Đức Phanxicô hôn tay bà Alma Desjarlais, Frog Lake First Nation, một cựu học sinh của các trường nội trú
Ảnh: Nathan Denette / AP
Trên Facebook của Tiến sĩ Stephane Joulain, https://www.facebook.com/joulainstephane, 2022-07-31
Tôi ngày càng lo lắng hơn về sự thiên lệch này của xã hội hậu hiện đại và đặc biệt của một số trí thức nào đó trong việc họ không thể chào đón một tiến bộ, một quá trình đã đi. Việc không có khả năng cám ơn điều tốt sẽ ngăn khả năng phát triển trong tinh thần đồng cảm cần thiết để sống chung. Một người càng nhốt mình trong tiêu cực, sức khỏe tinh thần của họ càng bị ảnh hưởng. Một người càng chỉ trích thì sẽ không bao giờ thấy mặt tích cực, càng giam mình trong bóng tối tâm hồn, đôi khi để tránh nhìn vào vực thẳm của chính mình.
Chuyến đi Canada để hành hương sám hối của Đức Phanxicô đã tạo nhiều phản ứng. Nhiều người bày tỏ lòng biết ơn và điều này giúp họ tiến nhiều như thế nào trong quá trình chữa lành vết thương quá khứ. Về việc này, Đức Phanxicô đã có những từ ngài nói lên với sức lôi cuốn cá nhân đặc biệt của ngài, những từ khiêm tốn, sự thật, xấu hổ, hối hận, tha thứ, hòa giải, nhưng cũng có những từ lên án không khoan nhượng với những tội ác trong quá khứ. Những từ mạnh mẽ: tội ác, diệt chủng… Phải cần trọn tất cả khiêm tốn, chuyến đi thật dài xa, sự sáng suốt trước đại diện các dân tộc bản địa mới có thể nói lên những từ này. Ngài, người đến từ Argentina, mang trên vai sức nặng của một tỷ rưỡi người công giáo, gánh thêm sức nặng của một lịch sử đau thương.
Tiếp theo Đức Bênêđíctô XVI, ngài tiếp tục công việc của sự thật và thanh tẩy, điều mà không một tổ chức nào khác thuộc tầm cỡ này thực hiện được.
Người, đã 85 tuổi, với tình trạng sức khỏe mong manh, đã liều để có thể bị yếu thêm, đi gặp những người sống sót trong một hệ thống do chính phủ đưa ra để hủy tâm hồn các dân tộc bản địa.
Giáo hội công giáo cũng như Giáo hội tin lành tham dự vào công việc này, giáo hoàng công nhận sự việc và xin tha thứ. Tuy nhiên, chúng ta không nên quên trách nhiệm đầu tiên của vụ “diệt chủng” này là của chính phủ Canada mà chủ quyền tối thượng là Nữ hoàng Anh. Giáo hội với tư cách là cơ quan trung gian dĩ nhiên cũng có trách nhiệm quan trọng không thể tránh được, nhưng trách nhiệm thế vị vẫn là trách nhiệm của các chính phủ phân biệt chủng tộc và diệt chủng. Các tội phạm xảy ra trong các trường nội trú là từ năm 1831 (ngày thành lập Viện Mohawk) đến năm 1996 (ngày đóng cửa), do đó cũng là trách nhiệm của người dân Canada và chính phủ Canada.
Nhiều người muốn che giấu thực tế đáng buồn này, cho rằng chính quyền Canada đã nhận tội của mình và một trang sử đã được sang trang. Dù vậy, tình trạng của người bản địa Canada không phải là tình trạng lý tưởng. Những người này phải đối diện với nhiều vấn đề xã hội. Họ vẫn còn là nạn nhân của những tội ác ngày nay, như sự biến mất của phụ nữ, cũng như nạn phân biệt chủng tộc, phân biệt đối xử hàng ngày. v.v. Đây cũng là lỗi của giáo hoàng sao? Ai phạm những tội này ngày hôm nay ở đất nước Canada đã thế tục hóa phần lớn? Viết lại lịch sử có đủ để thay đổi không? Tôi không nghĩ vậy.
Giáo hoàng, trong tư cách là mục tử, người có tâm hồn thiết thân với số phận của anh chị em mình, ngài cũng nói đến những vấn đề liên quan đến thời hậu hiện đại như “văn hóa hủy bỏ”, loại văn hóa ảo tưởng cho rằng chúng ta có thể viết lại lịch sử thay vì đảm nhận nó và rút kinh nghiệm từ đó. Nhưng ngài muốn mời gọi các người trẻ Innu sống hy vọng mà đức tin có thể mang lại. Không hy vọng thì không gì có thể làm được! Chúng ta có thể đổ lỗi cho ngài vì chuyện này không? Và đã có một số người đổ lỗi, như thể ngài không có quyền là người mang lại và là chứng nhân cho một ánh sáng, một hy vọng.
Đức Phanxicô đã chấp nhận rủi ro, cho cá nhân mình, cho Giáo hội, vì dường như điều quan trọng nhất với ngài là đến với mọi người, đàn ông, đàn bà, đến với đứa trẻ bị tổn thương vì chính sách đồng hóa, và nhiều tội ác đã nhân danh chính sách này để làm. Đức Phanxicô, trung thành với đặc sủng của mình, ngài đến với người bị tổn thương vì sự sống để mang lại một lời nói đơn giản và chân thật.
Tại sao chúng ta không đón nhận điều này, và cùng nhau tìm kiếm những gì còn lại để sống? Và sau đó, Giáo hội công giáo Canada sẽ thực hiện. Một số vẫn còn tức giận, con đường xoa dịu còn chậm. Những ai làm việc bên các nạn nhân đều biết điều này, phải đi từng bước đau khổ và tìm cách nâng đỡ sức kháng cự bền va nơi mỗi người. Công việc tháp tùng và chữa lành sẽ phải được thực hiện tại chỗ theo thời gian và qua các công việc cụ thể.
Việc thực hiện lòng biết ơn hàng ngày có lợi cho sự phát triển tâm lý và tinh hần. Vì vậy, hôm nay, tôi muốn cám ơn lòng dũng cảm, khiêm tốn của Đức Phanxicô và trên hết tôi cám ơn thông điệp hy vọng mà ngài đã can đảm truyền đi.
Theo tôi, một câu chuyện minh triết nhỏ của dân tộc bản địa Cheerokee tóm tắt được tất cả chuyện này:
“Một buổi tối, một cụ già người anh-điêng Cherokee kể cho cháu trai mình câu chuyện về cuộc chiến nội tâm có trong tâm hồn con người, ông nói với cháu:
Con à, có một trận chiến giữa hai con chó sói trong tâm hồn của tất cả chúng ta.
Một là cái Ác: Đó là giận dữ, đố kỵ, ghen ghét, buồn bã, hối hận, tham lam, kiêu ngạo, xấu hổ, từ chối, tự ti, nói dối, dối trá, kiêu hãnh, tự cho mình ở trên cao và cái tôi.
Cái còn lại là cái Tốt: Đó là niềm vui, hòa bình, tình yêu, hy vọng, thanh thản, khiêm tốn, nhân từ, nhân từ, đồng cảm, rộng lượng, chân lý, từ bi và đức tin.
Người cháu nghĩ về câu chuyện này một lúc và hỏi ông nội:
Con chó sói nào sẽ thắng hả ông?
Cụ Cherokee đơn giản trả lời: Con nào con cho nó cho ăn.”
Xin chúc quý vị ngày chúa nhật tốt lành!
Stéphane Joulain, Hiệp hội các nhà truyền giáo châu Phi
Linh mục Stéphane Joulain, Tiến sĩ, nhà tâm lý trị liệu chuyên về bảo vệ và điều trị cho trẻ em bị lạm dụng tình dục. Trợ giảng tại Đại học St. Paul ở Ottawa, Canada. Linh mục làm việc tại Rôma với tư cách là điều phối viên về sự liêm chính trong chức thánh cho Hiệp hội các nhà truyền giáo châu Phi (Giáo phụ Dòng trắng).
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Suy niệm về lời xin lỗi của Đức Phanxicô