Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Do thái 2-7

81

Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Do thái 2-7

cath.ch, Pascal Maguesyan, 2021-02-27

Sherzad Mamsani, trên ngọn đồi phía trên ngôi mộ của tiên tri Nahoum ở Alqosh, tháng 7 năm 2017 | © Pascal Maguesyan.

Dù ngày nay chỉ còn một số ít người do thái ở Irak, nhưng di sản của họ ở đây rất đáng kể và đáng được tìm hiểu. Vì thế, việc bảo tồn lăng mộ của tiên tri Na-khum ở Alqosh không phải chỉ là một nháy mắt của lịch sử. Đó là bằng chứng không chối cãi về sự bám rễ của bản sắc do thái ở trung tâm vùng Lưỡng Hà cổ đại.

Kinh thánh tiếng Hê-bơ-rơ thường xuyên nói với chúng ta về vùng Lưỡng Hà, đất nước nằm giữa hai dòng sông, đất nước của Địa đàng, của Hồng thủy, của Tháp Babel, của việc người Hê-bơ-rơ bị trục xuất đến đồng bằng Ninivê, sau đó đến thành phố Ba-by-lôn. Thời kỳ bị giam cầm này  là nguồn gốc của các tiên tri Đa-ni-en, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en, Tô-bi-a và ông Giôna mà Kinh Thánh nói ông phải mất ba ngày mới đến được vùng Ninivê.

Trong Kinh Thánh, tiên tri Na-khum là người thứ bảy trong số mười hai nhà tiên tri nhỏ. Ông sống vào thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên. Sách vở lưu truyền cho rằng ông có nguồn gốc từ thành phố Elqosh ở Galilê, nhưng các nhà cổ học Assyria thiên về khuynh hướng nói ông ở Alqosh vùng Lưỡng hà. Ông chỉ xuất hiện trong quyển sách về những lời tiên tri của mình, nhưng tầm ảnh hưởng của sách tiên tri Na-khum là rất lớn.

Các tác phẩm của tiên tri ghi dấu ấn sâu đậm nơi các dân tộc Lưỡng Hà vì một số lý do. Trước tiên, chính Chúa là Đấng thể hiện qua nhà tiên tri. Sau đó, câu chuyện kể về sự hủy diệt sắp tới của thành Ninivê, thủ đô của Assyria, thành phố vĩ đại và vương quốc vĩ đại nhất thế giới vào thời điểm đó.

Thêm một lần nữa, sự hỗn loạn lại xảy ra ở thành phố Mosul, Đồng bằng Ninivê và toàn bộ vùng Lưỡng Hà lặp lại lời tiên tri ngày xưa. Tàn tích của thành phố Mosul vẫn còn sót lại và dấu vết của ký ức do thái vẫn còn đến ngày nay.

Marta An Nguyễn dịch

Bài đọc thêm: Mở một tương lai cho các nạn nhân người yaziđi của ISIS ở Irak

Các cộng đồng tôn giáo ở Irak: người Yaziđi 1-7

Các cộng đồng tôn giáo ở Iraq: người Assyria 3-7

Các cộng đồng tôn giáo ở Iraq: người Can-đê 4-7