Home Blog Page 887

Trong trường hợp làm cha, các linh mục phải từ chức

Trong trường hợp làm cha, các linh mục phải từ chức

cath.ch, 2019-02-19

Năm 2017, Tòa Thánh công bố một chỉ thị về trường hợp các linh mục có con, theo “nguyên tắc căn bản” bảo vệ trẻ con thì linh mục đó phải từ chức. Ngày 19 tháng 2, 2019, báo New York Times loan tin, chỉ thị này vừa được ông Alessandro Gisotti, quyền giám đốc Văn phòng báo chí Tòa Thánh xác nhận lại.

Nhật báo Mỹ kể câu chuyện một người đàn ông năm 28 tuổi khám phá ra người cha đỡ đầu của mình thật sự là cha ruột. Năm 2017, người đàn ông này biết được có một tài liệu của Vatican chỉ định đường hướng phải theo khi các linh mục vi phạm luật độc thân và có con. Tuy nhiên ông đã không có được bản sao văn bản của chỉ thị này.

Ông Alessandro Gisotti đã xác nhận sự tồn tại của tài liệu này cho báo New York Times. Theo ông Gisotti, tài liệu được “dùng trong nội bộ” đặt vấn đề bảo vệ trẻ em như một “nguyên tắc căn bản”. Do đó, các linh mục có liên quan được yêu cầu nộp “đơn xin miễn trừ nghĩa vụ giáo sĩ” để có thể trong tư cách là giáo dân sẽ “hết lòng lo cho con mình” và “đảm nhận trách nhiệm làm cha” của họ.

Từ chức là một thể thức

Linh mục Andrea Ripa, phó chủ tịch Bộ Giáo sĩ cho biết đơn xin từ chức chỉ là một thể thức. Nhưng chỉ khi nào linh mục từ chối thì mới áp đặt luật.

Năm 2010, giáo hoàng tương lai Phanxicô trong quyển sách Dưới đất cũng như trên trời (Sobre el cielo y la tierra) cho biết, việc vi phạm luật độc thân không bắt buộc linh mục phải từ chức, nhưng nếu việc vi phạm này kéo theo việc có con thì việc từ chức là giải pháp, vì luật tự nhiên trước các quyền của linh mục.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Linh mục Hans Zollner: “Nhận thức các vụ lạm dụng tình dục trên trẻ em đã lớn dần trên Giáo hội toàn cầu”

Linh mục Hans Zollner: “Nhận thức các vụ lạm dụng tình dục trên trẻ em đã lớn dần trên Giáo hội toàn cầu” 

Linh mục Hans Zollner là một trong những người tổ chức cuộc họp thượng đỉnh về các vụ lạm dụng trên trẻ em

cath.ch, Roland Juchem, 2019-02-19

Từ 21 đến 24 tháng 2-2019, các chủ tịch Hội đồng Giám mục trên thế giới sẽ về Vatican gặp Đức Phanxicô. Chủ đề duy nhất của cuộc gặp: các vụ lạm dụng tình dục trên trẻ em trong Giáo hội. Phỏng vấn linh mục Dòng Tên Hans Zollner, giám đốc “Trung tâm Bảo vệ trẻ vị thành niên” của Giáo hoàng Học viện Gregorian ở Rôma và thành viên trong hội đồng chuẩn bị cho cuộc họp này. 

Chúng ta thựs sự có thể mong đợi gì ở một cuộc họp thượng đỉnh như thế này?

Linh mục Hans Zollner: Chắc chắn sẽ không thực tế khi nghĩ một cuộc họp như thế này sẽ giải quyết dứt khoát một lần cho tất cả các vấn đề lạm dụng trong Giáo hội. Tuy nhiên tôi rất hy vọng các chủ đề thảo luận sẽ có thể áp dụng một cách cụ thể trong các Giáo hội địa phương. Tôi mong các người tham dự cuộc họp này đảm nhận trách nhiệm của mình. Và chúng tôi có thể làm sáng tỏ các công cụ được đem ra thực hiện. Trên tất cả, tôi đã chuẩn bị cuộc họp này không phải là cuộc họp cuối cùng của loại này.

“Nhận thức trong toàn xã hội và trong Giáo hội đi đôi với nhau”

Cha nói nhận thức trong Giáo hội về vấn đề lạm dụng rất khác nhau. Đâu là khác biệt lớn nhất, đâu là khác biệt ít nhất?

Thứ nhất, nhận thức đã được lớn dần ở khắp nơi trên thế giới. Thứ hai, đúng, có nhiều khác biệt rất khác nhau. Trong mỗi nước có những người ý thức rất mạnh và có những người không làm gì hết. Nhưng tôi không có kinh nghiệm của những người chống đối mãnh liệt. Nhận thức trong toàn xã hội và trong Giáo hội đi đôi với nhau.

Trong các văn hóa khác nhau, có các khác biệt khác nhau giữa khái niệm về gần gũi hay có một khoảng cách, về dục tính, về bạo lực, tuổi thơ hay các vấn đề uy quyền và quyền lực. Tất cả đều có ảnh hưởng lớn trên hiệu năng của các biện pháp chống lạm dụng. Hơn nữa, một Giáo hội địa phương đang bị đàn áp sẽ khó giải quyết các vấn đề nội bộ của mình hơn là một Giáo hội đã có được một nhận thức xã hội tốt.

Nhưng đây không phải là lý do cho các thiếu sót, và chúng ta phải hiểu làm thế nào để biết cương vị của mình một cách thích hợp. Ở tất cả mọi nơi trên thế giới cũng có những vấn đề khác: lính trẻ em, lao động trẻ em, nghèo đói của trẻ em và những điều tương tự khác. Ở một số nước châu Phi, chúng tôi cảm thấy bạo lực tình dục nên được nhìn thấy trong một bối cảnh bạo lực rộng lớn hơn.

“Giáo hội không có nhà tù”

Cha đã tuyên bố việc thành lập một “cơ cấu đặc biệt” để hỗ trợ các Hội đồng Giám mục trong cuộc chiến này. Cha thấy vai trò của cha như thế nào?

Tôi đã có một vài ý tưởng, nhưng trước hết nó phải được trình bày và thảo luận. Theo tôi thì phải có các cơ cấu đặc biệt cho từng châu lục hoặc từng vùng. Các nhóm nhỏ từ ba đến năm người này phải đi để mang chuyên ngành trên nhiều lãnh vực: thần học, tâm lý, luật pháp. Những người này sẽ tìm hiểu và nghiên cứu những gì họ phải làm.

Có nên tăng hình phạt giáo luật đối với các người lạm dụng không?

Hình phạt nặng nhất đối với một linh mục là trục xuất họ ra khỏi hàng giáo sĩ. Các hình phạt khác được quyết định tùy theo mức độ nặng nhẹ của tội, nhưng đa số là hình phạt ngưng chức. Giáo hội không có nhà tù cũng không có các khả năng trừng phạt khác. Đây là công việc của nhà nước.

Có sai khi công bố tên của những người, đặc biệt là các giám mục không tuân thủ bổn phận của mình trong việc tố cáo các vụ lạm dụng không?

Đây là một công việc gay go. Đặc biệt khi đây là những người không thể giải thích vì họ đã chết. Nhưng đối với nhiều nạn nhân, đây là một bước quan trọng để đưa ra tên những người đã làm cho họ đau khổ.

“Sự quan tâm đi từ sự chấp thuận và hỗ trợ đến sự nghi ngờ, từ chối và hoài nghi”

Cha mong đợi gì ở các phương tiện truyền thông đối với cuộc họp này?

Sự quan tâm đi từ sự chấp thuận và hỗ trợ đến sự nghi ngờ, từ chối và hoài nghi. Sự đa dạng này là một biểu hiện thực tế của các ý kiến và các quan tâm khác nhau và bản thân nó đã là hợp lý. Tuy nhiên theo tôi, đó cũng là biểu hiện của mối quan tâm tích cực cho tương lai của Giáo hội, vượt lên các định hướng khác nhau. Bởi vì chúng ta biết, hoặc chúng ta nghi ngờ, rằng Giáo hội có, hoặc có thể có một vai trò quan trọng trong thế giới này. Tôi cũng hiểu trong nghĩa này sẽ có các chỉ trích nhất định.

Người ta nói rất đúng: ‘Ai chỉ trích bạn, người đó không quên bạn’.

Kết quả cuộc họp này có tác động quyết định cho triều giáo hoàng của Đức Phanxicô không?

Một phán xét trên một giai đoạn không tùy thuộc vào một sự kiện duy nhất. Nhưng điều không chối cãi, một cách xử lý thích ứng các vụ lạm dụng là một chủ đề chính.

Chủ đề lạm dụng có bị công cụ hóa bởi một vài người chống Đức Phanxicô không?

Có, có những người vì các lý do khác nhau họ không thích Đức Phanxicô và mỗi lưu ý, mỗi chủ đề đều làm cho họ cho mình có lý. Nhưng tôi không nghĩ chủ đề lạm dụng đặc biệt được đưa lên hàng đầu.

Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Linh mục Hans Zollner, ở tuyến đầu chống các lạm dụng tình dục

Mười điểm về cuộc họp thượng đỉnh các giám mục để bảo vệ trẻ vị thành niên

Trên con đường

Trên con đường

 

Trích sách Chúa ở trọn tâm hồn, René-Luc, nxb. Presses de la renaissance  

Sau khi tôi chịu chức, với sự đồng ý của cộng đoàn của tôi và Đức Giám mục Jean Cadilhac giáo phận Albi, ngài bổ nhiệm tôi vào nhóm các linh mục ở Bagnols-sur-Cèze. Chủ yếu tôi làm việc ở ban tuyên úy quần chúng. Cặp vợ chồng trẻ Anne và Denis ở trong ban tổ chức. Chúng tôi thành lập một nhóm các bạn phụ trách sinh hoạt. Sinh hoạt cuối tuần luân phiên khi thì đi bộ, leo vách khi thì trượt tuyết, đạp xe đạp, chèo thuyền… Tất cả ở trong thiên nhiên theo nhịp với các thánh lễ, các buổi suy gẫm Lời Chúa, vừa đi bộ vừa lần chuỗi…

Sau năm năm làm linh mục, mùa hè năm 1999, tôi quyết định làm một chuyến hành hương đến trung tâm hành hương Saint-Jacques-de-Compostelle ở Tây Ban Nha. Đây là năm thánh Compostelle: năm được Giáo hội ban tự sắc mỗi khi ngày 25 tháng 7 nhằm vào ngày chúa nhật. Các ơn đặc biệt được ban cho khách hành hương trong năm này. Tôi dự trù khởi hành từ Lộ Đức, qua dãy núi Pyrénées bằng đường đèo Somport cho đến con đường truyền thống của người hành hương đến từ Arles, quê hương Camargue thân yêu của tôi. Tôi hy vọng sẽ đến trung tâm hành hương Saint-Jacques ngày 13 tháng 9, một hôm trước ngày lễ Suy tôn Thánh giá. Tôi phải đi 919 cây số trong 28 ngày, trung bình mỗi ngày 33 cây số. Tôi là người thể thao nhưng không phải là người đi bộ giỏi. Một trung bình như thế là bạo gan lắm. Khi chỉ có một tháng đi bộ như thế thì tốt hơn nên theo đa số người hành hương: họ đi từ Saint-Jean-Pied-de-Port, qua dãy Pyrénées bằng đèo Roncevaux.

15 thánh 8, 1999. Tôi đến Lộ Đức và tôi muốn xưng tội trước khi lên đường. Hôm đó có rất nhiều linh mục giải tội, Tôi khó để chọn. Và thế là tôi “rơi” vào linh mục Daniel-Ange. Chúng tôi không gặp nhau từ nhiều năm nay vì thế việc xưng tội rất vui. Lúc đó chúng tôi không ngờ, hai năm sau chúng tôi lại gặp nhau lại trên cùng một con đường. Tôi lên đường lòng thanh thản.

Bước chân bước đều để theo kịp mức trung bình đã vạch. Tôi không tìm con đường dành cho người đi bộ theo tuyến chính thức, tôi đi trên đường rải hắc ín hoặc đi dọc theo đường rầy xe lửa. Không thú vị cho mấy.

Trời rất nóng và tôi bắt đầu bị bong chân. Tôi không biết làm sao chữa. Sau này các người đi hành hương bày cho tôi kỹ thuật cơ bản, để đầu sợi chỉ dưới da để hút dịch phỏng.

Mỗi ngày tôi đi với một ý chỉ trong đầu, cầu nguyện cho một người trong gia đình, cho một người bạn hay cho một ý chỉ đặc biệt. Tôi có một cây gậy lớn, loại gậy truyền thống ngày xưa dùng để chống kẻ cướp hay để đuổi chó. Mỗi ngày tôi khắc lên đó tên của người tôi dâng ngày này và lời cầu nguyện của tôi.

Tôi lên dãy núi Pyrénées ngày 18 tháng 8: đường lên dốc thật khó đi. Trên đỉnh đèo là tấm biển: Saint-Jacques-de-Compostelle, 858 cây số! Và ở đây tôi phát hiện các mũi tên màu vàng danh tiếng đánh dấu con đường đến Saint-Jacques. Nhìn thấy tấm biển lòng tôi vui không tả. Tôi cảm thấy mình đi đúng đường. Tôi lên tinh thần, tôi vui vẻ đi xuống đèo theo triền núi Pyrénées phía Tây Ban Nha, vui vì tìm được các bạn đồng hành đầu tiên, các mũi tên vàng. Thêm nữa tôi không còn đi trên đường rải hắc ín, bây giờ tôi đi trên con đường dành cho người đi bộ rất êm chân.

Sau một hoặc hai giờ đi xuống đèo, tôi đi đến một khu rừng nhỏ nơi những người đi bộ đã đến trước tôi: hai người đàn ông và hai phụ nữ. Khi đến gần tôi mới thấy hai cô đang cởi áo t-shirt, chắc họ muốn thay đồ. Họ không để ý gì đến tôi, tôi thì thấy có vẻ như sự xuất hiện của mình không làm cho họ phiền hà gì, nhưng tôi lại xấu hổ, tôi nhìn chỗ khác. Tôi cắm đầu vào mũ và nhìn xuống đất, tôi vượt qua họ một bước theo nhịp đi của chiếc gậy. Tôi nói “holà” chào họ nhưng không nhìn họ. Vừa đi vài bước thì tôi nghe họ cười sau lưng tôi. Họ biết tôi là người đi hành hương với mũ, với gậy, với huy hiệu Saint-Jacques được gắn vào ba-lô. Có lẽ họ cười vì tôi ngượng. Tôi nhún vai và tiếp tục đi.

Đi được mười lăm phút, tôi ngạc nhiên vì không còn thấy mũi tên vàng. Kỳ cục vậy. Đến ngã tư tiếp cũng không thấy, không một mũi tên nào! Không nghi ngờ gì, tôi đã lạc đường. Tôi sắp quay lui thì một ý tưởng đến trong đầu tôi. Nếu nhóm đi bộ kia…

Đúng, chính đó! Khi tôi quay lại khu rừng nhỏ thì nhóm đi bộ đã đi. Nhưng tôi nhớ một trong hai cô ngồi trên hòn đá to, trên hòn đá này vẽ mũi tên vàng to tướng phải rẽ tay mặt và cô kia thì đứng nên che tấm biển ghi: Compostelle đi đường này!

 

Đạo đức của câu chuyện này thật buồn cười. Đây là lần duy nhất trong đời linh mục, tránh không nhìn phụ nữ làm tôi đi sai đường!

Bắt đầu từ Puente de la Reina, con đường Arles nối với người hành hương đi qua ngã Saint-Jean-Pied-de-Port. Khách hành hương đông như kiến. Như thể cả một thành phố nhỏ lên đường. Tôi đã có những cuộc gặp rất tốt đẹp. Tôi dâng thánh lễ buổi chiều và khi nào cũng có nhiều người xin tham dự. Tôi thường không đi cùng với những người mình đã đi hôm nay dù tôi rất mến họ. Tôi muốn dành nhiều thì giờ để đi một mình, để tĩnh tâm. Tôi đi hoặc rất sớm, hoặc rất trễ so với người khác vì tôi thích giây phút một mình với Chúa, Đấng nâng đỡ tâm hồn tôi. Tôi thích cảm thấy mình một mình với Chúa để cảm nhận sự Hiện diện của Chúa nhiều hơn, như thể trong thinh lặng mình học để mở rộng các giác quan để nghe Ngài hơn…

Chúng tôi đang ở vào những ngày 2 hoặc 3 tháng 9. Từ hai tuần nay tôi đi liên tục. Tôi đã thấm mệt. Có hai con đường để chọn: một đi qua núi thì phong cảnh rất đẹp, một đi theo quốc lộ. Dĩ nhiên tất cả khách hành hương đều chọn con đường thứ nhất, tôi cũng sẽ chọn con đường này nếu tôi không mệt. Ngược với lòng mình, tôi đi đường quốc lộ thỉnh thoảng tôi ngừng lại ở quán trọ để nghỉ. Tôi đến đó gần trưa, không có ai. Thật sung sướng! Sau khi tắm mát, tôi nằm dài trên giường để lấy sức. Bỗng tôi nghe tiếng cười, tiếng la hét ầm ĩ. Đây là một nhóm người Ý đi hành hương bằng xe đạp! Tôi bực mình! Đi hành hương mà đi xe đạp là coi như không hành hương. Họ không hiểu thế nào là hành hương, họ không đi chậm được, một tiến trình chậm cần thiết cho tâm tình hành hương. Lại thêm họ ăn mặc hoa hòe hoa sói, áo phông lân tinh, kính râm khổng lồ, kem chống nắng xức hàng tấn…  Đúng là tôi không may gặp họ!

Tôi đang còn nhai đi nhai lại các suy nghĩ thánh thiện này thì một người trong nhóm mời tôi ăn món mì sợi buona pasta! Tôi nhận lời vì dù sao cũng chẳng được nghỉ ngơi gì thêm với họ. Khi tôi đến bàn ăn, họ để ý đến cổ côn rô-ma của tôi. Trước đó họ không biết tôi là linh mục vì tôi đã giặt và đang phơi chiếc áo sơ-mi linh mục. Họ rất vui lại thêm tôi nói được tiếng Ý. Một người trong nhóm bắt chuyện với tôi:

– Bạn biết không, chúng tôi cũng như bạn.

– Sao?

– Chúng tôi thuộc về một cộng đoàn do một linh mục thành lập.

– Hả?

– Đúng, chúng tôi tất cả là những người đã từng nghiện ngập, cách đây vài tuần đa số chúng tôi còn hít xì-ke. Linh mục thành lập trung tâm cai nghiện đề nghị chúng tôi đi hành hương Compostelle để củng cố quyết tâm muốn chữa lành của chúng tôi. Cha không thể hiểu đạp 50 cây số mỗi ngày đối với chúng tôi nó như thế nào đâu. Thật là khó! Ma túy kéo chúng tôi đi mọi chỗ nhưng rồi chúng tôi cũng sẽ đến đích!

Tôi sững sờ. Tôi thực sự không mong chờ để gặp những chuyện như thế này. Vậy mà tôi xem họ là những người đi hành hương… hạng nhì! Tôi hỏi họ:

– Linh mục có đi theo các bạn không?

– Không, nhưng có một người chịu trách nhiệm đi theo chúng tôi. Chúng tôi muốn hỏi cha, cha dâng thánh lễ mỗi ngày phải không?

– Tất nhiên rồi.

– Ngày mai khi nào cha dâng thánh lễ?

– Cũng còn tùy: Hoặc tôi dâng rất sớm trước khi lên đường, hoặc buổi trưa, hoặc buổi chiều.

– Cha có thể dâng cho chúng tôi sáng mai được không?

– Được chứ, tôi rất vui.

Tôi cảm thấy mình thê thảm. Chính họ mới đúng là những người đi hành hương.

Sáng hôm sau 6 giờ sáng họ đã có mặt: Castori, Marco, Sergio, Tony, Gabriele, Enrico, Denis, Davide, Giovanni, Armando, Vincenzo và Marco. Mười hai tông đồ của Tin Mừng những người nghiện ngập đang trên đường được chữa lành. Tôi nói họ ghi tên trên mẫu giấy để tôi để trên bàn thờ. Mẫu giấy này tôi cất giữ như một kho tàng. Mỗi ngày đi đường, tôi dâng thánh lễ với chiếc hộp va-li đồ lễ nhỏ của tôi, tôi lấy mẫu giấy ra và cầu nguyện cho họ. Họ đã dạy cho tôi một chuyện mà tôi mong mình sẽ không bao giờ quên: đừng xét đoán ai qua bề ngoài của họ. Chỉ có Chúa mới biết được bí mật của quả tim.

* * *

Sau chuyến hành hương ở Compostelle, tôi xin tạm ngưng mục vụ một thời gian. Tôi mới làm linh mục được năm năm, tôi cảm thấy cần đào sâu con đường tâm linh.

Mùa hè năm 1999 lần đầu tiên tôi nghe nói đến Viện Notre-Dame-de-Vie ở Venasque, gần Carpentras. Viện này chuyên về linh đạo và kết nối với Viện Teresianum ở Rôma nơi tôi xém kéo dài việc học của tôi. Tôi xin các bề trên và giám mục của tôi cho tôi có thì giờ để học cao học về linh đạo. Tôi được phép. Giám mục chỉ xin tôi tiếp tục lo cho ban tuyên úy các trường công vào những ngày cuối tuần. Hai năm này sẽ là bước ngoặt trong cuộc đời linh mục của tôi.

Viện Notre-Dame-de-Vie do linh mục Marie-Eugène dòng Camêlô thành lập. Linh mục chỉ viết một quyển sách, quyển Tôi muốn thấy Chúa (Je veux voir Dieu), một quyển đáng công! Có lẽ đây là một trong những quyển sách hay nhất về đời sống nội tâm. Linh mục Marie-Eugène tổng hợp các bài viết của ba vị thầy lớn dòng Camêlô: Thánh Gioan Thánh giá, Thánh Têrêxa Avila và Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu, quyển sách mang nét thiên tài riêng của cha. Tôi chìm sâu trong tác phẩm này với một niềm vui hiếm có. Chủ đề luận án cao học của tôi là “Tác động của Chúa Thánh Thần ngay từ đầu đời sống thần nghiệm của linh mục Marie-Eugène”. Đó là toàn bộ chủ đề sự ngoan ngùy theo Chúa Thánh Thần, chủ đề trọng tâm trong đời sống và tác phẩm của linh mục dòng Camêlô cao cả này.

Ở Viện dòng Camêlô này, chúng tôi được khuyến khích phải nguyện gẫm rất nhiều, mỗi ngày để ra một giờ cầu nguyện cá nhân và thinh lặng. Thậm chí cả hai nếu có thể. Việc đọc các tác giả tâm linh củng cố cho tôi trên tiến trình đào sâu nguyện gẫm này. Đó là lời cầu nguyện mà tôi đã biết rõ, vì tôi đã bắt đầu nguyện gẫm ở tuổi mười lăm. Đây là nguyện gẫm từ quả tim với Chúa Giêsu. Chúng ta nói chuyện với Ngài trong thinh lặng. Mới đầu chúng ta có thể đọc một đoạn Tin Mừng ngắn và nguyện gẫm. Nhưng với thời gian, các bài đọc ít dần và lời cầu nguyện được đơn giản hóa, nó trở thành đơn thuần hiện diện trước mặt Chúa. Thinh lặng nhưng có Chúa ở đó. Tôi thích bỏ thì giờ ra để cầu nguyện trước Mình Thánh Chúa được trưng trên bàn thờ. Nếu vì lý do nào đó trong ngày mà tôi không nguyện gẫm được, tôi cảm thấy như thiếu một cái gì, một thiếu thốn về mặt thể lý.

Mùa hè năm 2000, cuối năm đầu tiên ở Viện, tôi tham dự Ngày Quốc Tế Giới Trẻ ở Rôma. Tại đây giữa hàng triệu người hành hương, tôi lại “tình cờ” gặp linh mục Daniel-Ange như lần xưng tội năm ngoái ở Lộ Đức. Cha đồng hành với các bạn trẻ của trường Tuổi trẻ Ánh sáng. Vài tháng sau khi tôi đang viết luận án, ngài liên lạc với tôi và đề nghị tôi đến giúp ngài ở trường Tuổi trẻ Ánh sáng ở Tarn của ngài. Cha thiêng liêng của tôi nghĩ đây là tiếng gọi của Chúa. Đức Giám mục Pierre-Marie Carré vừa được đề cử làm giám mục giáo phận Albi. Về mặt giáo luật tôi tùy thuộc vào ngài và trường Tuổi trẻ Ánh sáng cũng thuộc về ngài. Tôi đến gặp ngài, ngài đồng ý và các bề trên cộng đoàn của tôi cũng đồng ý. Và thế là tôi đi một giai đoạn khác trong sứ vụ của tôi.

Marta An Nguyễn dịch

 

Các nạn nhân sẽ đọc tham luận ở cuộc họp thượng đỉnh bảo vệ trẻ vị thành niên

Các nạn nhân sẽ đọc tham luận ở cuộc họp thượng đỉnh bảo vệ trẻ vị thành niên

cath.ch, 2019-02-18

Về vấn đề ấu dâm, theo Hồng y Giovanni Angelo Becciu, Phụ tá Quốc Vụ Khanh thì Giáo hội thức tỉnh hơi trễ. (Hình: Youtube/Centro Televisivo Vaticano)

Linh mục Federico Lombardi, điều phối viên cuộc họp thượng đỉnh giải thích, các nạn nhân các vụ lạm dụng tình dục sẽ đọc tham luận tại cuộc họp bảo vệ trẻ vị thành niên, họ sẽ đọc tại chỗ hay qua video trong các ngày họp từ 21 đến 24 tháng 2, 2019.

Ngày 18 tháng 2, trong buổi họp báo giới thiệu tầm quan trọng của về việc bảo vệ trẻ vị thành niên trong Giáo hội, Linh mục Lombardi cho biết sẽ có 190 người tham dự: 114 vị đại diện các hội đồng giám mục, 14 lãnh đạo Giáo hội công giáo Đông phương, 15 giám mục không thuộc một hội đồng giám mục nào, 12 nam tu sĩ, 10 nữ tu sĩ, 15 đại diện Giáo triều la-mã, năm thành viên trong Hội đồng Hồng y không có một chức vị nào và bốn người khác (người tổ chức hay đọc tham luận).

Linh mục Lombardi giải thích, mỗi ngày cuộc họp bàn đến một chủ đề đặc biệt: trước hết là trách nhiệm của các giám mục, kế đó là phải chịu trách nhiệm này và cuối cùng là minh bạch. Các ngày họp bắt đầu bằng lời cầu nguyện, sau đó là hai bài tham luận với thời gian hỏi và trả lời. Các người tham dự sẽ chia thành 11 nhóm nhỏ theo ngôn ngữ. Buổi chiều sẽ có một bài tham luận mới. Cuối ngày các người tham dự họp nhau cầu nguyện kết thúc với lời chứng của một nạn nhân.

Phụ nữ trong số các diễn giả

Ngoài chương trình này, mở đầu buổi họp ngày 21 tháng 2 là video chứng từ của các nạn nhân được chiếu trước bài diễn văn ngắn gọn của Đức Phanxicô. Chiều ngày 23 tháng 2, các tham dự viên sẽ họp ở Phòng Royal của Tông Tòa để tham dự nghi thức sám hối. Bài giảng trong nghi thức sám hối này do một giám chức Phi Châu giảng, còn bài giảng ngày 24 tháng 2 thì do Tổng Giám mục Mark Coleridge, giáo phận Brisbane, chủ tịch Hội đồng giám mục Úc giảng. Đức Phanxicô sẽ đọc bài diễn văn kết thúc sau thánh lễ này.

Trong số các diễn giả của cuộc họp có các hồng y như Luis Antonio Tagle, Tổng Giám mục giáo phận Manila, Phi Luật Tân, hồng y Ruben Salazar Gomez, Tổng Giám mục giáo phận Bogota, Cô-lông-bi và các phụ nữ như bà Linda Ghisoni, phụ tá Bộ Giáo dân, Gia đình và Đời sống.  Bà sẽ đọc bài diễn văn ngày 22 tháng 2, 2019 nói về đề tài “giao tiếp và hành động chung”. Một nữ tu sĩ Phi Châu sẽ đọc một bài diễn văn. Ngày 23 tháng 2, bà Valentina Alazraki, nhà báo Mêhicô sẽ nói về giao tiếp.

Hàng chục nạn nhân đến từ khắp nơi trên thế giới

Ngoài ra theo linh mục Lombardi, có khoảng mười mấy nạn nhân từ khắp nơi trên thế giới về dự buổi họp này. Tuy nhiên không một chi tiết nào về cuộc gặp gỡ này hay về các người tham dự sẽ được Tòa Thánh thông báo. 

Một lưu ý đặc biệt về thông tin

Tòa Thánh muốn có một thông tin đặc biệt minh bạch về cuộc họp thượng đỉnh này. Ông Alessandro Gisotti, giám đốc lâm thời Văn phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: “Chúng tôi hiểu truyền thông quan trọng như thế nào trên vấn đề này”. Một vài sự kiện sẽ được trực tiếp truyền hình, mỗi ngày từ ngày 21 đến 24 tháng 2 sẽ có cuộc họp báo lúc 13h30. Cuộc họp sẽ diễn ra ở Augustinianum, gần Vatican vì có một số lượng lớn ký giả được phép tham dự. Ngoài ra còn có một ‘hộp báo số’ gồm các thông tin tổng quát về việc chống các vụ lạm dụng tình dục và một lịch trình các tiến trình sẽ được cung cấp qua nhiều ngôn ngữ. Cuối cùng là một trang mạng để theo dõi và để tìm các thông tin quan trọng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm:  Mười điểm về cuộc họp thượng đỉnh các giám mục để bảo vệ trẻ vị thành niên

Rồi là linh mục!

Rồi là linh mục!

Trích sách Chúa ở trọn tâm hồn, René-Luc, nxb. Presses de la renaissance

Ngày chịu chức sắp đến. Để chuẩn bị chịu chức tôi đi tĩnh tâm ở một ẩn thất trong dãy núi Montmorin, Alpes. Ở đó có một ngôi làng gồm nhiều tịnh thất nhỏ do linh mục Emmanuel xây dựng, cha đã qua đời. Tôi được hân hạnh ở trong tịnh thất của cha. Tôi chỉ mang theo sách nhật tụng, quyển Thánh Kinh và tài liệu “Sứ vụ và đời sống linh mục” được viết dưới triều giáo hoàng Gioan-Phaolô II.

Trong tuần tĩnh tâm này, trong đầu tôi lướt qua tất cả các nghề khi còn nhỏ tôi mơ lớn lên mình sẽ làm. Khi còn rất nhỏ, tôi mơ làm tổng thống Pháp. Khi đó tôi nghĩ: “Ít nhất là mẹ sẽ không còn vấn đề!”, nhưng khi tôi nhận ra mình không thể làm tổng thống suốt đời thì tôi không thích làm nghề này nữa. Khoảng tám, chín tuổi, tôi đổi nghề: tôi mơ làm mục đồng. Vào thời đó, tôi đi thăm một người bạn chăn một đàn chiên lớn ở Camargue, tôi thấy cuộc sống của bạn êm đềm và tốt đẹp. Và sau đó là thời gian tôi sống với Martial. Đôi khi luật sư của ông đến nhà. Tôi quyết định mình sẽ làm luật sư, ý định này tôi vẫn còn giữ trong đầu cho đến ngày tôi trở lại. Bây giờ, tôi buồn cười khi nghĩ lại, ơn gọi linh mục của tôi cũng giống như làm tất cả các nghề này: “tổng thống” vì linh mục làm lễ, “mục đồng” thì chăn đàn chiên Chúa giao, “luật sư” của Chúa Lòng Lành mà công việc thì không ngừng bị đem ra trước tòa án thế gian.

Ngày chịu chức đến, ngày 26 tháng 6, 1994 ở Nîmes. Chúng tôi là ba linh mục chịu chức ngày hôm đó: Alain và Jacques ở giáo phận Nîmes, còn tôi thuộc giáo phận Albi. Đúng ra là ở Tarn, cộng đoàn của tôi được giáo luật công nhận, khi thành lập tất cả các linh mục của cộng đoàn dù ở đâu cũng thuộc giám mục Albi.

Nhà thờ chính tòa chật ních. Các bài hát cảm động. Giám mục Jean Cadilhac giảng bài giảng đúng với con người của ngài: vừa thiêng liêng vừa hiện thể. Rồi đến giây phút phong chức. Chúng tôi nằm trước bàn thờ, cộng đoàn hát Kinh cầu Các thánh. Quá nhiều Các thánh đi trước chúng tôi trên con đường nhỏ hẹp theo Chúa Giêsu này. Gương của các thánh thật vĩ đại và lời cầu bầu của các ngài thật cần thiết.

Đọc kinh cầu xong, chúng tôi quỳ. Giám mục đến gần và im lặng đặt tay trên chúng tôi. Rồi tất cả các linh mục đều làm như vậy. Các linh mục truyền cho chúng tôi những gì họ đã được nhận, như thế từ bao nhiêu thế kỷ, chính Chúa Giêsu cũng làm như vậy với các tông đồ của mình. Tôi quá xúc động, nước mắt chảy ròng ròng trên má. Tôi đã thật sự mong muốn có giây phút này. Và bây giờ tôi là linh mục!

Trên bức hình truyền thống kỷ niệm ngày chịu chức, tôi để hình thánh giá Camargue tượng trưng cho ba đức tính chính yếu giúp chúng tôi gắn kết với Chúa: Đức Tin theo dạng của thập giá, Đức Cậy theo dạng mỏ neo, Đức Ái là quả tim. Ở mặt trước tôi chọn câu 16 chương 4 thư thứ nhất của Thánh Gioan: “Ai ở lại trong tình yêu thì ở lại trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở lại trong người ấy.” Mặt sau tôi chọn câu của nhà thần nghiệm Marthe Robin: “Vác thập giá mình không phải mang xiềng vào chân nhưng mang đôi cánh ở quả tim, đôi cánh của niềm vui, của hạnh phúc, của thiên đường trong cuộc sống của mình.”

Câu này tôi thấy trên một tấm hình mà từ năm 1984, nó không rời quyển nhật tụng của tôi. Cô Françoise đã cho tôi khi tôi ở trung tâm từ thiện Cực Thánh. Đúng là tấm hình bà Marthe Robin sống sự Thương Khó. Máu chảy trên khuôn mặt bình thản nhẹ nhàng một cách lạ lùng như hàng nước mắt chảy. Bà có vẻ như đang ngủ. Đôi môi như mỉm cười. Vậy mà máu chảy. Thập giá và niềm vui. Cả một chương trình, chương trình của linh mục?

Khi đi ra khỏi nhà thờ, Mireille đến gần tôi. Bà là cô giáo của tôi ở Villefort. Bà 73 tuổi nhưng khuôn mặt điệu đàng của bà không thay đổi! Chúng tôi bặt tin từ nhiều năm nhưng khi tôi ở Phi châu, mẹ tôi có cho bà tin tức của tôi và chúng tôi viết cho nhau. Từ đó chúng tôi là bạn bè. Tôi đưa cho bà bức hình, bà cầm bức hình và xúc động nói:

– René-Luc, con biết đó, trẻ con thì cô thấy dưới mắt cô rất nhiều! Nhưng con thì cô không bao giờ quên. Điều làm cho cô nhớ con nhiều nhất là trong các bức vẽ của con: khi nào con cũng bôi đen cả trang giấy, nhưng khi nào con cũng dành một góc cho bầu trời xanh.

Dấu chỉ của số phận chăng?

** *

Ngày hôm sau tôi làm lễ “mở tay”. Tôi giảng. Đây không phải là chuyện mới vì trong suốt năm làm thầy sáu, chúng tôi đã học giảng, đã học dâng thánh lễ. Nhưng lần đầu tiên tôi dâng bánh và rượu, lần đầu tiên tôi đọc lời nguyện Thánh Thể, lòng tôi bồi hồi, tim tôi đập thình thịch. Và đến giây phút thánh hiến, linh mục đọc lời của chính Chúa Giêsu:

– Vì này là Mình Thầy, sẽ bị nộp vì các con…

“Hiến mình” và “trao cho” chính thân mình, miệng lưỡi mình, bàn tay mình để Chúa tiếp tục hiến mình cho nhân loại, thật là cả một huyền nhiệm cao lớn!

Chúa nhật kế tiếp, tôi muốn dâng thánh lễ ở nhà thờ Saintes-Maries-de-la-Mer, hai mươi bảy năm sau ngày tôi được rửa tội ở đó. Linh mục rửa tội cho tôi có mặt ở đây vì cha nghỉ hưu ở thành phố này. Cha còn nhớ hoàn cảnh của mẹ tôi thời đó. Nếu cha phải cá độ tất cả các em bé cha đã rửa tội, đứa nào sẽ làm linh mục thì chắc chắn trong danh sách cá độ này không có tôi…

Vài tháng sau ngày chịu chức, tôi về Camargue với linh mục bạn Jean-Marie. Người bạn mê thể thao, mê xe mô-tô, mê mạo hiểm, anh là người chuẩn bị cho các xe đua khi Chúa Lòng Lành nhảy dù trúng anh! Anh bị té mô-tô. Anh, không phải Chúa! Nặng, rất nặng. Trực thăng cứu cấp phải chở anh đến bệnh viện. Cầu nguyện, một lời kêu cầu nguyện bay lên nhan Chúa và đời của anh đã thay đổi. Giã từ bạn gái và vào chủng viện! Chúng tôi hợp nhau ngay. Trong các kỳ hè của hai chúng tôi, nhờ anh tôi biết được các băng trượt phủ tuyết cao ngất ngưỡng ở Thụy Sĩ, tôi thích trượt bằng ván trượt, nhất là trượt ngoài băng! Anh đưa tôi leo lên vài đỉnh, đặc biệt là các đỉnh Dents du Midi.

Và đến lượt tôi, tôi mời anh đến đồng bằng quê tôi, bằng phẳng như đỉnh của anh trên cao! Để vừa tiện lợi vừa dễ chịu, chúng tôi đi mô-tô: anh trên chiếc mô-tô của người anh rể: chiếc BMW 1 000 đã từng đi vòng đua Paris-Dakar. Tôi trên chiếc mô-tô cũ của bạn Thierry: chiếc DR 800 cũ chỉ chạy loanh quanh… đường làng!

Chúng tôi khởi hành từ Les Saintes-Maries-de-la-Mer và đến cầu nguyện ở hang đá, trước thánh tích của Thánh Sara, bổn mạng những người du mục. Rồi tôi đưa anh lên mái nhà thờ có kính thánh tích của Thánh Marie Jacobé và Thánh Marie Salomé. Sau đó chúng tôi đến sườn Salins de Giraud để thăm trang trại thời thơ ấu của tôi. Tôi đưa anh đến xem chỗ chúng tôi ở ngày xưa. Bên phải là kho lúa nơi chúng tôi trốn để nhân viên xã hội khỏi gặp. Phía bên kia đường là nhà nguyện của trang trại được dùng để làm chuồng gà. Không còn gà, nhưng tất cả mọi sự vẫn còn nguyên. Trong nhà tạm còn ổ rơm. Ai biết được có bao nhiêu quả trứng được đẻ ra nơi thiêng liêng này? Quét một nhát, vài cành hoa trang trí và chúng tôi dâng thánh lễ. Tôi dâng lễ cầu nguyện cho cả gia đình. Từ đó, các anh em họ của tôi đã mua lại trang trại, họ làm lại mái nhà, phục hồi lại nhà nguyện. Bây giờ mà nhà nguyện lại thành chuồng gà thì chỉ là chuyện hão huyền, tôi hy vọng chuyện này chỉ xảy ra khi gà có răng!

* * *

Vào thời tôi chịu chức năm 1994, ơn gọi ở Pháp không nhiều và phải nói thẳng là rất thấp. Bây giờ thì cũng vậy

Marta An Nguyễn dịch

Rôma: Mẹ Têrêxa và Đức Gioan-Phaolô II

Rôma: Mẹ Têrêxa và Đức Gioan-Phaolô II

 

Trích sách Chúa ở trọn tâm hồn, René-Luc, nxb. Presses de la renaissance

Sau kinh nghiệm Phi châu, tôi về Rôma năm 1990 để học ba năm thần học ở Giáo hoàng Học viện Đa Minh Angelicum. Đây là đại học mà Đức Gioan-Phaolô II đã làm luận án tiến sĩ về Thánh Gioan Thánh giá. Giáo sư dạy tiếng Ý. Tôi học rất nhanh ngôn ngữ này, theo tôi đây là ngôn ngữ bắt buộc của Giáo hội ngày nay. Trong các buổi lễ ở Vatican, dù là buổi tiếp kiến bình thường hay lễ phong thánh, bầu chọn giáo hoàng, thì tất cả các bài diễn văn đều bằng tiếng Ý. Và qua tiếng Ý, chúng ta sẽ hiểu và đọc tiếng la-tinh dễ hơn, và đương nhiên là thuận lợi cho các nghi thức phụng vụ. Bây giờ hẳn bà giáo sư la-tinh của tôi sẽ hãnh diện về tôi…

Rôma là trung tâm của Giáo hội. Không nói đến việc đào tạo ở Rôma, chắc chắn là có tiêu chuẩn cao, nhưng sống ở Rôma là một kinh nghiệm phong phú về mặt văn hóa. Ở đây chúng tôi gặp tất cả các sinh viên đến từ khắp nơi trên thế giới, tầm nhìn của chúng tôi được mở rộng. Và ở ngoài đường, nếu mình có mặc áo biểu lộ tính cách tôn giáo như mặc cổ côn la-tinh thì cũng chẳng ai để ý. Linh mục ở đây là một phần cảnh trí quen thuộc nhằm tô điểm cho thành phố Rôma. Vì vậy sống ở đây thoải mái, mình không bị xem là người từ sao hỏa đến.

Linh mục Jacques-Philippe, bề trên chủng viện chúng tôi ở Rôma, có nhiều mối dây liên hệ với các tín hữu ở phía bên kia bức màn sắt trong thời cộng sản. Dù bức tường đã bị sập, linh mục vẫn còn nhận nhiều lời kêu cứu. Khi cha hỏi tôi có thể làm gì cho các anh em ở các nước Đông-Âu, tôi đề nghị tổ chức các đoàn công-voa nhân đạo trong kỳ nghỉ hè của tôi. Và tôi có người bạn Ý có trường dạy lái xe. Thế là tôi có được bằng lái xe tải và từ đó là các loại xe khác: xe buýt, xe vận tải nặng, xe mô-tô… và mọi chi phí thì anh chịu. Đổi lại, anh xin tôi đem anh theo trong các chuyến phiêu lưu đến các nước Đông Âu này.

Và thế là tôi tổ chức quyên góp thực phẩm trong các giáo xứ. Tôi may mắn nói được bốn thứ tiếng, Anh, Pháp, Đức, Ý, nên đây là một lợi thế khi qua các biên giới. Tháng tư năm 1992 chúng tôi đi Budapest, Hungaria, tháng 9 chúng tôi đi Mostar trong thời chiến tranh ở Bosnie-Herzégovina, tháng 4 năm 1993, chúng tôi đi Trakai, Lituani và tháng 7 chúng tôi đi Issia, Rumania. Chuyến đi nhân đạo cuối cùng của chúng tôi ở các nước Đông Âu là vào  tháng 1 năm 1995, đoàn công-voa đem thuốc men đến cho một bệnh viện ở Maxcơva. Đó là những chuyến đi dài, mệt mỏi, cảm động nhưng chúng tôi được đền bù khi thấy được niềm vui của giữa người đang chờ chúng tôi. Thật khó để bây giờ có thể hình dung các nước ở chế độ cộng sản hồi đó thiếu thốn mọi thứ đến như thế nào.

Tôi đặc biệt nhận ra thảm kịch này của chế độ cộng sản khi đến Kazakhstan vào tháng 8 năm  2005. Họ mời tôi đến giảng ở liên hoan quốc gia người trẻ, đa số các bạn trẻ không đi dự Ngày Thế giới Trẻ tổ chức ở Cologne, nước Đức. Gần địa điểm liên hoan có những tòa nhà khổng lồ bị đổ nát. Bên cạnh là nghĩa địa mênh mông nơi chứa các máy móc dụng cụ nông nghiệp. Đó là những gì còn sót lại của nông trường tập thể, các nông trại to lớn của chế độ cộng sản mà nông dân buộc phải làm việc ở đó. Họ không thể đi qua làng bên cạnh mà không có giấy phép. Tất cả chế độ cưỡng bức tập thể này vẫn còn cho đến các năm 1990. Bây giờ nông dân quay về nông trại riêng của họ, các nông trường tập thể chỉ còn là tàn tích đổ nát. Tàn tích hiện đại của thế kỷ 20, một phông trang trí đau buồn kiểu phim Mad Max. Hay “Max khùng khùng”. Đó là sản phẩm của ý thức hệ không có Chúa. Và để nói Marx khẳng định tôn giáo là “thuốc phiện của dân chúng”, một cái gì con người phịa ra để khắc phục các khó khăn của mình. Và để nói Marx muốn làm cho con người được tự do. Nhưng Chúa đã thật sự in khắc trong tâm trí con người đến mức mà các xã hội vô thần này không làm gì khác hơn là trở thành các xã hội toàn trị. Vì khi chúng ta mất ý nghĩa về Chúa, thì chúng ta mất ý nghĩa về con người.

Nhưng chúng ta hãy quay về Rôma. Trong năm thứ ba đời chủng sinh của tôi, mùa xuân năm 1993 tôi đã có một cuộc gặp gỡ thật cảm động.

Ở đại học Angelicum có các sinh viên thuộc dòng Huynh đệ do Mẹ Têrêxa thành lập. Tôi nói với bạn trong nhóm, tôi mong được gặp mẹ một lần trong đời. Và dĩ nhiên tôi vui không thể tả khi nghe mẹ sẽ đến dự một thánh lễ ở khu phố nghèo vùng ngoại vi Rôma!

Mẹ Têrêxa sốt sắng dự thánh lễ. Và mẹ đơn sơ nói chuyện với chúng tôi. Mẹ nói từ quả tim. Sau thánh lễ, tất cả mọi người hiện diện đến nói chuyện với mẹ và đưa ý chỉ cầu nguyện của họ cho mẹ. Có rất nhiều người đến mức các quý vị đàn ông phải làm hàng rào an ninh để đưa mẹ ra xe. Tôi xúc động nhìn cảnh này, nhưng tôi cũng hơi thất vọng. Tôi muốn đến chào mẹ nhưng không thể được. Bỗng nhiên, tôi thấy có ai nắm cánh tay tôi, tôi quay lại, đó là anh bạn chủng sinh, người mời tôi đến đây.

– Bạn làm gì ở đây, bạn không muốn gặp mẹ à?

– Tôi muốn gặp chứ, nhưng đông như vậy làm sao tôi gặp được.

– Đi theo tôi, vừa nói anh vừa kéo tay tôi đi.

Anh kéo tôi đi len giữa đám đông. Tôi ngạc nhiên khi thấy đám đông tránh ra để anh đi. Trong vài giây tôi đứng trước mặt Mẹ Têrêxa.

Mẹ ngồi trong xe, người mảnh khảnh, cửa xe kéo xuống. Đôi mắt nhỏ bé của mẹ long lanh làm sáng lên khuôn mặt nhăn nheo tươi cười mà toàn thế giới đều biết đến. Mắt mẹ nhìn thẳng mắt tôi như thể tôi là người duy nhất trên đời. Tôi ấp a ấp úng:

–  Mother, give me your blessing! Mẹ, xin mẹ chúc lành cho con!

Đó là các bạn trong dòng Huynh đệ của mẹ bày cho tôi nói.

Khi đó mẹ đưa hai tay lên mặt tôi, ôm má tôi và lướt hai tay xuống chầm chậm như người mẹ âu yếm con mình. Bàn tay của mẹ dịu dàng không thể tả, dịu dàng của lòng thương xót. Đôi mắt của mẹ gắn chặt vào mắt tôi. Thời gian như ngừng trôi.

Và tôi nghe đôi môi mẹ thì thầm với tôi:

–  All for Jesus through Mary!

Câu nói quen thuộc của giáo hoàng rất yêu quý, “tất cả cho Chúa Giêsu qua Mẹ Maria”, Totus Tuus!

Khi tôi định thần thì xe mẹ đã đi xa. Dù sao tôi đã gặp Mẹ Têrêxa trong thoáng chốc duy nhất này, giây phút cực mạnh của đời tôi. Tôi giữ trong ký ức hình ảnh khuôn mặt của mẹ, nhăn nheo qua nụ cười và qua lời cầu nguyện. Bao nhiêu người lo lắng khi thấy nếp nhăn trên mặt của mình. Nhưng nếu các nếp nhăn do một đời mỉm cười và chiêm niệm thì cũng nên tự hào về các nếp nhăn này. Mẹ Têrêxa là hình mẫu của nét đẹp, là “người mẫu của tình yêu”.

Một người khác cũng tác động đến tôi trong thời gian ở Rôma, chắc chắn đó là Đức Gioan-Phaolô II. Vào Tuần Thánh năm 1993, tôi được đơn ca ở Đền thờ Thánh Phêrô, dù tôi hát nhạc blue dễ dàng hơn là hát nhạc grê-gô-riêng. Và ban tổ chức cho tôi biết, tôi sẽ không có dịp được đến gần Đức Giáo hoàng vì ngài luôn chào các ca sĩ từ phòng thánh. Trong lần tập với ca trưởng, tôi hát phần đơn ca của mình rất đúng.

Và bây giờ là Thứ Sáu Tuần Thánh. Đến lượt tôi. Tôi lên bục giảng của Đền thờ Thánh Phêrô. Đức Giáo hoàng ở ngay trước mặt tôi nhưng khá xa. Tôi hơi e ngại, nhưng tôi bắt ngay vào và hát bằng tiếng la-tinh: In manus tuas Domine, commendo spiritum meum (Trong tay Ngài, con xin phó thác hồn con»). Cho đến khi đó thì mọi sự xảy ra tốt đẹp, nhưng ngày hôm sau lại là một chuyện khác.

Ngày Thứ Bảy Tuần Thánh, ngày canh thức Phục Sinh, Đức Giáo hoàng ở gần bục hơn, chỉ cách vài mét. Thêm nữa, Đền thờ Thánh Phêrô chật ních, cũng có khoảng cả hai mươi ngàn người. Tôi ấn tượng bởi số người đông đảo như vậy. Tôi phải đơn ca phần điệp khúc Chúa Sống Lại và ca đoàn lặp lại với đám đông. Và bây giờ mới có chuyện. Tôi lầm âm điệu của điệp khúc. Và mọi người lặp lại y hệt âm điệu tôi hát, trong khi ca đoàn hợp xướng đứng bên kia hát đúng điệp khúc đã được dự trù. Một hỗn hợp nghịch âm không có gì là tiếng hát thiên cung. Không giao động, tôi tiếp tục và càng lúc càng trật đường rầy, nhưng tôi làm ra vẻ mình làm chủ tình hình, tôi dốc hết tâm trí vào đó. Người lãnh đạo hợp xướng điên lên vì tôi! Ông liếc tôi một cái nhìn như dao cắt, nhưng nó chẳng thấm gì khi tôi về ghế ngồi. Tôi đã làm hết sức mình. Sau buổi lễ những chuyện này trở thành xa lắc xa lơ vì Đức Thánh Cha đến chào từng người một chúng tôi.

– Trọng kính Đức Thánh Cha, xin cha ban phép lành cho con, tháng sau con sẽ được phong chức phó tế.

Và cha ban phép lành cho tôi! Ôi, thật là một cảm xúc tuyệt vời, được ngài ban phép lành lại thêm một lần nữa, phép lành mà tôi quá mong đợi.

Nếu tôi có thêm chút giờ, tôi sẽ nói với ngài, phép lành này là phép lành kéo dài ngài đã ban cho tôi mười một năm trước đây ở quảng trường Thánh Phêrô khi tôi hét lên xin ngài cầu nguyện cho các người trẻ có ơn gọi linh mục. Chúa thật trung thành!

 

*  *  *

 

Thời gian đào tạo ở Rôma rồi cũng kết thúc, tôi được điểm cao môn thần học.

Tất cả là chuyện của động lực. Các bề trên đề nghị tôi tiếp tục học để có bằng về linh đạo ở viện Teresianum nổi tiếng sau các viện của dòng Đa Minh, dòng Camêlô. Tôi rất thích viễn cảnh này, nhưng mặt khác tôi mong rời thế giới sách vở để đi vào phục vụ.

Cuối cùng tôi được về Pháp để sống một năm làm phó tế ở giáo phận Nîmes, giáo phận gốc của tôi.

Marta An Nguyễn dịch

 

 

“Sodoma: “Các kẻ có tội trong Giáo hội”

“Sodoma: “Các kẻ có tội trong Giáo hội”

fr.aleteia.org, Linh mục Thomas Michelet, 2019-02-17

Linh mục Thomas Michelet, Dòng Đa Minh, Giáo sư thần học Đại học giáo hoàng Thánh Tôma-Aquinô, (Angelicum) ở Rôma

Giáo hội thì vô tội nhưng những người có tội ở trong Giáo hội. Bùn lại bị bôi lên mặt Giáo hội qua quyển sách đấu tranh “Sodoma” kêu gọi tín hữu kitô tin thêm vào sự thánh thiện của Nhiệm Thể dù các thành viên của mình có nhiều khiếm khuyết. “Mỗi linh hồn hạ thấp làm Giáo hội hạ thấp, mỗi linh hồn nâng cao làm Giáo hội nâng cao.”

Lại thêm một sự kiện bất ngờ gây chấn động. Một sự kiện thêm nữa trong dòng tin tức hàng ngày đã quá đè nặng trên Giáo hội công giáo, thật sự Giáo hội không cần thêm các loại tin tức này. Đối với tín hữu thì đây là một lý do bổ sung thêm cho sự ghê tởm, cho lòng tức giận hay rối loạn vốn đã có trong lòng họ. Lần này là quyển sách có tựa đề Sodoma, có mùi gây tai tiếng (lập luận chính để bán sách). Được báo chí đại chúng đồng lượt phát hành, nghĩ rằng sẽ cung cấp cho chúng ta bí mật được Vatican giữ kín nhất (huyền thoại đồng mưu xưa cổ) : sự tồn tại ở trên đỉnh Giáo hội không phải là nhóm gây sức ép đồng tính như Đức Phanxicô đã nhận ra chuyện này, nhưng là sự có mặt của những người đồng tính ở một tỷ lệ không thể tưởng tượng khi càng lên cao trong hệ thống cấp bậc. Các con số đi từ 20% đến 80% theo các nhân chứng (một cách biệt như vậy để lại sự nghi ngờ về độ tin cậy).

Một quyển sách đấu tranh 

“Vatican, là ‘Năm mươi sắc thái người đồng tính’, ‘Fifty Shades of Gay’.” Các hồng y và giám chức Giáo triều gần như tất cả đều là người đồng tính: người giữ đạo hoặc người có tội, người công nhận hoặc người kềm nén, người tiềm ẩn hoặc người bí ẩn. Họ càng phủ nhận thì họ càng tỏ ra mình đồng tính. Bằng chứng là nét thẩm mỹ nơi phẩm phục phụng vụ của họ, áo giáo sĩ và mũ hồng, áo chùng và đăng-ten xưa cổ. Việc lên án các hành vi đồng tính là để tránh bị đưa ra ánh sáng. Đây sẽ là chìa khóa chính để thấy tất cả các quyết định lớn của giới uy quyền gần đây của Giáo hội, giải thích tối hậu cho sự cứng nhắc luân lý và ám ảnh của họ về giới tính: bác bỏ viên thuốc ngừa thai và bao cao su, ghét phụ nữ, độc thân hàng giáo sĩ…

Tác giả Frédéric Martel không che giấu hoạt động phò LGBT (đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới) của mình. Ông đã xuất bản nhiều sách trong chiều hướng này: (La Longue Marche des gays, 2002 ; Le Rose et le Noir, Les Homosexuels en France depuis 1968, 2008 ; Global Gay, 2013). Mục đích của quyển sách mới này là gì? Không phải để tố cáo chính các thực hành này mà ông cho là hợp pháp, nhưng tố cáo tính đạo đức giả của nó. Thay đổi đạo đức Giáo hội từ một trạng thái thực tế đơn giản qua một trạng thái sống được công nhận như vậy. Nói tóm lại, “hôn nhân cho tất cả” ngay cả đối với giáo sĩ và thậm chí là giữa chính họ. 

Dấu ấn của ý thức hệ

Sẽ là không công bằng khi nghi ngờ tính chuyên nghiệp và tính khách quan của một cuộc điều tra lớn như vậy (bốn năm làm việc ở ba mươi quốc gia, gặp 1500 người trong đó có 41 hồng y, 52 giám mục và 45 sứ thần) khi kết án tác giả bị lầm lẫn với việc đi tìm hiện sinh hơi bị ám ảnh. Tuy nhiên chúng ta có thể đặt vấn đề. Khi một bài phát biểu là tổng thể, nguyên ngữ và không làm giả được thì thường thường đó là dấu hiệu của một ý thức hệ. Bản thân các nhân chứng có thể dẫn đến việc phóng đại một hiện tượng khi không mô tả thực tế một cách trung thực, nhưng phóng chiếu nó theo cuộc hiện sinh riêng của mình bằng các cơ chế thường vô thức để tự biện minh. Đối với cái búa, bất cứ chuyện gì rồi cuối cùng cũng giống cái đinh.

Có một mâu thuẫn nào đó khi một bên là khẳng định mối dây liên hệ chặt chẽ giữa sự tồn tại của một “đạo quân đồng tính” này ở Vatican và cấm nói về các vấn đề ấu dâm, một bên là phủ nhận tất cả liên hệ giữa ấu dâm và đồng tính không? Có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi ngày ra mắt sách trùng với ngày các chủ tịch hội đồng giám mục toàn cầu về Rôma để thảo luận các vấn đề này không?

Các tội lỗi xưa như thế giới

Các dè chừng này đã được làm, chỉ còn lại là một tập hợp các sự kiện được thiết lập bởi một số lớn các chứng cứ mà người ta không thể khoác tay gạt đi. Trong bài bình luận của nhà báo, nhà vatican học Jean-Marie Guénois trên tờ Figaro, ông nhận thấy điều này chỉ xác nhận các lời cáo buộc của cựu sứ thần Vigano, nhất là sự tồn tại các mạng lưới hoạt động để hợp pháp hóa liên minh đồng tính. Nhà vatican học không đặt vấn đề sự tồn tại của đồng tính nhưng về tầm quy mô và ảnh hưởng thực sự của họ, tác động họ có thể có trên sự từ chức của Đức Bênêđictô XVI và nhất là quyền uy của Giáo hội bắt nguồn từ một lô-gích hoàn toàn khác với truyền thống đã có từ hai ngàn năm nay.

Tốt hơn là nắm từ trên cao. Tất cả những điều này dạy chúng ta chuyện gì? Về cơ bản thì không có gì nhiều, nếu không muốn nói, ở đâu có con người thì ở đó “chuyện đê hèn” (Thánh Phanxicô Salê). Không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời. Các chuyện này xưa cổ như thế giới. Hay đúng hơn xưa cổ như tội, vì ngay từ đầu Chúa không tạo dựng thế giới như vậy. Chính tội mới xưa cổ, còn ơn Chúa thì không ngừng làm mới. Và Giáo hội là khí cụ Chúa chọn để truyền ơn của Ngài cho chúng ta.

Giáo hội thánh thiện…

Và chúng ta đừng quên, Giáo hội trong huyền nhiệm của nó trên hết là thiêng liêng: trong nguồn gốc, trong nền tảng, trong cùng đích và trong hành động cứu rỗi của Giáo hội. Vì chỉ có Chúa mới cứu được tội. Chắc chắn Giáo hội cũng là con người, hoàn toàn là con người; đôi khi còn quá là người. Nhưng Thiên Chúa yêu thương tính người này đến mức mặc xác phàm với chúng ta. Không phải vì yêu tội của chúng ta nhưng nhưng để giải thoát chúng ta khỏi tội. Được cứu, được tái sinh, được kêu gọi không ngừng có một đời sống mới qua nhân tính thánh thiện của Chúa Con và qua Giáo hội, người truyền bá Chúa Con mọi nơi, mọi lúc dưới sự hướng dẫn của Thần Khí. Nếu Giáo hội có thể kêu gọi chúng ta nên thánh, nếu Giáo hội có thể truyền cho chúng ta sự thánh thiện của Thiên Chúa, thì chính vì Giáo hội là thánh.

Như thế chúng ta phải tuyên xưng đức tin: “Tôi tin một Giáo hội thánh thiện, công giáo và tông truyền (Credo… unam, sanctam, catholicam et apostolicam Ecclesiam). Đúng, tôi tin Giáo hội là thánh. Giáo hội là thánh. Đó là một bài viết đức tin: một bí ẩn sâu sắc mà chúng ta sẽ không bao giờ nhận biết và hiểu được, ngoại trừ dưới ánh sáng của đức tin. Và đức tin dẫn chúng ta trên con đường tin.

… nhưng các thành viên của Giáo hội là những kẻ có tội

Giáo hội là thánh nhưng lại được xây dựng bởi những người tội lỗi. Vì những người tội lỗi ở trong Giáo hội: thậm chí Giáo hội lại được làm cho họ. Không phải để họ vẫn là kẻ có tội nhưng để họ trở nên thánh. Chính bản thân Giáo hội không có tội vì Chúa Kitô muốn Hiền thê của mình thánh thiện và vô nhiễm. Có rất nhiều thành viên của Giáo hội là các chân phước trên trời. Nhưng Giáo hội trên trời và Giáo hội trần thế chỉ là một. Người Chồng và Người Vợ là cùng một thân xác: Giáo hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các thành viên của Giáo hội là kẻ có tôi, nhưng trong họ, Chúa Kitô không phạm tội. Giáo hội thánh thiện luôn bị biến dạng và phải luôn cải cách (semper deformata, semper reformanda) nhưng qua các thành viên của mình. Giáo hội phải được thanh tẩy không ngừng: không phải do tội lỗi của Giáo hội vì Giáo hội là thánh, nhưng do tội lỗi của các thành viên trong Giáo hội: phải ăn năn và đền tội để họ được trở lại. Và Giáo hội này phải làm việc đền tội, đó là chúng ta.

Mỗi linh hồn hạ thấp vì tội làm Giáo hội hạ thấp. Mỗi linh hồn được nâng cao bằng ân sủng thì sẽ nâng cao thế giới và nâng cao Giáo hội. Ước mong bùn mà chúng ta thấy trên gương mặt của Giáo hội vì các thành viên của Giáo hội là dịp cho chúng ta có một hành vi đức tin, một sự trở lại sâu đậm trong hy vọng, và một sư đền tạ trong hiệp thông với đức ái của Nhiệm Thể Chúa Kitô. “Khóc  vì tội lỗi của mình. Và nếu mình không có tội thì hãy khóc cho tội của người khác.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

 

Trục xuất cựu hồng y Theodore McCarrick khỏi hàng giáo sĩ: “Không một giám mục nào ở trên luật của Giáo hội”

Trục xuất cựu hồng y Theodore McCarrick khỏi hàng giáo sĩ: “Không một giám mục nào ở trên luật của Giáo hội”
la-croix.com, Anne-Bénédicte Hoffner, 2019-02-16
Nhân danh chủ tịch Hội đồng giám mục Mỹ, hồng y DiNardo ca ngợi “quyết tâm của Đức Phanxicô trong việc trục xuất cựu hồng y McCarrick ra khỏi hàng giáo sĩ.
Theo báo chí Mỹ, ông McCarrick có đủ lợi tức để sống mà không cần đến sự hỗ trợ của cựu giáo phận Washington của mình.
Trong bản tuyên bố của hồng y Daniel DiNardo giáo phận Galveston-Houston, chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ cho biết: “Thông báo của Tòa Thánh về vụ ông Theodore McCarrick là dấu hiệu cho thấy các vụ lạm dụng không được dung thứ”. Sáng thứ bảy, Bộ Giáo lý Đức tin loan báo cựu hồng y, cựu Tổng Giám mục giáo phận Washington bị kết vào tội lạm dụng tình dục: “Bị cáo đã nhận các tội sau trong cương vị của một linh mục: xúi giục khi giải tội, vi phạm điều răn thứ sáu với trẻ vị thành niên và người lớn với sự lạm quyền trầm trọng”.
Quyết tâm
Quyết định này được đưa ra vào ngày thứ hai 11 tháng 2 bởi Đại hội Tu hội  – buổi họp hàng tuần của các nhà có trách nhiệm – và được xác nhận vào ngày thứ tư 13 tháng 2 bởi phiên họp của các hồng y và các Tổng Giám mục thành viên của Bộ Giáo lý Đức tin. Và đã thông báo cho đương sự ngày thứ sáu 15 tháng 2.
Hồng y Daniel DiNardo, chủ tịch hội đồng giám mục Mỹ tuyên bố: “Không có giám mục nào dù có ảnh hưởng đến đâu được ở trên giáo luật và phán quyết này là một bước nhỏ trong số các bước khác tiến đến việc chữa lành”.
 Ngài xác nhận: “Đối với giám mục chúng tôi, điều này củng cố quyết tâm của chúng tôi phải chịu trách nhiệm trước Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô. Tôi biết ơn Đức Phanxicô về đường lối quyết liệt mà ngài hướng dẫn cho sự đáp trả của Giáo hội”.
Lời tuyên bố kết thúc với lời kêu gọi các nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục bởi một thành viên trong Giáo hội công giáo hãy liên hệ với các cơ quan luật pháp địa phương và giáo phận.
Tiền tiết kiệm và tiền hưu hàng tháng
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử cận đại một hồng y bị truất khỏi chức giáo sĩ. Một công văn từ Cơ quan Công giáo Mỹ được công bố vào hôm trước thông báo của Tòa Thánh cho biết, các người “thân cận” với cựu hồng y cho biết ông có “phương tiện tài chánh riêng” từ “tiền tiết kiệm và tiền hưu hàng tháng”.
Trong những tháng gần đây, giáo phận Washington, giáo phận cuối cùng của cựu hồng y “đảm trách các chi phí của đan viện Kansas nơi ông sống hiện nay trong cầu nguyện và đền tội”. Khi một linh mục bị trục xuất khỏi hàng giáo sĩ, giáo luật quy định cựu giáo phận cũ của họ không phải cung cấp phương tiện “sinh hoạt” cho họ nữa.
Vì lý do này mà nhiều linh mục phạm tội lạm dụng tình dục khi “tuổi đã quá cao hoặc tình trạng sức khỏe suy yếu” được Giáo hội đặt trong các nhà thường trú có giám sát, “biết rằng họ không có cách nào để sinh sống”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Ấu dâm: Các linh mục Mỹ được chữa trị ở tỉnh bang Ontario, Canada
Làm thế nào để “săn sóc” các linh mục ấu dâm? 
Các linh mục bị kết án tội ấu dâm bây giờ như thế nào

Mười sách linh đạo hàng đầu của tôi năm 2018

Mười sách linh đạo hàng đầu của tôi năm 2018

Ronald Rolheiser, 2018-12-31

Năm nay, tôi có đọc một số tiểu thuyết và sách bình luận xã hội rất hay, nhưng tôi xin tập trung vào các quyển sách có liên hệ rõ rệt đến linh đạo.

Trước hết, tôi xin có lời biện bạch. Thị hiếu là riêng cho mỗi người, xin các bạn lưu ý khi đọc các sách do tôi giới thiệu. Đây là những quyển sách tôi thích, tôi cảm được, và tôi tin là sẽ có ích cho ai đang tìm hướng dẫn và hứng khởi trên đường lữ hành. Có lẽ chúng sẽ không nói với bạn hệt như đã nói với tôi.

Những sách linh đạo nào tôi thấy hữu ích nhất trong năm 2018?

Phúc âm của Julia, Soi rọi Cuộc đời và những Mặc khải của Julian thành Norwich [Julian’s Gospel, Illuminating the Life and Revelations of Julian of Norwich], của Veronica Mary Rolf.

Julian thành Norwich là một trong các nhà thần nghiệm Kitô giáo lớn nhất, nhưng đối với đa số độc giả, suy tư của thánh nữ thì không dễ tiếp cận chút nào. Quyển sách này là một giới thiệu rất hay về cuộc đời và những bài viết của thánh nữ, và nêu bật thánh nữ là một ốc đảo linh đạo trù phú đến mức nào vào một thời mà hầu hết thế giới Kitô giáo nghĩ về Thiên Chúa theo kiểu rất khắc nghiệt.

Thử Kinh Lạy Cha, Một Thực hành Thiêng liêng đem lại Biến đổi [To Dare The Our Father, A Transformative Spiritual Practice], của John Shea.

Shea lấy từng phần trong Kinh Lạy Cha để thách thức chúng ta về những khía cạnh khác nhau trong đời, nhất là đối diện với đấu tranh để hòa giải với tha nhân. Phần về cuộc đấu tranh của Chúa Giêsu trong vườn Giếtsêmani đặc biệt sâu sắc và thấu suốt.

Đây là Tất cả sao? [ Is This All There Is?], của Gerhard Lohfink

Một học giả kinh thánh tầm thế giới đi vào vấn đề đời sau được nhắc đến trong Kinh thánh. Đây là kiến thức học giả hàng đầu được biến chuyển sao cho dễ hiểu với tất cả mọi người. Lohfink là một học giả và là thầy giáo có tài. Đây là khóa học cấp đại học về đời sau cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu, bất kỳ mức độ học thuật của họ như thế nào.

Linh đạo Một Nghệ thuật Sống [Spirituality An Art of Living], của Benoit Standaert

Standaert là một tu sĩ dòng Biển Đức người Hà Lan, và quyển sách dễ đọc nhờ được chia thành nhiều bài suy niệm ngắn, là hòn ngọc của khôn ngoan và thách thức. Những người với nền tảng kiến thức Tin Lành và Anh giáo, được học theo kiểu kinh điển của Oswald Chambers sẽ hiểu ý tôi khi tôi nói đây là một quyển “Cần Hết sức” cho mọi Kitô hữu.

Linh hồn Không tuổi, Hành trình Cuộc đời hướng đến Ý nghĩa và Niềm vui [Ageless Soul, The Lifelong Journey Toward Meaning and Joy], của Thomas Moore

Moore luôn lỗi lạc, và quyển sách này cũng không ngoại lệ. Ngài là một trong những hộ vệ linh hồn vĩ đại nhất cho thế hệ chúng ta. Nhưng quyển sách có một chủ đề khá phải dè chừng. Có người sẽ thấy nó hơi quá đà vì thiếu những hạn chế tôn giáo. Có lẽ là thế, nhưng nó là một quyển sách xuất sắc.

Sáng tạo và Thập giá, Lòng thương xót của Chúa cho một Hành tinh Lâm nguy [Creation and the Cross, The Mercy of God for a Planet in Peril], của Elizabeth Johnson

Một trong những thần học gia hàng đầu của thế hệ chúng ta, đã đẩy suy tư của xơ và của chúng ta nữa đi xa hơn về việc sự nhập thể của Thiên Chúa, trong Chúa Kitô, là một “nhập thể sâu xa” tác động đến tạo hóa vật chất cũng như nhân loại. Chúa Kitô đến không phải chỉ để cứu con người trên trái đất này, mà còn để cứu chính trái đất. Chúa Kitô cũng đi vào tự nhiên. Xơ Johnson giúp giải thích vì sao chúng ta cần hiểu rõ điều này hơn. Quyển này bao gồm một tổng hợp thần học chuyên ngành về các quan điểm Kitô giáo đối với lý do Chúa Kitô đến trái đất.

Mười hai Quy luật Cuộc sống, Thuốc giải cho Hỗn loạn [12 Rules for Life, An Antidote to Chaos], của Jordan Peterson

Đây là một trong những quyển sách được tranh luận nhiều nhất trong năm qua. Một quyển sách hay, thông tuệ, dù cho bạn không đồng ý với toàn bộ hay hầu hết mọi lời ông nói. Một vài người bảo thủ đã dùng quyển sách này một cách rất chọn lọc để áp dụng phù hợp cho mục đích của họ, cũng như một số người theo chủ nghĩa tự do đã bác bỏ bất công quyển sách này vì một vài luận điểm tấn công những quá đáng của phái tự do. Với tôi, cả hai kiểu trên đều không đúng. Chiều sâu và sắc thái chung của Peterson không phải để bị cánh hữu lợi dụng và cánh tả chỉ trích. Xét cho cùng, Peterson đã rơi vào cảnh như Chúa Giêsu khi Ngài có Bài giảng trên núi. Tiêu đề của quyển sách này cũng thật đáng tiếc, vì nó đem lại ấn tượng đây chỉ là một quyển sách tự lực nữa mà thôi. Nhưng nó không phải vậy đâu.

Thinh lặng và Vẻ đẹp [Silence and Beauty], của Makoto Fujimura

Đây là một quyển sách hay, viết bởi một nghệ sĩ khá hòa hợp với mỹ học. Đây là một quyển sách về nghệ thuật, đức tin và tôn giáo. Fujimura là một Kitô hữu và một nghệ sĩ có tâm. Với hầu hết mọi người, điều này sẽ dẫn đến căng thẳng, nhưng Fujimura không chỉ cho thấy mình có thể giữ đức tin và nghệ thuật sát cánh bên nhau, ông còn có một lời biện giải sắc sảo cho tôn giáo.

Tiểu sử của Thinh lặng [Biography of Silence], của Pablo d’Ors

Cha Ors là người Tây Ban Nha với các tiểu thuyết và các sách linh đạo. Quyển sách nhỏ, ngắn và dễ đọc này có thể là một món hay với bất kỳ ai, dù vô thức cảm thấy cầu nguyện không đáng để mình bỏ thì giờ và bỏ công. Viết từ thói quen suy niệm thinh lặng, cha Ors cho ta thấy cầu nguyện có thể đem lại ơn ích gì cho cuộc sống. 

Hướng đến Đền tội Đồng cỏ [Towards a Prairie Atonement], của Trevor Herriot

Herriot là tác giả người Canada, và trong quyển sách mới nhất này, ông cho rằng khi mình làm tổn thương ai đó, thì cần có việc đền tội để hòa giải, thì mối quan hệ của chúng ta với trái đất cũng thế. Vì những xâm phạm lâu nay, chúng ta cần có việc đền tội tích cực đối với trái đất.

Tôi xin chúc các bạn đọc sách vui vẻ!

J.B. Thái Hòa dịch

Tim Guénard: Đức Phanxicô là gương mẫu phải theo

Tim Guénard: Đức Phanxicô là gương mẫu phải theo

Lời tuyên bố yêu thương của văn sĩ Pháp Tim Guénard

fr.aleteia.org, Paul de Dinechin, 2019-02-14

Ghé Rôma để làm chứng cho đời sống lên xuống của mình và cho tình yêu với “Big Boss” – Chúa -, ông Tim Guénard đến Vatican. Theo ông, với sự tinh tế tuyệt vời của ngài, Đức Phanxicô là tấm gương phải theo của tất cả người công giáo.

Aleteia: Lý do nào để ông đến Rôma?

Tim Guénard: Một chương trình truyền hình mời tôi đến nói chuyện về điều răn thứ tư: thảo kính cha mẹ. Tôi cũng có một buổi diễn thuyết ở một giáo xứ la-mã. Nhân dịp này tôi đi một vòng đến Vatican vì là kitô hữu Giáo hội la-mã, tôi rất mến Vatican. Không thể đến đây mà không cám ơn nơi đầu tiên của nền tảng đức tin kitô.

Vì sao ông gắn kết với Giáo hoàng? Tôi vô cùng yêu mến Đức Gioan-Phaolô II, Đức Bênêđictô XVI và bây giờ là Đức Phanxicô. Nhìn và nghe những gì ngài nói là một chuyện làm cho mình thấy thư thái. Tôi đặc biệt xúc động thì thấy ở tuổi của ngài, ngài cúi xuống để nói chuyện với những người đang ngồi. Và để thấy sự phong phú của ngài ở tuổi 82. Giáo hội phản ứng ngược lại với xã hội: ở tuổi 65 về hưu, xã hội bỏ mình vào thùng rác. Giáo hội thì ngược lại: bầu giáo hoàng ở tuổi về hưu. Và khi chúng ta thấy sự phong phú của các giáo hoàng ở tuổi này thì đó không phải là sai: đó là tấm gương phải theo. 

Cái gì làm ông xúc động nhất nơi Đức Phanxicô kể từ đầu giáo triều của ngài? Ngài là hình ảnh của Chúa Giêsu. Ngài nhắc lại cho chúng ta nhớ, Big Boss yêu chúng ta đến mức như thế nào và ngài là sứ giả của Chúa. Ngài đặt bước chân của mình trong bước chân của Chúa Kitô. Ngài tế nhị, dịu dàng, đến với người khác với lòng trắc ẩn, với đức ái, ngài không ngại lòng thương xót. Nói tóm lại, tất cả ơn mà Giáo hội giới thiệu với chúng ta từ 2000 năm nay.

Ông đã dự buổi tiếp kiến chung của giáo hoàng, ông nghĩ gì về bài giáo lý của ngài? Ngài nói về Kinh Lạy Cha rất hay. Bài giáo lý này rất mạnh, dù khi mình không thông minh lắm thì mình cũng hiểu vì nó trực tiếp nói với quả tim mình. Ngài nhắc nhở, trong Kinh Lạy Cha không có chữ “tôi”, chúng ta không cầu nguyện một mình, cho mình nhưng chúng ta cùng cầu nguyện “chung”. Đó là các chi tiết cụ thể. Chẳng có gì là trí thức, Chúa Giêsu cũng nói với chúng ta qua dụ ngôn. Các ngư dân như Thánh Phêrô không học đại học nhưng họ hiểu Chúa Giêsu. Đó là những gì tôi yêu nơi Đức Phanxicô: dù mình không thông minh, ngài nói một cách làm cho mình thông minh.

ĐTC Phanxicô: Trong Kinh Lạy Cha không có từ “tôi”,

Trong buổi tiếp kiến, ngài cũng xin cầu nguyện cho những người đi tìm Chúa và có lòng trắc ẩn với họ… Ngài có lý: và đúng, và đẹp. Đó là những gì tôi luôn nói với những người cho rằng mình không có đức tin: nếu bạn có tình yêu, bác có đức tin vì bạn làm cho Lời Chúa sống động. “Mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho chính Ta vậy” (Mt 25, 40). Có những người cầu nguyện và quên yêu thương: đó chỉ là lời họ cầu nhầu với Chúa nhân lành. Chúng ta là tín hữu, chúng ta có thể làm hỏng Lời Chúa và đôi khi thật khó để nghe lại sau lưng mình. Khi có người nói với tôi họ không cầu nguyện được, tôi nói với họ không sao, tôi yêu thương họ và vai trò của tôi là tôi cầu nguyện thay cho họ. Và đây là điều chúng ta gọi là hỗ trợ tinh thần.

Sau buổi tiếp kiến chung, ông có dịp chào Đức Phanxicô không? Có, và đây là một món quà thật đẹp, tôi may mắn được gặp ngài. Ngài xin chúng tôi cầu nguyện nhiều cho ngài vì ngài rất cần. Ngài đơn sơ nói thật khó khăn. Chúng tôi nói với ngài, chúng tôi yêu ngài. Đức Thánh Cha như ngọn núi Everest của thế giới kitô. 

Ông có dịp gặp Đức Gioan-Phaolô I năm 1978. Ông giữ kỷ niệm nào với ngài? Nụ cười và tính cách dễ gần của ngài. Ngay khi tôi nghe có cuộc bầu chọn tân giáo hoàng, tôi đến Rôma bằng cách xin đi quá giang. Khi đến nơi, tình cờ tôi gặp ngài. Tôi là người gần với các người khất thực ở Đền thờ Đức Bà Cả. Một ngày nọ, các hiến binh hoảng sợ tìm giáo hoàng khắp nơi, họ nghĩ ngài trốn đâu đó. Ngài ra khỏi Vatican và đến Đền thờ Đức Bà Cả để giải tội, bắt đầu với các người nghèo. Bỗng nhiên, mọi người nhận ra giáo hoàng đang giải tội cho mình.

Đức Gioan-Phaolô I (1912-1978)

Các giáo hoàng khác đã làm ông xúc động? Một trong các giáo hoàng đầu tiên, giáo hoàng Calixte I. Ngài là nô lệ trước khi làm giáo hoàng. Nhất là ngài là giáo hoàng đầu tiên nói đến lòng thương xót, trước cả Đức Gioan-Phaolô II. Giáo hoàng này đã làm cho tôi trở nên tốt vì ngài là một tội nhân thật sự. Thật tuyệt khi biết ngài xuất thân từ một gia đình gàn gàn dở dở như gia đình tôi, ngài hiểu hết hoàn cảnh con người, và ngài có kinh nghiệm của sự trở lại. Ngài giống như Thánh Phaolô: tông đồ của lửa.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài mới nhất