Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: Người công giáo-Syriac 6-7

277
Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: Người công giáo-Syriac 6-7
cath.ch, Pascal Maguesyan, 2021-03-03
Cộng đoàn công giáo-syriac họp ở nhà thờ Mar Touma, thành phố Mosul nhân lễ Thánh Tông đồ tháng 7 năm 2019 © Pascal Maguesyan
Giáo hội công giáo-syriac được sinh ra từ cuộc ly giáo của Giáo hội chính thống-syriac. Sau nhiều cố gắng thiết lập và hợp nhất với Rôma vào đầu thế kỷ 15, năm 1662, giáo chủ công giáo-syriac đầu tiên, Thượng phụ Ignace André Akhijan được công nhận, trước đó Thượng phụ đã được tòa Thượng hội đồng chính thống  Antioch bầu làm Thượng phụ.
Năm 1702 Tòa Thượng phụ công giáo-syriac đã bị bãi bỏ nhưng cuối cùng năm 1783 được tái lập với sự bầu chọn Giám mục chính thống giáo của Aleppo Mar Ignatius Michael III Jarweh lên ngôi Thượng phụ công giáo-syriac.
Như thế hai thế kỷ sau khi Giáo hội Can-đê được thành lập, Giáo hội công giáo-syriac đã củng cố ảnh hưởng công giáo với hai nhánh lớn của kitô giáo Lưỡng Hà. Sự thay đổi này đánh dấu cao điểm qua nhiều thế kỷ hoạt động ngoại giao, chính trị và tôn giáo của Tòa thánh và các chế độ quân chủ công giáo châu Âu, cũng như sự táo bạo của các nhà truyền giáo công giáo ở vùng Lưỡng Hà.
Trụ sở tòa Thượng phụ của người công giáo-syriac được thành lập ở Mardin, Aleppo, Mosul và cuối cùng là ở Beirut, nơi vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay. Nếu người công giáo Syriac có khoảng 150.000 người trên thế giới, thì “thủ đô” của họ nằm ở Iraq, Bakhdida (Qaraqosh), ở đồng bằng Ninivê có gần 50.000 người vào năm 2014 (trước Daesh), nhưng năm 2021 chỉ còn khoảng 25.000.
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Yaziđi 1-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Iraq: người Assyria 3-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Do thái 2-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Iraq: người Can-đê 4-7
Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: Syriac-Chính thống giáo 5-7