Ông John Prevost: “Tôi bị choáng khi nghe tin em tôi được bầu làm Giáo hoàng”
lapresse.ca, Robert Chiarito và Mitch Smith The New York Times, 2025-05-11
Tại nhà riêng ở vùng ngoại ô Chicago, ông John Prevost cho biết Giáo hoàng Lêô, em của ông là “người bình thường”, ngài không ngại nói lên suy nghĩ của mình.
Ônh biết em mình có cơ hội được bầu làm Giáo hoàng. Ông cho biết: “Thứ Bảy tuần trước, khi tôi đang ở nhà thờ, một linh mục đến gặp tôi và cho biết tỷ lệ cược là 18 ăn 1 ở Las Vegas. Tôi không nghi ngờ gì cả. Tôi tin chắc đó là em tôi.”
Nhưng ngài đã nhún vai khi anh của ngài điện thoại cho ngài từ Illinois. Ông Prevost, 71 tuổi, đã nghỉ hưu sau khi làm giáo sư và hiệu trưởng trường học, ông cho biết “em của ông nói: không đời nào có chuyện này”.
Dĩ nhiên chuyện này đã xảy ra: Hồng y Prevost là Giáo hoàng người Mỹ đầu tiên. Các bạn bè và gia đình ông ở Illinois, nơi Giáo hoàng Lêô lớn lên, bỗng nhiên mọi chuyện thành khác biệt.
Trong một phỏng vấn lâu chiều thứ năm tại nhà riêng của ông ở New Lenox, một thị trấn yên tĩnh có 27.000 người dân, cách trung tâm thành phố Chicago khoảng 15 dặm về phía tây nam, ông John Prevost suy nghĩ nhiều về sự thăng tiến của em mình, các giá trị của Tân Giáo hoàng và nguồn gốc Hoa Kỳ của ngài.
Ông gọi em của ông với tên thân mật là Rob, ông cho biết: “Rob có mong muốn sâu đậm được giúp đỡ những người bị áp bức và yếu thế, những người bị bỏ rơi.” Ông nghĩ em của ông sẽ tiếp tục di sản của Giáo hoàng Phanxicô tiền nhiệm.
Đức Lêô XIV đến thăm nhà thờ Đức Mẹ Chỉ Bảo Đàng Lành ở ngoại ô Rôma ngày thứ bảy 10 tháng 5-2025. Hình ảnh Francesco Sforza, Vatican, ReutersHình ảnh Jamie Kelter Davis, New York Times
Ông cho biết: “Cách tốt nhất tôi có thể mô tả là em tôi sẽ đi theo bước chân của Đức Phanxicô. Họ là những người bạn rất tốt với nhau, em tôi đã biết Đức Phanxicô trước khi là Giáo hoàng.”
John Prevost, anh của Giáo hoàng Lêô
Ông Prevost cho biết ông thường nói chuyện điện thoại với em của ông mỗi buổi tối, nhưng đã không nói chuyện từ khi mật nghị bắt đầu. Ông cho biết Giáo hoàng Lêô là người “bình thường giản dị, không ăn uống cầu kỳ”. Tháng 8 năm ngoái, em trai tôi đã ở vài tuần với tôi ở New Lenox.
Giáo hội, Trường học và Sứ mệnh
Hai anh em lớn lên ở Dolton, Illinois, gần Chicago, đi học, đi lễ ở giáo xứ Đức Mẹ Mông triệu ở Phía Nam Chicago. Thân phụ là ông Louis Prevost, hiệu trưởng trường học, mẹ là bà Mildred Prevost, làm việc ở thư viện và hoạt động tích cực trong giáo xứ. Ngoài John và Robert, gia đình còn một người con trai khác sống ở Florida.
Ngôi nhà thời thơ ấu của gia đình Prevost ở Chicago, được chụp vào thứ sáu tuần trước. Ảnh Jamie Kelter Davis, lưu khố của báo New York Times
Robert rời Illinois để đi học trung học ở Michigan, học đại học ở Pennsylvania, nhưng sau đó ngài về lại quê nhà để theo học cao hơn và giữ nhiều chức vụ khác nhau trong dòng Augustinô của ngài. Ngài cũng dành phần lớn sự nghiệp của ngài ở Peru.
Ông John Prevost mô tả em mình là người “trung dung”
Ông John cho biết: “Tôi không nghĩ em tôi sẽ cực đoan theo cách này hay cách khác. Em tôi sẽ không im lặng lâu nếu em tôi có điều gì muốn nói. Tôi biết em tôi không hài lòng với tình hình nhập cư. Tôi tin chắc điều này. tôi không biết em tôi sẽ đi xa đến đâu, nhưng em tôi sẽ không đứng yên. Tôi không nghĩ em tôi sẽ giữ im lặng.”
Em của ông có bày tỏ mong muốn làm Giáo hoàng không?
Ông Prevost trả lời: “Thực ra thì không. Nhưng theo thời gian khi em tôi thăng tiến trong Giáo hội, quan điểm của em tôi về vấn đề này bắt đầu thay đổi. Em tôi hoàn toàn không nghĩ đến chuyện làm Giáo hoàng, tôi nói ”nhưng nếu Chúa muốn thì chúng ta sẽ lo liệu.’”
Ngày thứ năm 8 tháng 5 trôi qua trong sương mù. Điện thoại reo liên tục trong suốt buổi phỏng vấn và rất nhiều xe đưa tin xếp hàng dài trên phố. Ông Prevost cho biết: “Tôi hiểu mọi người quan tâm vì đây là lần đầu tiên có Giáo hoàng người Mỹ. Cha mẹ tôi đã mất cách đây nhiều năm. Cha mẹ tôi sẽ vô cùng sung sướng với tin này. Tôi không thể tưởng tượng được cha mẹ tôi sẽ nghĩ gì. Tôi hy vọng có thể đi Rôma để gặp em tôi, tôi sẽ hỏi “em tôi làm gì để thư giãn và em có thực sự tự do không?”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Đức Lêô XIV cho biết ngài chọn danh hiệu này vì cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo
Lựa chọn giữa Hồng y Parolin và Hồng y Prevost trong mật nghị
Quang tuyến mật nghị: A.I. phân tích vị trí của các hồng y
Ba chuyện làm người công giáo yêu mến Đức Lêô XIV
Tổng thống Volodymyr Zelensky nói chuyện với Đức Lêô
Đức Lêô XIV: tông du, thả các nhà báo… Một giáo hoàng thoải mái trước giới truyền thông
Huy hiệu và khẩu hiệu của Đức Lêô XIV