà lại loại bỏ Giáo hội?

Trích sách 15 Dụ ngôn quy về điều chủ yếu, Linh mục René-Luc, nxb. Plon

Còn nhỏ, tôi sống trong trại của ông ngoại tôi ở Camargue. Trại có một lò sưởi lớn, lớn đến mức mà chúng tôi có thể ngồi bên trong, trên các băng ghế nhỏ để bên cạnh. Chúng tôi không có máy truyền hình, các buổi tối chúng tôi canh thức “bên lò sưởi”. Lửa bập bùng. Ánh sáng màu vàng, màu đỏ, màu cam nhảy múa bên cạnh nhau.

Nếu nhà bạn có truyền hình, bạn bè tới chơi buổi tối, chắc chắn bạn sẽ tắt để bầu khí nói chuyện được thân tình. Ngọn lửa có tác dụng ngược với truyền hình. Nó không làm mình chia trí, nhưng nó lại làm cho mình quây quần bên nhau một cách kỳ lạ. Bạn có để ý bạn bè có thể ngồi với nhau bên ngọn lửa mà không cần phải nhìn nhau không? Mọi người nhìn ngọn lửa nhưng lại chăm chú nghe người kia nói! Ngọn lửa là điểm chung để hiệp thông, thật lạ lùng.

Đối với đức tin Công giáo, ngọn lửa là biểu tượng hàng đầu. Trên núi Sinai, Thiên Chúa tỏ hiện cho ông Môsê trong bụi lửa dưới dạng lửa không thiêu đốt. Trong ngày Hiện xuống, Chúa Thánh Thần xuống trên các thánh tông đồ dưới dạng lưỡi lửa. Và hàng năm ngày Chúa Kitô sống lại được cử hành với ngọn lửa Phục sinh.

Trong đêm thứ bảy rạng sáng chúa nhật Phục Sinh, tín hữu tụ họp ở một chỗ gần nhà thờ. Bóng đêm tượng trưng cho thế giới sống trong bóng tối và mù quáng. Linh mục thắp một ngọn lửa lớn và làm phép. Ngọn lửa tượng trưng cho sự kiện Chúa Kitô sống lại, Đấng chiến thắng sức mạnh của bóng tối. Cái chết không còn quyền lực trên thế gian, Chúa Giêsu đã chiến thắng cái chết! Ánh sáng Chúa Kitô được tỏ hiện. Từ nay thế giới đón nhận và đi theo ánh sáng này. Lửa bập bùng và tia lửa lan ra trong đêm đen như muốn loan báo tin vui Chúa sống lại đến tận hang cùng ngõ hẻm của quả đất. Linh mục đến gần ngọn lửa và thắp cây nến phục sinh. Sự kiện Chúa Giêsu sống lại đã xảy ra cách đây hơn hai ngàn năm, nhưng sự kiện này vẫn luôn còn đây. Chúa Kitô vẫn đang sống. Cho mỗi thế hệ, Ngài là ánh sáng dẫn dắt từng bước đi cho chúng ta.

Và rồi tất cả mọi người cầm đèn cầy đi vào nhà thờ. Nhà thờ chìm trong bóng tối. Bóng tối cũng tượng trưng cho những giây phút nghi ngờ, tuyệt vọng, yếu đuối, lầm lạc của chúng ta. Ở thềm nhà thờ, linh mục ngừng lại và hát: “Ánh sáng Chúa Kitô”. Và cộng đoàn hát trả: “Tạ ơn Chúa!” Ánh sáng đức tin đến xóa tan sự yếu đuối của các dò dẫm chúng ta. Cộng đoàn thinh lặng đi đàng sau ngọn lửa nhỏ được giơ lên cao để vào nhà thờ, thật là ấn tượng. Ở giữa lòng nhà thờ, linh mục ngừng lại để hát một câu trong bài đọc phục sinh. Nhưng lần này linh mục không đọc một mình. Cộng đoàn giơ cao ngọn nến và đáp trả. Một giây phút thật xúc động. Khi toàn giáo dân dựa trên ánh sáng đức tin và mỗi người là ánh sáng của người khác. Và đó là Giáo hội! 

Dụ ngôn ngọn lửa

Hiện nay có nhiều người lớn xin rửa tội. Đây là con đường khó khăn đòi hỏi người dự tòng phải chuẩn bị hai năm. Chắc chắn cũng nên xem lại tiến trình làm cho họ chán nản rất nhiều. Khía cạnh tích cực của đòi hỏi này là để phân biệt Giáo hội và tà phái. Vì tà phái vào dễ mà khó ra, trong khi Giáo hội thì không dễ để vào nhưng lại rất dễ để đi ra. Dù sao chúng ta cũng phải ghi nhận rất nhiều tân tòng khó lòng giữ đạo. Họ kết nối vào Chúa Kitô nhưng không kết nối với Giáo hội. Mà chúng ta không thể tin vào Chúa Kitô mà lại bỏ đi Giáo hội, vì thế tôi muốn truyền bá vấn đề này qua dụ ngôn ngọn lửa.

Ngọn lửa yếu ớt

Bước chính thức đầu tiên trong đời sống đức tin là rửa tội. Ngày rửa tội, linh mục thắp ngọn nến phục sinh và đưa cho người đỡ đầu. Về phần tôi, ngày hôm đó tôi mời người đỡ đầu đến gần các cha mẹ và mời họ cùng cầm ngọn nến đứng trước cộng đoàn. Rồi đến câu theo nghi thức: “Ngọn nến này được giao cho cha mẹ đỡ đầu, xin duy trì…” Lúc đó, khi tôi đến gần ngọn nến và thổi tắt nó, gia đình ngạc nhiên. Tôi giải thích:

– Qua phép rửa tội, em bé này nhận tất cả những gì cần phải có để đi trên con đường đức tin. Nhưng có thể đến một lúc nào đó trong đời của em, em sẽ mất đức tin tuổi thơ này. Trong những trường hợp này chúng ta phải làm gì?

Người cha/mẹ đỡ đầu hiểu ngay và trả lời:

– Phải thắp lại!

– Đúng vậy! Để giữ đức tin phải quen biết lui tới với các tín hữu có đức tin. Trong thế giới nguội lạnh vì mọi người dửng dưng với tôn giáo, thì rất khó để giữ ngọn lửa đức tin. Chúng ta cần lòng sốt mến của nhau để nâng đỡ nhau. Chính vì vậy mà chúng ta không được ở một mình trong góc. Ai cũng biết, người tín hữu kitô cô quạnh là người tín hữu kitô gặp nguy hiểm. Họ cần được bao bọc nhau để cùng đi trên con đường đức tin. Chính vì vậy không thể chọn Chúa Kitô mà không chọn Giáo hội, người tín hữu kitô sẽ không đứng vững!

Tôi ra dấu cho người đỡ đầu thắp ngọn nến.

– Anh chị em hiểu qua việc rửa tội này, đây không phải là giai đoạn đầu trong đời sống tôn giáo của em bé, nhưng đây cũng chính là một giai đoạn trong tiến trình đức tin của anh chị em: anh chị em đang ở đâu trên con đường của mình? Nếu ngọn lửa riêng của anh chị em chưa được thắp lên, thì không chừng việc rửa tội của em bé này chỉ là kỷ niệm của một màn chụp hình. Ngược lại, nhân dịp này nếu anh chị em thắp sáng lại đức tin của mình, và sống đức tin này cùng với các tín hữu trong Giáo hội, thì giai đoạn này sẽ là giai đoạn nền tảng cho đời sống thiêng liêng tương lai của em bé này.

Đa số mọi người đều nhẹ nhàng đồng ý nhưng không phải vì vậy mà sau đó chúng ta gặp họ ở nhà thờ. Một vài người trở lại nhà thờ và đây là niềm vui lớn được thấy ngọn lửa đã được thắp sáng lại.

Làm sống lại ngọn lửa của cộng đoàn chúng ta

Nếu cần phải làm sống lại ngọn lửa đức tin của mỗi người đã được rửa tội, thì cũng cần làm sống lại ngọn lửa đức tin của cộng đoàn trong thánh lễ chúa nhật. Đó là một vấn đề tế nhị mà tôi không nghĩ mình tìm ra được giải pháp. Nhưng cũng phải công nhận rằng đôi khi các thánh lễ của chúng ta giống như ngọn lửa không cháy. Than nồng còn đó nhưng bị vùi dưới làn tro trắng, màu xám tro hòa với màu tóc bạc trắng nổi bật trong cộng đoàn. Tôi không phán đoán sai chút nào, ngược lại là đàng khác, tôi thật lòng ngưỡng mộ các linh mục, các giáo dân vẫn duy trì các thánh lễ này dù ít có người kế tục. Và tôi cũng hiểu, các giám mục cố làm sao để quy tụ các giáo xứ, tìm lại một ngọn lửa nào đó.

Chúng ta thử so sánh giáo phận với cánh đồng đầy bụi rậm phải khai hoang. Người nông dân đốt lửa khắp cánh đồng. Dần dần ngọn lửa tắt vì không có chất dẫn lửa. Không có ngọn lửa, không có ánh sáng, không có sức nóng. Để dọn dẹp cánh đồng, người nông dân gom tất cả những gì có thể cháy để làm thành một ụ lửa ở trung tâm. Và ngọn lửa cháy lại, ánh sáng có lại, sức nóng có lại.

Cũng vậy với các giáo xứ chúng ta. Ngày xưa mỗi ngôi làng nhỏ đều có giáo xứ sinh động của mình, đôi khi có nhiều linh mục phục vụ một giáo xứ chỉ có vài trăm giáo dân. Đó là thời mà mỗi sáng chúa nhật, mọi người đều đi lễ và buổi chiều cả làng họp nhau lại để đọc kinh chiều. Đó là trước khi có “truyền hình đá banh”, có “sân vận động!” Ngày nay cũng những ngôi làng này, không còn các linh mục cư trú ở đó, tín hữu thì lớn tuổi và cũng còn ít giữ đạo. Để tìm lại một cộng đoàn sốt sắng, nhiệt thành thì phải họp nhau lại. Muốn được vậy phải đi hàng cây số, tình trạng này trở thành bình thường ở các vùng quê, và xảy ra cho tất cả những gì dính đến đời sống xã hội. Ngày xưa, cũng trong các làng này có trường học, có tiệm bánh, có văn phòng bưu điện, có bác sĩ, có tiệm tạp hoá, có cây xăng. Bây giờ tất cả những cơ sở này dời về một thành phố gần đó. Chúng ta lấy làm tiếc cho việc phải về thành phố, nhưng chúng ta bị kẹt trong đó và Giáo hội phải thích ứng theo. Không bỏ hoang vùng quê, nhưng tạo thuận lợi cho các giáo xứ trọng tâm để chúng ta có các buổi phụng vụ hợp với nhiều thế hệ hơn, các buổi lễ sưởi ấm các tâm hồn đã nguội lạnh và rọi sáng các con đường đời!

Ba hòn đá để nhóm lửa

Chúa Kitô giao phó cho các linh mục trọng trách duy trì ngọn lửa đức tin, nhất là trong các giáo xứ. Các linh mục giống như các hòn đá lớn người ta thường dùng để nhóm lửa. Một ngạn ngữ của người Mali nói: “Phải có ít nhất ba hòn đá mới chụm được lửa.” Ở các giáo xứ của những thành phố lớn, nơi các linh mục có thể cùng quy tụ lại, cầu nguyện chung với nhau, chia sẻ bữa ăn, giúp nhau trong nhiều công việc, và các buổi họp này rất sinh động. Để ngọn lửa được trở lại, vấn đề cô đơn của các linh mục cũng được đặt ra. Ngày nay nhiều linh mục không muốn nghe nói đến đời sống chung, lấy lý do những người này không phải là tu sĩ. Tôi rất thông cảm, không phải dễ để sống chung, nhất là với những người mà mình không chọn. Dù vậy, chính Chúa Giêsu cũng không bao giờ ở một mình, và Ngài không bao giờ gởi các tông đồ đi sứ vụ một mình. Và chúng ta cũng ghi nhận, nhiều chủng sinh trẻ ngày nay thích lối sống cộng đoàn như Cộng đoàn Emmanuel hay các linh mục của Cộng đoàn Thánh Martinô. Thêm một lần nữa, tôi không có giải pháp, nhưng riêng tôi, tôi tin chắc ba hòn đá cần thiết để nhóm một ngọn lửa.

Đúng, chúng ta phải đi ra khỏi cô lập, phải đi trên con đường của Giáo hội, của hiệp thông với nhau trong tình đoàn kết, thắp sáng lại ngọn lửa của chúng ta để thực hiện lời Chúa Giêsu: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong phải chi lửa ấy đã bùng lên!” (Lc 12,49).

Marta An Nguyễn dịch

Dụ ngôn ngọn lửa hay vì sao một tín hữu kitô không thể tin ở Chúa Giêsu mà lại loại bỏ Giáo hội?

 

Chặng đàng thánh giá trong túi Đức Phanxicô

Chặng đàng thánh giá trong túi Đức Phanxicô
fr.aleteia.org, Ban biên tập Aleteia, 2019-01-30
Trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư 30 tháng 1 tại Hội trường Phaolô VI , Đức Phanxicô cho biết tình yêu của mình với Chặng đàng thánh giá, ngài lấy Chặng đàng từ trong túi ra cho những người hiện diện xem.
Ngài cho biết “ngài rất thích đi đàng thánh giá”. Ngài nhắc lại các ngày JMJ ở Panama vừa qua và nhắc lại lần đi đàng thánh giá ngày 25 tháng 1, các bạn trẻ đã cầu nguyện cho những người bị đau khổ vì nhiều “hình thức của nạn nô lệ và nghèo khổ”.
Chúa gắn kết vào “con đường thánh giá của mỗi người”
Chiều thứ sáu 25-1, ở  Cinta Costera, đại lộ dọc bờ biển nối thành phố cổ Panama với các tòa nhà chọc trời, đàng thánh giá nhắc lại các trạng huống khó khăn của châu lục có quá nhiều vấn đề để lấp cho trọn mười bốn chặng đường thánh giá.
Mở đầu bài suy niệm, Đức Phanxicô có lời cầu nguyện dài và đẹp dâng lên Chúa “con đường của Chúa Giêsu trên đồi Calvê là con đường cô đơn và đau khổ nối dài cho đến con đường của chúng ta ngày nay”, “thập giá của Ngài nối kết với con đường thánh giá của từng người trẻ, từng trạng huống để biến đổi trạng huống này thành con đường sống lại”.
Buổi sáng thứ sáu, để nhấn mạnh sự gần gũi của mình với những người không tham dự được ngày JMJ, Đức Phanxicô đến trung tâm Pacora cử hành buổi phụng vụ thống hối với các trẻ vị thành niên phạm pháp. Qua đàng thánh giá, ngài nhắc lại, Chúa đã muốn biết bao được “ôm tất cả những ai thường bị cho là không xứng đáng để được ôm, được chúc phúc; hoặc còn nặng hơn, những người mà chúng ta không nhận ra là họ đang cần được ôm”.
Đức Phanxicô tóm tắt: “Chúa Giêsu tiếp tục đi, Ngài gánh trên vai tất cả các khuôn mặt này và đau khổ với họ, trong khi thế giới này dửng dưng, thoải mái thưởng thức bộ phim của chính sự phù phiếm của mình.” Ngài nêu lên: “Còn chúng ta, chúng ta làm gì cho Chúa? Chúng ta muốn mình là Giáo hội nâng đỡ và tháp tùng, một Giáo hội biết nói: ‘Tôi ở đây!” trong đời sống và trong các thập giá của rất nhiều tín hữu đi bên cạnh chúng ta.”
Chặng đàng thánh giá Đức Phanxicô luôn mang theo mình
Sau đó ngài lấy từ trong túi bên phải ra một hộp màu nâu hình chữ nhật, đó là “Đàng thánh giá” ngài luôn mang theo mình: “Tôi luôn mang theo mình hộp đàng thánh giá này, để lúc nào có thể thì tôi đi đàng thánh giá. Món quà này của một người truyền giáo ở Buenos Aires tặng tôi. Và khi tôi có thì giờ, tôi đi đàng thánh giá”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Năm chìa khóa giáo dục theo Thánh Gioan Bosco

Năm chìa khóa giáo dục theo Thánh Gioan Bosco
famillechretienne.fr, Marie-Christine Lafon, 2001-01-27
Thánh Gioan Bosco sinh năm1815 gần thành phố Turin. Mồ côi cha từ năm 2 tuổi, cha được người mẹ yêu thương nuôi dạy tận tình. Để có thể tiếp tục việc học, cha làm nhiều nghề nho nhỏ.
Khi làm linh mục, cha lên chương trình bảo trợ cho các thanh niên từ nông thôn ra tập việc, các thanh niên này vì không có việc nên lê la ngoài đường phố ở Turin. Sau đó, cha mở lưu xá và trường học, tại đây cha thâu nhận Dominique Savio, vị thánh tương lai.
Hội Salê được thành lập năm 1854 để tiếp tục các công việc này. Khi Thánh Gioan Bosco qua đời năm 1888, công việc của ngài đã lan rộng ra cả bên ngoài nước Ý.
Là nhà giáo ngoại hạng, Thánh Gioan Bosco đưa ra một phương pháp sư phạm vượt thời gian, cho đến bây giờ phương pháp này không đánh mất một nét nào của tính thời sự:
1. Một phương pháp sư phạm hội nhập tất cả chiều kích nhân tính: trí tuệ, kỹ thuật, thể thao, thể hiện biểu cảm, tình cảm, thiêng liêng. Thánh Gioan Bosco muốn đào tạo “người công dân tốt, người tín hữu tốt”.
2. Một phương pháp sư phạm của sự thành công: với lòng tin tưởng, nhấn mạnh đến các thành công và trong trường hợp thất bại, kích thích các khả năng để vượt lên. Mang lại lòng tin ở chính mình và ở người khác: “Không có yêu thương thì không có tin tưởng, không có tin tưởng thì không có giáo dục”.
3. Một phương pháp sư phạm của tình yêu: người thanh niên trẻ như thế nào, đón họ như thế đó, mong muốn họ được tăng trưởng bằng cách cho họ thấy mình được yêu thương. “Không những các bạn trẻ được yêu thương mà họ biết mình được yêu thương”.
4. Một phương pháp sư phạm qua trò chơi và niềm vui: Ngoài các lợi điểm khác nhau, trò chơi còn phát triển tính thực tế, tôn trọng luật chơi và có tinh thần xã hội. “Tự do nhảy, chạy và hét lên niềm vui của mình. Thể dục dụng cụ, âm nhạc, kịch nghệ, đi chơi tăng cường cho sức khỏe cả về mặt thể chất lẫn tinh thần.
5. Trước hết và trên hết là khoa sư phạm của ân sủng: qua ân sủng, hướng dẫn người trẻ sống theo ân sủng cho đến sự thánh thiện. Thành công giáo dục trước hết là hoa trái của tình yêu nhưng không của Chúa.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Ba lời khuyên của Thánh Gioan Bosco cho cha mẹ có con trai
7 lời khuyên để uốn nắn trẻ con từ thánh Gioan Bosco

Đức Phanxicô tiếp gia đình Linh mục Dall’Oglio

Đức Phanxicô tiếp gia đình Linh mục Dall’Oglio     

cath.ch, 2019-01-30

Ngày 30 tháng 1, 2019 ông Alessandro Gisotti, giám đốc lâm thời Văn phòng báo chí Tòa Thánh loan báo, Đức Phanxicô đã tiếp gia đình Linh mục Dòng Tên Paolo Dall’Oglio tại Nhà Thánh Marta, cha bị bắt cóc ở Syria tháng 7 năm 2013.

Ông Alessandro Gisotti cho biết buổi gặp diễn ra trong vòng thân tình đặc biệt. Bà mẹ và năm anh chị em của Linh mục có mặt trong buổi gặp của giây phút “tình cảm và gần gũi” này.

Linh mục Dall’Oglio sinh năm 1954 là nhà truyền giáo ở Raqqa, Syria, trong những năm 1980 cha đã thành lập tu viện Mar Musa. Ngài rất dấn thân trong các đối thoại liên tôn. Đầu tiên năm 2012 cha bị trục xuất ra khỏi nước Syria vì các chỉ trích của cha với chế độ, tháng 7 năm 2013 cha về lại Syria. Vài ngày sau khi trở về, cha bị bắt cóc. Từ đó bặt tin cha, theo nhiều nguồn tin cho biết thì cha đã bị giết.

Trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 27 tháng 7 năm 2015, Đức Phanxicô đã đưa ra “lời kêu gọi khẩn cấp phải trả tự do cho linh mục khả kính này. Ngài kêu gọi nhà cầm quyền địa phương và quốc tế can thiệp để người anh em của chúng ta có được tự do”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Các bài về Thánh Gioan Bosco

Các bài về Thánh Gioan Bosco

Là nhà giáo ngoại hạng, Thánh Gioan Bosco đưa ra một phương pháp sư phạm vượt thời gian, cho đến bây giờ phương pháp này không đánh mất một nét nào của tính thời sự.

Sáu trực giác của Thánh Gioan Bosco

Lời khuyên của Thánh Gioan Bốt-cô: nhà giáo sẽ thành công khi đưa ra một nền giáo dục toàn bộ, giảng dạy mở ra với người khác và với thế giới.

Mừng lễ Thánh Gioan Bosco

Khi còn trẻ Thánh Gioan Bốt-cô đã viết: “Tôi chỉ có một mong ước trong đời: Các em được hạnh phúc trong lúc sống và trong đời sống  vĩnh cửu”.

Năm chìa khóa giáo dục theo Thánh Gioan Bosco

Nhân ngày lễ kính Thánh Gioan Bosco 31 tháng 1, Linh mục Dòng Salê Jean-Marie Petitclerc giải thích tầm quan trọng của Thánh Gioan Bosco trong đường hướng linh đạo và mục vụ của Đức Phanxicô.

Tầm quan trọng của Thánh Gioan Bosco trong linh đạo và mục vụ của Đức Phanxicô

Đôi khi dịu dàng và mong manh, đôi khi nổi loạn và hung hăng, con trai là cả một thách thức cho các cha mẹ. Thánh Gioan Bosco, vị thánh người Ý, sáng lập Dòng Salê đưa ra ba chỉ dẫn để thực hiện nhiệm vụ nuôi dạy con trai, một nhiệm vụ rất tế nhị.

 Ba lời khuyên của Thánh Gioan Bosco cho cha mẹ có con trai

Bà Bérénice, mẹ của ba đứa con trai mà đứa út bà đặt tên Bosco, bà giải thích: “Đó là thánh của các người trẻ, vị thánh mà tôi muốn lấy gương của ngài để dạy các con tôi. Trong thời gian tôi còn ở Rôma, tôi xúc động nhiều bởi gương Thánh Gioan Bosco. Vì ngài biết giáo dục bằng sự dịu hiền, bằng trò chơi, bằng thể thao.”

Đặt tên Bosco cho con mình

Ba ngày sau đó, ông nghị sĩ đến gặp Thánh Bosco. Ông nói với Thánh Bosco: – Tôi đây này, Đức Mẹ Phù Hộ đã chữa lành cho tôi. Tôi đến để trả tháng nợ đầu tiên.”

 Thánh Bosco: “Đức Mẹ sẽ lo trả tất cả…”

Bảy lời khuyên của Thánh Gioan Bosco cho các cha mẹ mệt mỏi hay cho các cô thầy nản chí

Bảy lời khuyên nên đọc trước khi phạt trẻ con

Bảy lời khuyên của thánh Gioan Bosco để uốn nắn trẻ con

 Bảy lời khuyên để uốn nắn trẻ con từ thánh Gioan Bosco

 Thánh Gioan Bosco cho bạn những con số kỳ diệu để trúng vé số. Chắc chắn trúng. Bạn đừng chần chờ gì nữa mà không mua.

 Con số bí mật của thánh Gioan Bosco để trúng vé số

Nhưng cuộc triển lãm này không phải là lý do duy nhất của chuyến đi, một lý do khác nữa là kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Thánh Gioan Bosco, người tận hiến đời mình cho việc giáo dục các trẻ em kém may mắn và là người sáng lập Sòng Salêsiên.

Các thư của Thánh Gioan Bosco: Quà của Torino tặng Đức Phanxicô

Định mệnh đã không để Bosco một mình. Cuộc đời của Thánh Jean Bosco có thể tóm tắt trong câu:

Don Bosco: “Xin quý vị nhớ, quỷ sợ những người hạnh phúc!”

Cùng với Thánh Gioan Bosco, Torino kính phục “các thánh xã hội của mình”

Cùng với Thánh Gioan Bosco, Torino kính phục “các thánh xã hội của mình”

Các thầy dòng Don Bosco dùng rap để chia sẻ đức tin với người trẻ.

Bộ đôi thầy dòng Don Bosco loan Tin mừng bằng hiphop

Ngoài kiểm soát của tôi, xa kiểm soát của Ngài

Ngoài kiểm soát của tôi, xa kiểm soát của Ngài

Trích sách Chúa ở trọn tâm hồn, René-Luc, nxb. Presses de la renaissance

Mùa đông năm 1979, nhiều tháng sau vụ tự tử của Martial, chúng tôi cố gắng trở lại đời sống bình thường. Dĩ nhiên không phải dễ. Chúng tôi rời nhà ở khu tháp Magne. Mỗi ngày đi qua vết máu nhắc chúng tôi nhớ lại kỷ niệm dai dẳng này.

Mẹ tôi muốn cho thuê căn nhà này và chúng tôi đến ở trọ nhà cô bạn Hélène của bà, cô ở trong chung cư nhà cho thuê giá rẻ của nhà nước ở khu vực vùng cao thành phố Nîmes. Cũng như Babou, anh Cacou đi thực tập. Tôi ở nhà với mẹ và hai em gái. Hélène trẻ hơn mẹ tôi mười mấy tuổi nhưng hai người rất hợp nhau. Tôi, tôi biết cô Hélène từ lâu. Cô giống như chị họ của tôi. Trong giai đoạn khó khăn này, cô giúp gia đình tôi rất nhiều.

Chính cô đã dạy cho tôi lái xe khi tôi còn rất trẻ. Đó là lần đi chơi ở Camargue trên bãi Beauduc. Nếu cô biết chuyện này! Trong thời gian tôi trọ nhà cô, một trong các người hàng xóm đến nhờ cô một việc. Ông tên là Momo, ông đến hỏi xem cô Hélène có cho ông mượn xe để đi mua đồ đạc không. Cô bằng lòng.

– Lulu, con đi theo ông Momo để giúp ông một tay.

Chúng tôi đi đến tiệm. Chúng tôi chất đầy xe và khi đến nhà ông thì tôi phụ chất đồ xuống. Momo phải trả xe và ông không thích đi bộ về.

– Lulu, con biết lái xe không? Ông hỏi tôi ra vẻ đồng tình.

– Đương nhiên, con biết chứ! Tôi trả lời ông, với đứa bé mười ba tuổi, câu trả lời này thật ngớ ngẩn!

– Vậy thì chìa khóa đây, con lái xe về. Con chỉ cần nói với Hélène là tôi để xe ở đó và không có thì giờ lên cám ơn cô vì tôi bị trễ rồi. Được chứ?

– Ông nói được chuyện gì?

– Chuyện này giữa hai người mình với nhau!

– Dĩ nhiên là được, nhưng ông nghĩ gì? Con kể chuyện này trên báo sao?

Tôi lấy chìa khóa và chạy như bay xuống nhà. Tôi lên xe, mở công-tắc và chạy! Hà hà, bây giờ không ai canh tôi, tôi có thể phóng nhanh một chút. Đúng vậy, xe hơi ngon lành hơn xe mô-tô. Đến bùng binh thì hơi khó một chút, bánh xe rít lên. Mẹ kiếp! Tuy nhiên tôi không được để mọi người chú ý, thêm nữa là xế trưa có thể cảnh sát đang ngủ trưa. Vừa lái, tôi vừa nghĩ đến mồm miệng của “mấy ông cớm”, Martial gọi cảnh sát là ‘cớm’, từ vựng của ông vẫn còn trong đầu tôi, họ vừa đến chặn tôi:

– Xin trình bằng lái xe!

– Hen… Tôi không có.

– Vì sao?

– Tôi mới mười ba tuổi thưa ông!

– Ra khỏi xe ngay lập tức! Để tay lên mui xe, chân dang rộng ra và thế này, thế này…

Tôi bật cười! Nhưng không nên chọc phá quỷ nhiều quá, giữa hư cấu và chuyện thật, đôi khi chỉ cách nhau có một bước. Thế là tôi đi về.

Tôi đỗ chiếc xe Ferrari kiểu Renault 5 và tôi vào nhà, quá mệt mỏi.

– Đây Hélène, ông Momo nhờ con đưa chìa khóa cho cô.

– Mọi chuyện tốt đẹp chứ?

– Dạ, tốt đẹp, chẳng có gì.

Nếu tôi kiểm soát được chiếc xe của mình, nhưng mẹ tôi, bà không kiểm soát gì được tôi. Tôi đang ở tuổi vị thành niên dữ dội và giữa hai mẹ con không có một cái gì chạy. Đi học về là tôi gây mẹ tôi liền, như thử tôi đóng thế vai cho Martial. Hélène cố gắng làm cho tôi dịu xuống, nhưng không phải dễ. Tôi dị ứng với bất cứ lời nói nào của mẹ và nhất là mẹ đừng ra lệnh cho tôi.

Trong những ngày nghỉ tháng hai năm 1980, thừa cơ hội này, tôi tung hoành với đời sống riêng nho nhỏ của mình. Tôi muốn độc lập. Tôi đến nhà bạn, tôi không bao giờ nói tôi đi đâu, lúc nào về. Đôi khi tôi về trễ, đôi khi tôi không về. Tôi ngủ lang. Tôi lui tới một nhóm sinh viên lớn tuổi hơn tôi. Tôi không đụng đến ma túy vì tôi không bị thu hút bởi ma túy. Nhưng tôi hút thuốc lá để làm người lớn. Tôi có người bạn mà cha là nhà giáo, thỉnh thoảng ông đem về nhà các xe gắn máy ăn cắp bị tịch thu. Với thằng bạn này, chúng tôi thử ê-te, chúng tôi đem xe đi xa mấy trăm mét cho đến khi máy tắt để giải trí. Còn với mấy cô thì tôi đi xem phim và… đi chỗ khác. Buổi chiều khi về nhà, tôi không nói chuyện với mẹ tôi. Tôi biết chỉ cần nói vài câu là gây chuyện.

Và đó là chuyện đã xảy ra chiều hôm đó. Như vậy là đã hai đêm tôi không về nhà.

– Con lại ở đâu nữa? Mẹ lạnh lùng hỏi tôi.

– Không việc gì đến mẹ!

– Đó là việc của mẹ, mẹ là mẹ của con!

– Vậy mới là vấn đề.

– Con nói gì? Lặp lại nghe coi!

Bà tức lên. Tôi không muốn cãi. Tôi rút lui. Tôi đi ra, đóng sầm cửa lại, mẹ đi theo tôi. Tôi đã ở trước cửa thang máy.

– René-Luc, trở lại đây!

Tôi không thèm nghe. Thang máy đến. Tôi vào bên trong. Mẹ vào sau tôi.

– René-Luc, đi ra khỏi đây, về nhà ngay! Mẹ tôi nói mạnh.

Tôi quay lại mẹ tôi và một cơn giận dữ dội bùng lên. Tôi nắm cổ áo mẹ và dí bà thật mạnh vào thành thang máy. Tôi gần như nhấc bổng bà. Tia mắt của tôi đầy hận thù. Nghiến răng lại tôi nói với bà như một tay bốc-xơ:

– Mẹ, mẹ để yên cho con, mẹ nghe không?

Mẹ tôi rụng rời. Trong ánh mắt của bà, tôi đọc được sự sợ hãi. Bà không nói được chữ nào. Tôi buông bà ra. Vừa tựa vào thành thang máy, bà vừa đi ra. Bà vừa đi vừa nhìn tôi, như thử bà sợ bị phản bội. Cánh cửa đóng lại.

Tôi không cảm thấy hãnh diện cũng không thấy xấu hổ. Tim tôi đập mạnh và thắt lại, tôi có cảm tưởng như mình kiểm soát được tình huống. Không ai nói cho tôi biết tôi phải làm gì.

Đó là lần đầu tiên tôi mạnh tay với mẹ. Và đó cũng là lần cuối cùng. Tôi không kiểm soát được tôi. Tôi ở ngoài Chúa. Và chính Chúa là người mà bây giờ tôi muốn nói với Ngài.

Marta An Nguyễn dịch

Bài mới nhất