Martin Steffens: “Nạn khiêu dâm là hình ảnh sai lệch về một ước muốn thực sự”

310

Martin Steffens: “Nạn khiêu dâm là hình ảnh sai lệch về một ước muốn thực sự”

fr.aleteia.org, Mathilde de Robien, 2018-10-05

Giáo sư triết học Martin Steffens, 41 tuổi, lúc nào cha gia đình của bốn đứa con, vừa xuất bản quyển sách “Tình yêu đích thực, ở ngưỡng của người kia” (“L’amour vrai, au seuil de l’autre” nxb. Salvator), một khảo luận về tình yêu nhưng đồng thời nêu lên mặt tiêu cực của nạn khiêu dâm. Bằng cách mổ xẻ hai khái niệm , hai khái niệm chống lại nhau, đôi khi tác giả còn so sánh chúng, tách cái thật ra khỏi cái giả, không phải trong tiến trình đạo đức, mà trong việc đi tìm sự thật. Ông định nghĩa tình yêu là ơn gọi của mọi con người để tự trao tặng mình.

Aleteia: Trong quyển sách của ông, ông cho rằng nạn khiêu dâm có chứa một số sự thật. Ông lấy ví dụ của vỉ chuột có miếng phô mai “thực” để thu hút loài gặm nhấm. Xin ông cho biết đâu là phần sự thật này?

Martin Steffens: Giống như cái bẫy chuột, sản phẩm khiêu dâm chứa đựng một cái gì đó là thật, là đẹp, là mạnh mẽ để thu hút chúng ta. Phần sự thật này là ước muốn mà Thượng Đế đặt để trong lòng mỗi người, là tình yêu điên rồ mà mọi người được gọi. Nội dung khiêu dâm thu hút chúng ta và bẫy chúng ta với loại biếm họa về tình yêu, mà ước muốn tăng lên khi nhìn thấy. Nội dung khiêu dâm chỉ hoạt động vì nó phàm hóa một cái gì thiêng liêng. Nó nhại tình yêu, bắt chước khát vọng cho vô tận của con người. Nếu nó không làm vang lên một ý muốn tận sâu thẳm trong lòng con người thì nhìn một người đàn ông người đàn bà giao cấu cũng như xem bộ phim tài liệu động vật! Nhưng đây không phải là trường hợp này, nó có một sức hấp dẫn, một ngây ngất, một tác hại phá hủy bởi vì nó là hình ảnh giả của một ham muốn thực: mong muốn sống với cơ thể của mình như món quà tặng trọn vẹn. 

Ông nhấn mạnh đến sự cần thiết phải bảo vệ trẻ em khỏi nội dung khiêu dâm. Nhưng đồng thời, ông cũng viết rất đúng: “Khi một đứa trẻ cảm thấy người lớn muốn bảo vệ mình khỏi chuyện xấu, thì nó bắt đầu cảm thấy chuyện xấu này tồn tại. Như thế sự vô tội của nó đã bị biến mất. Vậy làm thế nào để bảo vệ tính ngây thơ này?

Chúng ta có ít lời để bảo vệ trẻ em. Chuyện xấu này tồn tại. Nhốt trẻ em dưới cái chuông thủy tinh không phải là một giải pháp. Như thế là muốn nói chuyện xấu ở khắp mọi nơi, do đó làm hại cho sự ngây thơ của trẻ em. Bằng lời nói, bằng các chữ, cần thiết là có một cái nhìn lại về thế giới này và hiểu những gì đang sống ở đây là khó khăn. 

Một khi đã nhìn thấy sản phẩm khiêu dâm thì khó mà xóa hình ảnh này trong trí tưởng tượng. Ông viết: “Không thể làm yếu đi tưởng tượng.” Tuy nhiên liệu có thể chữa lành những gì mình đã thấy?

Khi tính ngây thơ đã bị mất thì không thể tìm lại được. Mặt khác, chúng ta có thể đi xa hơn. Chắc chắn tính ngây thơ ở đằng sau lưng chúng ta, nhưng trước mặt chúng ta là công việc của chữa lành. Thủ thuật của sự thiện chống sự ác là làm quá lên sự ác. Con đường chữa bệnh này đòi hỏi chúng ta khởi đi tìm kiếm những gì đích thực là của mình, tình yêu thực sự có nghĩa gì. Trong cuốn sách này, tôi nói chuyện với các đứa con trai trẻ để nói với chúng: “Đúng, con xấu hổ, nhưng con nên tự hào về ước muốn to lớn này, một ước muốn mà con không biết cách nuôi dưỡng nó!”, để làm cho chúng hé thấy tình yêu đích thực ở ngưỡng của người kia. 

“Ở ngưỡng của người kia” là chữ ông đặt tựa đề của tác phẩm để định nghĩa tình yêu đích thực. Chính xác nó có nghĩa là gì?

Ngừng lại ở ngưỡng của người kia là lưu ý đến ham muốn to lớn của chúng ta, đến nhu cầu yêu to lớn của chúng ta – vì chúng ta được tạo ra cho tình yêu và bởi tình yêu – và phải biết cách chờ đợi. Vì sự thỏa mãn mong muốn của chúng ta không phụ thuộc vào chúng ta. Ngưỡng của người kia là sự kiên nhẫn để xưng ra ước muốn của mình và đồng thời đồng ý rằng thời điểm thỏa mãn không phải là thời điểm của chúng ta. Như trong lời cầu nguyện: chúng ta đến với những lời xin và nài nỉ của chúng ta, và đồng thời, chúng ta bỏ đi sức mạnh để thỏa mãn chúng.

Cầu nguyện, là chờ đợi trên ngưỡng của người mình yêu và điều mình mong muốn. Đó là sở hữu món này, nhưng món này bị truất quyền sở hữu: vì muốn sở hữu chúng tốt hơn nên mình từ chối không độc quyền chiếm giữ nó, không nuốt chửng chúng, cũng không đồng hóa với chúng. Đó là sở hữu, không phải để lấy nó, nhưng để nhận nó. Chúng ta tìm thấy thái độ này trong tình yêu chúng ta có với con cái mình: đó là yêu thương mà không chiếm hữu. Cũng như với vẻ đẹp, vẻ đẹp không mất cũng không bị nuốt. Nét đẹp được nhận, không chiếm hữu, cả với điều kiện truất hữu của chúng ta. Tình yêu đích thực là tình yêu theo nghĩa mạnh mẽ. Tình yêu cho một cách tuyệt đối, nhận một cách tuyệt đối. Tình yêu như món quà không quay về. Chính tình yêu này làm cho chúng ta phải chờ đợi, trên ngưỡng của người kia.

Marta An Nguyễn dịch

“Tình yêu đích thực, ở ngưỡng của người kia” (“L’amour vrai, au seuil de l’autre”, Martin Steffens, Salvador).

Xin đọc: Bảy lý do bạn phải vứt sản phẩm khiêu dâm vào thùng rác