Quang tuyến mật nghị: A.I. phân tích vị trí của các hồng y
Trước ngày mật nghị bầu tân giáo hoàng, “Quang tuyến A.I., Conclavoscope”, một công cụ dựa trên AI được ra mắt để hiểu rõ hơn các xu hướng trong Hồng y đoàn và các thế lực đang tác động.
famillechretienne.fr, Louis de la Houplière, 2025-04-30
Ảnh ALESSIA GIULIANI / Báo chí Công giáo
AI giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các hồng y tham gia mật nghị và vị trí của từng thành viên trong giáo triều.
Các quan sát viên Vatican không đợi đến tang lễ của Giáo hoàng mới nghĩ đến ai là người có thể kế nhiệm ngài. Mỗi quan sát viên đều có dự đoán riêng của mình. Liệu Giáo hoàng tiếp theo có đi theo bước chân của Giáo hoàng Phanxicô không? Liệu mật nghị có tiến hành tốt không? Có thận trọng không? Mật nghị cuối cùng có 115 hồng y cử tri. Mười năm sau, có thêm 25 hồng y nữa. 108 hồng y được Đức Phanxicô bổ nhiệm. Có thể nói Giáo triều đã được cải tổ đáng kể. Để hiểu rõ hơn về các nhóm đang hoạt động, ông Nicolas Torcheboeuf, người khởi xướng CatéGPT (một AI chỉ xử lý giáo lý của Giáo hội), đã ra mắt “Conclavoscope”, công cụ cung cấp cái nhìn tổng quan về các xu hướng tư tưởng và mục vụ có thể ảnh hưởng đến mật nghị tiếp theo.
Ông Nicolas Torcheboeuf nói đùa: “Trước hết tôi muốn vui vẻ, quý vị xem đây là một cái gì vui vẻ.” Nhận xét ban đầu của ông rất đơn giản: “Các hồng y đến từ khắp nơi trên thế giới. Mọi người đều tự hỏi ai có thể là ứng viên sáng giá cho ngai Thánh Phêrô. Nhưng rất khó để thấy rõ các phe phái khác nhau trong số các hồng y. Và quý vị sẽ không thấy nhiều thông tin về các hồng y không được yêu thích.”
Đã quen làm việc với trí tuệ nhân tạo, ông thiết kế một công cụ liệt kê tất cả các thành viên cử tri đoàn và các hồng y có khả năng làm giáo hoàng ‘papabile‘, để hiểu rõ hơn khuynh hướng của họ, dựa trên sáu tiêu chuẩn: học thuyết đạo đức (25 điểm), phụng vụ và truyền thống (20 điểm), cam kết chính trị xã hội (15 điểm), quan hệ với Giáo hoàng Phanxicô (20 điểm), đối thoại liên tôn (10 điểm), giao tiếp và phong cách mục vụ (10 điểm). Tùy thuộc vào vị trí của mình với từng tiêu chuẩn này, mỗi hồng y được xếp hạng trên “thang ý thức hệ” (100 điểm). Khi hồng y nào gần đến 100 điểm, hồng y đó bị cho là bảo thủ. Do đó, từ 0 đến 20 điểm, hồng y được cho “rất tiến bộ”. Từ 46 đến 55 điểm, được phân loại “ôn hòa”, cân bằng giữa truyền thống và cải cách. Từ 81 đến 100 điểm, bị cho là “rất bảo thủ, bảo vệ nghiêm ngặt học thuyết truyền thống ở mọi cấp độ”.
Một cái nhìn tổng quan tốt
Người khởi xướng công cụ mời chúng ta lùi lại một bước ra khỏi dữ liệu này: “Nó chỉ đưa ra cái nhìn tổng quan tốt.”
AI dựa trên các tài liệu đáng kể. Nhưng nó cũng dựa trên tất cả các bình luận được đưa ra xung quanh mật nghị. Sau đó, thật khó để phân biệt lúa mì với trấu. Tuy nhiên, mỗi hồ sơ được phân tích rất kỹ, từ vị trí tư tưởng đến ảnh hưởng của nó trong Hội đồng hồng y. Ví dụ với Hồng y Robert Sarah, một nhân vật được người công giáo bảo thủ ưa chuộng, có số điểm cuối cùng là 88 trên 100, hồng y bị xếp vào nhóm những người bảo thủ nhất trong Giáo triều. Sau một tiểu sử ngắn, cơ hội được bầu làm giáo hoàng tương lai sẽ được phân tích. Trong số các điểm mạnh, công cụ này đặc biệt nhấn mạnh đến nhân vật có “tinh thần được kính trọng vì sự gắn bó với truyền thống và là biểu tượng của tính phổ quát, vì cuộc bầu cử sẽ đánh dấu một bước ngoặt lịch sử với tư cách là giáo hoàng châu Phi đầu tiên sau nhiều thế kỷ.” Tuy nhiên vị trí vững chắc và tuổi cao của Hồng y sẽ làm giảm cơ hội được bầu của ngài.
Còn hồ sơ của Hồng y Aveline, người vừa được bầu làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp (CEF) và thường được cho là “phù hợp với di sản của Đức Phanxicô”, ngài chỉ được 36/100 điểm, điều này làm ngài trở thành người “ôn hòa-tiến bộ”. Trong một thời gian, ngài là một trong những ứng viên được yêu thích nhất để kế nhiệm Đức Phanxicô vì ngài “gần gũi” sâu sắc Đức Phanxicô và có kinh nghiệm trong đối thoại tôn giáo, khả năng nói tiếng Ý của ngài kém và ngài ít nổi tiếng trên trường quốc tế. Ông Torcheboeuf hài lòng với công cụ phân tích này: “Nhìn chung, kết quả khá phù hợp với những gì mà các nhà quan sát hiểu biết nhất đã ghi nhận.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Ba chuyện làm người công giáo yêu mến Đức Lêô XIV
Tổng thống Volodymyr Zelensky nói chuyện với Đức Lêô
Đức Lêô XIV: tông du, thả các nhà báo… Một giáo hoàng thoải mái trước giới truyền thông
Huy hiệu và khẩu hiệu của Đức Lêô XIV
Ngài có một tinh thần hòa dịu tuyệt vời ở mật nghị
Chúng tôi đã gặp anh của Giáo hoàng Lêô XVI tại Rôma
Ông John Prevost: “Tôi bị choáng khi nghe tin em tôi được bầu làm Giáo hoàng”
Đức Lêô XIV cho biết ngài chọn danh hiệu này vì cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo
Lựa chọn giữa Hồng y Parolin và Hồng y Prevost trong mật nghị