Từ địa ngục của nhóm Hồi giáo ISIS băng qua Vatican… đến Giải Nobel
fr.aleteia.org, Paul de Dinechin, 2018-10-06
Nạn nhân của những chuyện khủng khiếp nhất của nhóm Hồi giáo ISIS, ngày thứ sáu 5 tháng 10 vừa qua, cô Nadia Murad đã nhận Giải Nobel Hòa Bình 2018. Năm ngoái cô đã gặp Đức Phanxicô trong một buổi tiếp kiến chung.
Ngày 3 tháng 5 năm 2017, vừa từ Ai Cập về, trong một buổi tiếp kiến chung ở quảng trường Thánh Phêrô, Đức Phanxicô tóm tắt vài hàng về chuyến đi của mình. Ngày hôm đó, ngài nhắc đến máu của các kitô hữu và các vị tử đạo vừa làm cho Giáo hội Cốp ở Ai Cập bị nhuốm máu.
Nhưng không biết ngài có biết, ở dưới bậc thềm của Đền thờ Thánh Phêrô, một cô tử đạo nhưng không phải người công giáo đang chăm chú nghe ngài không? Đó là cô Nadia Mourad Basee Taha, người Yêziđi mới ngoài hai mươi, cô là nạn nhân của các vụ hung bạo của hồi giáo. Vào cuối buổi tiếp kiến, cô đến gần người mặc áo trắng để chào và nói với ngài vài lời.
Không biết ngài có biết, như một vài người tiên đoán, cô cũng đã cảm nhận mình sẽ nhận giải Nobel Hòa bình không? Khi cuối cùng cô đứng trước mặt nhà lãnh đạo tối cao công giáo, một trung gian đã giới thiệu cô: “Trọng kính Đức Thánh Cha, đây là cô Nadia, đại sứ thiện nguyện của Liên Hiệp Quốc để chống ma túy và nạn buôn người”. Một năm sau, đây là phần thưởng của Viện Hàn Lâm Na Uy ghi nhận công của cô trong việc đấu tranh nhằm chấm dứt nạn nô lệ tình dục, mà cô tố cáo nạn nô lệ này tàn phá con người cũng tàn bạo như các vũ khí cực mạnh nhất.
Chặng đường cay đắng lâu dài của một nô lệ tình dục
Năm nay cô Nadia Mourad 26 tuổi nhưng cô đã nếm những chuyện cay đắng nhất mà chúng ta có thể hình dung. Cô Nadia người Yêziđi Irak đã trải qua những cú giáng của nhóm Hồi giáo ISIS, họ biến cô thành nô lệ tình dục trong những hoàn cảnh thê thảm nhất: nô lệ tình dục để phục vụ cho chiến binh hay những người thuộc về nhóm khủng bố của nhóm Hồi giáo ISIS.
Nạn nhân của mọi lạm dụng, cô bị qua tay hết đám chủ nhân này đến đám chủ nhân khác. Khi chặng đường cay đắng này gần như không còn chịu đựng được, thì cuối cùng cô đào thoát được.
Từ đó Liên Hiệp Quốc đã chọn cô làm hình ảnh tiêu biểu để chống nạn nô lệ. Cô giải thích, câu chuyện đau khổ của cô là vũ khí hiệu quả để chống nạn khủng bố. “Tôi sẽ phục vụ cho đến khi các tên tội phạm này phải ra tòa”, cô viết trong một tác phẩm với ý chí cương quyết cô là cô gái cuối cùng trên thế giới này phải kể ra những chuyện đau lòng này.
Marta An Nguyễn dịch
Xin đọc: Nadia Murad, Giải Nobel Hòa Bình “cho tất cả các phụ nữ”