Đức Phanxicô đến châu Á, một chuyến đi cá nhân và chiến lược
la-croix.com, Nicolas Senèze, 2019-11-19
Đây là chuyến đi vừa cá nhân vừa chiến lược của Đức Phanxicô đến Thái Lan và Nhật Bản, chuyến đi thứ tư đến Viễn Đông, sau chuyến đi Nam Hàn năm 2014, Sri Lanka và Phi Luật Tân năm 2015, Miến Điện và Băng-la-đét năm 2017.
Trước hết là chuyến đi cá nhân vì đây là giấc mơ tuổi trẻ của Jorge Mario Bergoglio, khi còn là tu sĩ Dòng Tên trẻ, ngài đã mong đi truyền giáo ở Nhật, nhưng vì sức khỏe không cho phép nên các bề trên từ chối. Sau này khi làm giám tỉnh Dòng Tên, ngài đã gởi nhiều chủng sinh đến Nhật, và giám tỉnh Dòng Tên Nhật bây giờ là Linh mục Renzo De Luca làm thông dịch cho ngài ở Nhật.
Theo bước chân của Linh mục Pedro Arrupe
Tại châu Á , Đức Phanxicô đi theo bước chân của linh mục Pedro Arrupe (1907-1991), Linh mục Bề trên Tổng quyền đã tác động mạnh trên Đức Phanxicô và bây giờ ngài vẫn còn nhắc, cách đây mấy ngày, ngài tuyên bố ơn gọi truyền giáo trong xã hội đã ăn sâu “trong kinh nghiệm tiếp xúc với đau đớn của nhân loại” của các nạn nhân vụ dội bom ở Nagasaki mà linh mục ở đó năm 1945.
Năm 1981, sau khi từ Bangkok về, Linh mục Arrupe bị tai biến mạch máu não nên buộc lòng Đức Gioan-Phaolô II để ngài rời chức vụ ở Dòng Tên. Ngày hôm trước, Linh mục Arrupe đã nói chuyện với các tu sĩ Dòng Tên Thái Lan, ngài xin nhà Dòng dấn thân giúp cho người tị nạn, một vấn đề mà các đồng hữu của ngài cho là quá mạo hiểm.
0,4% người công giáo ở Nhật
Nhưng chương trình không dành thì giờ để Đức Phanxicô đi thăm các trại tị nạn, nhiều người Thái Lan lấy làm tiếc, vì người công giáo rất tích cực trong các lãnh vực xã hội, giáo dục nhưng quá rụt rè trước chính quyền để có thể làm chứng và quá dè dặt để nghe tiếng nói của những người bị loại trừ, đặc biệt các người thiểu số mà họ tích cực lo.
Ở Nhật cũng vậy, Đức Phanxicô sẽ gặp một Giáo hội mà chỗ đứng của họ trong xã hội thông qua các tổ chức giáo dục uy tín không tương xứng với 0,4% người công giáo ở Nhật.
Liên kết xã hội và truyền giáo ở Nhật
Nhưng một số người công giáo, thường là người di dân thường quá kín đáo khi làm chứng cho Giáo hội, sợ tạo các hình thức chống đối Giáo hội trong xã hội có nguy cơ gây sốc cho đa số người Nhật. Hội Con đường Tân tòng rất phổ biến của Ủy ban Truyền giáo được các giám mục yêu cầu rời cơ sở của mình ra khỏi nước.
Ngược lại, một số khác lại chỉ trích các giám mục quá dấn thân vào các chủ đề quá chính trị (như chống năng lượng hạt nhân, sửa đổi hiến pháp hòa bình). Bài diễn văn của Đức Giáo hoàng sáng thứ hai 25 tháng 11 trước các nạn nhân ba vụ tai ương năm 2011 (động đất, sóng thần và trung tâm hạt nhân Fukushima) sẽ được sự quan tâm đặc biệt, cũng như ngài sẽ lên án hình phạt tử hình được đa số người dân Nhật đồng tình.
Trong một xã hội bị đe dọa bởi sự tan rã các mối dây liên kết xã hội truyền thống, lời của Đức Giáo hoàng ở trường Đại học Sophia cũng sẽ được lắng nghe. Nhưng bài diễn văn về vũ khí nguyên tử sẽ được xem xét kỹ. Ngày chúa nhật 24 tháng 11, Đức Phanxicô có bài diễn văn về vũ khí nguyên tử ở Nagasaki trước khi đến Hiroshima để gặp gỡ các tôn giáo khác để cổ động cho hòa bình.
Tháng 9 vừa qua tại Liên Hiệp Quốc, hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin đã lên tiếng: “Đức Giáo hoàng sẽ đưa ra một lời kêu gọi mạnh nhất có thể về Hiệp ước cấm vũ khí nguyên tử”.
Năm 2017, chữ ký và phê chuẩn của Tòa Thánh đã gây lo ngại nơi các nguyên thủ phương Tây, đặc biệt là ở Paris và London, nơi họ bảo vệ một sự giải trừ vũ khí dần dần trong Hiệp ước Không phổ biến vũ khí.
Kể từ đó, các quốc gia sở hữu vũ khí nguyên tử đã tạo một áp lực dữ dội với Vatican, với chuyến thăm của nhiều quan chức để cố gắng đổi hướng quan điểm của ngài. Lời của ngài vào ngày chúa nhật 24-11 tại Nagasaki sẽ cho biết lời của họ có được lắng nghe hay không.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Đức Phanxicô ở Nhật, một chuyến thăm lịch sử và chiến lược
Đức Phanxicô tại Trung tâm Bom nguyên tử ngày 24 tháng 11-2019
Đức Phanxicô đến đồi Nishizaka để vinh danh các thánh tử đạo trong đó có Chủng sinh Paul Miki Dòng Tên Nhật và 25 đồng hữu tử đạo ngày 5 tháng 2 năm 1597. Ngài kêu gọi mọi người có “niềm vui trong sứ mạng.”
“Tôi đến đây như người hành hương hòa bình, thương xót cho tất cả các người đã chết và bị thương trong ngày khủng khiếp này của lịch sử nhân loại trên quả đất này. Tôi cầu nguyện xin Chúa là Chúa của sự sống hoán cải các tâm hồn về với hòa bình, hòa giải và tình anh em.” Đức Phanxicô tại Hiroshima 24 tháng 11-2019