Juan Vicente Boo: Đức Phanxicô là giáo hoàng bị quấy rầy nhiều nhất trong hai thế kỷ qua

125

Juan Vicente Boo: “Đức Phanxicô là giáo hoàng bị quấy rầy nhiều nhất trong hai thế kỷ qua”

Juan Vicente Boo, cựu phóng viên ABC cho biết trong những nơi ông làm việc, Vatican là nơi khó làm việc nhất

abc.es. Javier MartinezBrocal, 20220810

Có hai người mà với họ Vatican không có một bí mật nào: Đức Phanxicô và nhà báo Juan Vicente Boo. Nhà báo người Galicia đã đưa tin khi chiến tranh lạnh kết thúc tại trụ sở NATO ở Brussels, sau đó ông đến Mỹ, nơi ông là một trong những phóng viên cá cược đầu tiên vào một Bill Clinton vô danh. Ông đã đến Washington thanh bình để đưa tin về cuộc đảo chính ở Haiti. Cuối những năm 1990, ông làm phóng sự ở Trung Quốc cho đến khi bị phát hiện và phải rời đi. Tuy nhiên, sau 23 năm làm việc ở Rôma, ông nói việc đưa tin ở Vatican là khó khăn nhất trong các nơi làm việc trước đây của ông.

Ông đến Rôma như thế nào?

Juan Vicente Boo: Tôi đến Rôma năm 1998. Một số người nghĩ đó là “đoạn cuối của Đức GioanPhaolô II sắp xảy ra”, nhưng đoạn này đã tiếp tục đến năm 2005. Tôi đã sống thời bầu chọn Đức Bênêđíctô XVI và sau đó là thời bầu chọn Đức Phanxicô cho đến tháng 1 vừa qua.

Theo ông, nơi nào là nơi rắc rối nhất?

Hiểu Âu châu, NATO, Liên Hiệp Quốc hay Mỹ dễ hơn nhiều so với hiểu Vatican, vì Vatican đòi hỏi một tầm nhìn sâu rộng hơn.

Vatican hoạt động như thế nào?

Ở Vatican có nhiều người nghĩ rằng họ cai quản vì họ tham gia vào các cuộc họp và chuẩn bị tài liệu. Nhưng nói chung họ cai quản trong các vấn đề thứ yếu. Vai trò cơ bản là của vai trò của giáo hoàng, vì ngài giải quyết các khía cạnh thiết yếu của Vatican, đó là vai trò thiêng liêng, và đôi khi là chính trị, như quan hệ giữa các quốc gia.

Vậy thì tốt hơn là không nên có Vatican?

Vatican hữu ích ở mức độ Vatican giúp cho giáo hoàng. Qua nhiều năm, Vatican đã bị nhiễm hoa văn của các triều đình Âu châu, các hạt ngọc văn hóa. Ở một số khía cạnh, đó là triều đình cuối cùng của Âu châu, đôi khi khó để bỏ cách thức hoạt động của nó, có khi trong thế giới hữu hình, có khi về mặt tâm lý. Trong những trường hợp này, Vatican đã trở thành gánh nặng, đôi khi nó ngăn để không nhìn thấy giáo hoàng.

Việc cải tổ Giáo triều Đức Phanxicô đã làm bao gồm những gì?

Cải cách vĩ đại ngài làm là văn hóa. Trong chín năm, ngài đã thực hiện ba lần thanh tẩy vĩ đại, ‘ba chữ C’ (carriérisme, cléricalisme và corruption) đã đập vào mắt tôi khi tôi đến Rôma: chủ nghĩa thăng tiến nghề nghiệp, chủ nghĩa giáo quyền và tham nhũng. Ngài cải cách bằng gương cá nhân của ngài, ngài ưu tiên cho truyền giáo và giao trách nhiệm cho giáo dân.

Cuộc gặp đầu tiên của ông với Đức Phanxicô như thế nào?

Khi tôi ở trên máy bay trong chuyến tông du ra nước ngoài đầu tiên của ngài ở Rio de Janeiro. Tôi nói với ngài tôi là phóng viên hãng tin ABC, ngài nói, “Ồ đây là tờ báo tôi đọc.” Tôi hiểu ngài muốn nói nhiều hơn đến thời gian trước và khi ngài đến Tây Ban Nha…

Ở gần, ngài như thế nào?

Năm 2018, chúng tôi đưa tin về chuyến đi Chilê của ngài, một chuyến đi phức tạp, đầy những tranh cãi. Xa nhà hàng ngàn cây số, tôi nhận tin mẹ tôi đột ngột qua đời. Khi các đồng nghiệp của tôi cho ngài biết tin, ngài gọi tôi trên máy bay để cám ơn tôi về công việc của tôi trong lúc khó khăn này.

Ngài có rất khác với Đức Bênêđíctô XVI và Đức GioanPhaolô II không?

Về con người, họ là ba giáo hoàng rất khác nhau. Nhưng họ giống nhau ở niềm khao khát phục vụ to lớn, ngay cả trong những tình huống sức khỏe bấp bênh.

Một lần tôi xin hồng y hồng y Tây Ban Nha Julián Herranz định nghĩa Đức Phanxicô cho tôi bằng bốn từ, ngài nói ngài chỉ có ba: “Yêu” – John Vincent Boo, cựu phóng viên ABC tại Vatican

Đức Bênêđíctô XVI sẽ được tưởng nhớ như thế nào?

Một lần tôi cũng xin hồng y Herranz định nghĩa Đức Bênêđíctô trong vài chữ. Ngài nói bốn chữ là đủ: “Tiến sĩ Giáo hội.” Nhiều năm sau, tôi xin hồng y định nghĩa Đức Phanxicô cho tôi bằng bốn từ, ngài nói ngài chỉ có ba: “Yêu.”

Đức Phanxicô có bị nhiều người chống đối không?

Trong hai thế kỷ qua, ngài là giáo hoàng bị quấy rối nhiều nhất. Các cuộc tấn công xảy ra thông qua trung gian các công ty mỏ than lớn, quỹ đầu cơ, ngành công nghiệp vũ khí, các siêu triệu phú bảo thủ người Mỹ cực đoan và một số chính trị gia đảng Cộng hòa Hoa Kỳ.

Giáo hoàng không nói đích danh nguyên thủ Quốc gia có hành vi thái quá, nhưng họ đã làm những việc quá rõ ràng để người ta biết đó là Maduro, Ortega hay Putin.  John Vincent Boo  Cựu phóng viên ABC tại Vatican

 

Nhiều người cáo buộc ngài không rõ ràng chống lại Putin.

Các giáo hoàng phải suy nghĩ rất nhiều về những gì họ sẽ nói và những gì họ sẽ không nói, để có được những tác động tích cực và giảm thiểu những điều tiêu cực. Thông thường các giáo hoàng không nói đích danh nguyên thủ Quốc gia có hành vi thái quá, nhưng họ đã làm những việc quá rõ ràng để người ta biết đó là Nicolás Maduro, Daniel Ortega hay Vladimir Poutin.

Có những người phàn nàn tình hình ở Venezuela hay Cuba đã không bị tố cáo nhiều hơn.

Họ cũng nổi giận khi Đức Gioan-Phaolô II đến Cuba và không lay động Fidel Castro. Các giáo hoàng không làm các nguyên thủ quốc gia xấu hổ trước công chúng, dù chỉ nói ẩn ý.

Đức Thánh Cha Phanxicô nghĩ gì về nghề báo?

Có lần tôi hỏi ngài nên phát huy kỹ năng nào để hành nghề tốt. Ngài đề nghị với tôi hai điểm: “Đừng đánh mất chi tiết, và nói một cách khách quan những gì xảy ra.” Không phải chỉ những gì mình thích.

Tại sao ABC là tờ báo duy nhất không phải của Ý có phóng viên thường trú tại Vatican?

Đó là đặc biệt của hãng tin ABC. Thông điệp của các giáo hoàng là tích cực và cần thiết. Nếu chúng ta biết nhìn nhận thông điệp này cách tổng thể thì nó sẽ cải thiện xã hội. Trên thực tế, nên có thông tín viên thường trực vì nhiều độc giả quan tâm đến những gì giáo hoàng nói. Họ quan tâm nhiều đến những gì ngài nói hơn là các chính trị gia nói, đặc biệt khi ngài nói đến các cuộc chiến và trận chiến các đảng phái.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Cám ơn Đức Phanxicô