Sáng tạo lại guồng máy quản trị của giáo hoàng  

149

Sáng tạo lại guồng máy quản trị của giáo hoàng

Nhân các bổ nhiệm ở ngoại vi và vùng nam bán cầu, nhắc lại các câu hỏi về guồng máy cai trị, v.v.: nhà biên tập và tiểu luận người Ý Massimo Franco giải thích cách thức mà cơ quan có trách nhiệm bầu chọn các giáo hoàng đã phát triển dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô.

lavie.fr, Marie-Lucile Kubacki, 2022-08-24

Các bổ nhiệm của Đức Phanxicô tại Vatican ngày 8 tháng 3 năm 2020 trung vào các vùng ngoại vi và Nam bán cầu, Châu Mỹ La-tinh và Châu Á. © MARIA GRAZIA PICCIARELLA / ROPI-REA

Massimo Franco, người phụ trách chuyên mục cho nhật báo Ý Corriere della Sera, là tác giả bài tiểu luận, Il Monastero, Đan viện (Solferino, 2022, tiếng Ý) muốn nói đến đan viện Mẹ Giáo hội, nơi Đức Bênêđíctô XVI đã sống sau khi từ nhiệm.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI nhưng rộng hơn là giữa “Đan viện Mẹ Giáo hội” và “Nhà Thánh Marta” nơi Đức Phanxicô sống. Ông phát triển luận điểm rằng cai trị phải là một trong những vấn đề chính của mật nghị tiếp theo, dựa trên những giới hạn của guồng máy quản trị của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô.

Làm thế nào để Đức Phanxicô đổi mới hồng y đoàn, những người sẽ bầu chọn giáo hoàng tiếp theo? Chúng ta thấy nổi bật chân dung các mục tử, nhà truyền giáo, nhưng rất khó để phân định các đường hướng mạnh mẽ.

Massimo Franco: Theo tôi, xu hướng chính trong tất cả các bổ nhiệm là rút  phương Tây ra khỏi trọng tâm, tập trung vào các vùng ngoại vi và Nam bán cầu, Châu Mỹ La-tinh và châu Á, không chỉ chọn các hồng y ở các quốc gia phía Nam có sự hiện diện mạnh mẽ của kitô giáo mà còn ở những nơi mà sự hiện diện của tín hữu rất yếu.

Từ nhiệm: các chuyên gia soạn thảo các dự luật về quy chế cho giáo hoàng nghỉ hưu

Xu hướng khác là không bổ nhiệm các tổng giám mục sẽ giữ ghế hồng y như giáo phận Paris hoặc Milan, làm hồng y. Các hồng y sẽ được bổ nhiệm rất đa dạng và không biết nhau, có nguy cơ bị các đại cử tri tạo ảnh hưởng trong mật nghị tiếp theo.

Các tân hồng y làm cho mật nghị dễ khập khiễng… và khó khăn hơn

Việc bổ nhiệm chuyển về Nam bán cầu có làm cho khả năng bầu giáo hoàng người châu Âu giảm đi không?

Theo tôi thì ngược lại. Khi muốn bổ nhiệm các tân hồng y Nam bán cầu, Đức Phanxicô đã có xu hướng quay lưng lại với Bắc bán cầu, với phương Bắc, phương Tây, có nghĩa là với Hoa Kỳ, nhưng cũng với Âu châu nơi mà ngài tỏ ra rất phê phán, tạo ấn tượng nuôi dưỡng một giả định chống phương Tây, mà cao điểm là trong cách ngài nói “Âu châu như bà già không có khả năng sinh sản”.

Vì thế động lực thúc đẩy hướng về Nam bán cầu và các vùng ngoại vi sẽ không nhất thiết đưa đến việc bầu chọn một giáo hoàng từ miền Nam tại mật nghị tiếp theo. Tôi còn nghĩ có nhiều khả năng quay theo hướng ủng hộ châu Âu nhiều hơn.

Trong quyển sách của ông, ông viết một phần mật nghị tiếp theo là trong các câu hỏi về quản trị: tại sao?

Vì mô hình quản trị của Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô đã cho thấy không phù hợp, điều này có nghĩa là phải sáng tạo lại nó. Một trong những vấn đề sẽ là vị trí của Quốc vụ khanh, mà vai trò của Đức Phanxicô đã suy yếu đáng kể trong tổ chức mới của Giáo triều.

Trách nhiệm của cách tiếp cận này cũng cho thấy ở Đức Bênêđíctô XVI, ngài đã giữ bên cạnh ngài, bất chấp tất cả, một nhân vật thối tha như cựu Quốc vụ khanh Tarcisio Bertone. Hồng y Bertone đã cư xử như một phó-giáo hoang và đã gây tổn hại rất lớn cho Đức Bênêđíctô XVI.

Kết thúc lập trình các giáo hoàng danh dự?

Tuy nhiên, xu hướng cân bằng của Đức Phanxicô với Phủ Quốc vụ khanh chắc chắn đã đi quá xa và câu hỏi về việc trả lại cho ngài một vị trí trọng tâm nhất định sẽ được đặt ra.

Theo ông, các mô hình quản trị đã suýt thất bại như thế nào?

Việc Đức Bênêđíctô XVI thất bại trong việc điều hành đã để lại quyền lực cho Giáo triều, thể hiện ở chỗ ngày càng mất khả năng điều hành và thấy rõ trong những vụ bê bối đã đầu độc hồi cuối triều giáo hoàng của ngài. Còn Đức Phanxicô thì đặt một giáo triều song song, gồm những người thân cận và bạn bè, những người mà chức vụ của họ dường như dẫm chân lên các cơ cấu truyền thống hơn là bao gồm vào và giúp đỡ họ.

Những lời chỉ trích lặp đi lặp lại của ngài với Giáo triều la-mã và Vatican (Victor Manuel Fernandez, một trong những nhà thần học người Argentina thân cận nhất của ngài, đã đi xa đến mức cho rằng không phải lúc nào giáo hoàng cũng sống ở Rôma…), cùng với một chủ nghĩa độc tài nào đó trong cách quản trị làm dấy lên căng thẳng, thất vọng và bực tức trong nội bộ.

Sự thất bại của mô hình này là sự thất bại của một thể chế mà quyền lực và sự công nhận tùy thuộc vào sự gần gũi với giáo hoàng, đó là điều không thể tưởng tượng được trong thế giới đương đại. Thật vậy, điều này để lại quá nhiều chỗ cho ngẫu nhiên và thiếu minh bạch trong việc đưa ra quyết định. Như gần đây, khi chúng ta biết được từ chính hồng y Angelo Becciu tuyên bố, rằng giáo hoàng điện thoại cho hồng y để thông báo ý định phục hồi chức vụ cho hồng y mà trước đó giáo hoàng đã truất quyền trước khi xét xử. Đó là những cách rất bối rối để điều hành.

Sự cùng tồn tại của Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI có làm nổi bật sự phân cực trong Giáo hội công giáo không?

Không, tôi không nghĩ vậy. Về cơ bản, khi được bầu chọn, Đức Phanxicô hy vọng Đức Bênêđíctô XVI giúp ngài vượt qua sự chia rẽ giữa những người bảo thủ và những người tiến bộ đã đánh dấu triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI và tạo ra một sự thống nhất mới. Chúng ta thường chỉ trích giáo hoàng danh dự “phủ bóng” nhưng chúng ta đừng quên, ngay từ đầu triều, chính Đức Phanxicô đã xin Đức Bênêđíctô XVI giúp khi ngài gởi bản thảo cuộc phỏng vấn đầu tiên với tạp chí Văn minh Công giáo Civilta Cattolica!

Cho đến khi nào Đức Phanxicô còn có những tiêu đề lớn trên các báo và khơi dậy nhiệt tình của đám đông bằng ít cử chỉ nhất, ít tuyên bố nhất của ngài, và những cải cách được công bố tạo được mong chờ và quan tâm, thì “Đan viện” (Đan viện Mẹ Giáo hội nơi Đức Bênêđíctô XVI ở) và Đức Bênêđíctô XVI được xem là cộng tác viên trong các cuộc cải cách đang diễn ra mà không sợ hãi.

Ngay từ khi những cải cách này thành hình và những khó khăn bắt đầu với Đức Phanxicô, mỗi lời nói ra từ Đan viện dường như mang một ý nghĩa khác, tạo căng thẳng giữa các vòng quyền lực bao quanh hai giáo hoàng. Bây giờ, chắc chắn Giáo hội đang phân cực hơn bao giờ nhưng sẽ quá dễ dàng để quy trách nhiệm vào chính sự tồn tại chung này.

Họ có phải là nạn nhân của những người xung quanh?

Tôi nghĩ thực sự là như vậy, dù tôi không muốn điều đó xảy ra như một bằng chứng ngoại phạm miễn trách nhiệm cho họ. Trên thực tế, họ là nạn nhân của những lựa chọn mà họ đã thực hiện. Một mặt, vì khi từ nhiệm Đức Bênêđíctô XVI đưa ra lý do sức khỏe để biện minh cho quyết định của mình. Tuy nhiên, thực tế là 10 năm sau ngài vẫn còn đó, nên có xu hướng làm dấy lên những nghi ngờ về nguyên nhân từ nhiệm của ngài.

Còn Đức Phanxicô, càng ngày ngài càng bị đổ lỗi cho một số điều. Cách ngài đối với giáo lý (dù trên cơ sở giáo lý, ngài không khác quá nhiều so với Đức Bênêđíctô XVI), với việc nhấn mạnh vào mục vụ hơn là giáo lý, làm cho một số lớn người công giáo bối rối. Phương thức quản trị của ngài, được đề cập ở trên, ngày càng cho thấy những giới hạn của nó.

Và sau đó, cách tiếp cận với phương Tây này, vốn cảm thấy bị đánh giá sai, gây ra tức giận và duy trì sự chia rẽ. Tất cả những chuyện này làm bùng quả bóng lên.

Kể từ khi có cuộc tranh cãi nổ ra do việc xuất bản quyển sách của hồng y Sarah, Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi, với sự đóng góp của giáo hoàng danh dự, sự im lặng dường như ngự trị tại Đan viện. Liệu đây có phải là sự kết thúc của những căng thẳng dấy lên bởi sự tồn tại chung chưa từng có của hai người mặc áo trắng trong các bức tường của Vatican không?

Câu chuyện hiểu lầm về quyển sách “Từ sâu thẳm tâm hồn chúng tôi”

Tôi nghĩ rằng sự im lặng này trước hết phụ thuộc vào thực tế thể lý. Trong những tháng gần đây, Đức Bênêđíctô XVI gặp khó khăn khi nói. Ngoài ra, ngài đòi hỏi không nên làm như vậy một lần nữa, để không gây ấn tượng về sự khác biệt quan điểm giữa đương kim giáo hoàng và ngài, như mỗi lần ngài bày tỏ, một hành động trong bối cảnh căng thẳng, như cuộc chiến ở Ukraine, và căng thẳng giữa Đức Phanxicô và thế giới chính thống giáo.

Thực tế lời nói của ngài có tiếng vang còn đáng kể hơn vì nó rất hiếm, ngược với lời của Đức Phanxicô, được hệ thống truyền thông loan truyền mạnh mẽ, vì thế sự can thiệp của ngài có xu hướng mất tác động, khi ngài liên tục lên tiếng trong một loạt các cuộc phỏng vấn. Loại phản chiếu này cũng là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng tồn tại chung trở nên khó khăn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Nếu từ nhiệm, Đức Phanxicô sẽ từ chối danh hiệu “giáo hoàng danh dự”