Các mối quan hệ thiện cảm của hoàng tộc Nhật với đạo công giáo

244

Các mối quan hệ thiện cảm của hoàng tộc Nhật với đạo công giáo

la-croix.com, Nicolas Senèze, Tokyo, 2019-11-24

Đức Phanxicô gặp tân Hoàng đế Naruhito, ngày thứ hai 25 tháng 11-2019.

Ngày thứ hai 25 tháng 11, Đức Phanxicô gặp tân Hoàng đế Naruhito. Cương vị hàng đầu của Đức vua trong Thần đạo không ngăn gia đình hoàng gia duy trì quan hệ chặt chẽ với đạo công giáo.

Vào đầu năm 1933, Linh mục người Rumani Vladimir Ghika chuẩn bị cho một cuộc gặp chưa từng có. Sĩ quan Shinjiro Yamamoto sẽ giúp cha gặp Hoàng đế Nhật Hirohito. Tình bạn giữa linh mục và sĩ quan công giáo này được hình thành tại Rôma, khi cả hai làm việc để thuyết phục Vatican quan tâm đến hoàn cảnh của người công giáo Bỉ dưới ách của người Đức.

Hoàng đế hoàn toàn tin tưởng vào sĩ quan Yamamoto, người đã dạy Đức vua tiếng Pháp và đã giúp ông gặp Đức Bênêđictô XV ông còn là Thái tử. Với linh mục Ghika, giao tiếp nhanh chóng bước qua giai đoạn thân tình cá nhân, thậm chí Đức vua Hirohito còn tâm sự về mối lo không có con trai thừa kế. Khi đó linh mục Ghika đề nghị Đức vua cầu nguyện với mình và linh mục ban phép lành, và Đức vua chấp nhận. Phép lạ của người sẽ chết tử đạo trong nhà tù Rumani năm 1954 và được phong chân phước năm 2013 đây chăng? Chín tháng sau, một đứa con trai chào đời: hoàng đế tương lai Akihito đã thoái vị vào đầu năm nay.

Tình bạn với tu sĩ Dòng Tên Giuseppe Pittau

Năm 1942, Vua Hirohito thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Nhật và Tòa thánh. Việc mở tài liệu lưu trữ sắp tới của giáo hoàng Piô XII có lẽ sẽ cho biết liệu nhà vua có mở các cuộc đàm phán kín đáo với lực lượng Đồng minh đứng trước bế tắc mà nhà vua phải kết thúc chủ nghĩa quân đội.

Nếu ngày nay Đức vua không còn được xem như một vị thần, người Nhật xem Đức vua của họ là “hoàng đế của trời” và là “hậu duệ trực tiếp của nữ thần mặt trời”, nhưng Đức vua vẫn còn giữ tình cảm sâu đậm với đạo công giáo.

Dưới thời vua Hirohito, linh mục Dòng Tên người Ý Giuseppe Pittau đi truyền giáo trong vòng ba mươi năm ở Nhật trước khi được gọi về Rôma để làm viện trưởng Viện Gregoria, sau đó làm thư ký Ủy ban giáo dục công giáo, trong thời gian ở Nhật linh mục thường được mời vào hoàng cung để thảo luận với nhà vua, thậm chí linh mục Pittau còn nhận Huân chương Hoa Cúc, một huân chương cao quý nhất của nước Nhật rất hiếm khi trao cho người nước ngoài.

Người công giáo trong gia đình hoàng gia

Một vài người trong gia đình hoàng gia theo đạo công giáo, đó là công chúa Nobuko de Mikasa, vợ của người an hem họ của vua Akihito.

Cựu hoàng hậu Michiko, vợ của nhà vua Akihito xuất thân từ gia đình công giáo, khi còn nhỏ học trường Thánh Tâm do các nữ tu phụ trách, giới quý tộc Tokyo thường gởi con đi học ở trường trung học và đại học công giáo. Chỉ có điều bà  chưa bao giờ rửa tội nên mới được kết hôn với nhà vua vì Hoàng hậu phải tuân giữ nhiều nghi thức Thần đạo bên cạnh chồng.

Còn Hoàng hậu Masako hiện tại thì học với các nữ tu Thánh Maur, một trường Pháp do Linh mục Nicolas Barré thành lập. Trong những năm này, cả hai đều giữ rất nhiều bạn công giáo, họ thường xuyên đến cung điện thăm. 

Sự từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI và sự thoái vị của Nhà vua Akihito

“Gia đình hoàng gia phải theo Thần đạo vì nhà vua là người có thẩm quyền cao nhất”, một chuyên gia về sự thoái vị của vua Akihito giải thích, một chuyện không xa lạ gì với việc từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI.

Đúng vậy, sau quyết định từ nhiệm của Đức Bênêđictô XVI mà nhà vua Akihito nghĩ đến việc thoái vị của mình. Như thể một người đã ảnh hưởng đến người khác trong quyết định chưa từng có cho mỗi trong hai vị đứng đầu triều với quyền thiêng liêng của mình trên hành tinh.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Đức Phanxicô ở Nhật, một chuyến thăm lịch sử và chiến lược

Đức Giáo hoàng đến thăm Nhật Bản, một đất nước không để kitô giáo nhập vào

Giáo hội Nhật Bản: Lời của hồng y Hollerich, cựu nhà truyền giáo ở Nhật

 

Tân Hoàng đế Nhật Naruhito ngày 10 tháng 11 năm 2019 tại Tokyo. TRIBALLEAU / AFP