“Sodoma: “Các kẻ có tội trong Giáo hội”

738

“Sodoma: “Các kẻ có tội trong Giáo hội”

fr.aleteia.org, Linh mục Thomas Michelet, 2019-02-17

Linh mục Thomas Michelet, Dòng Đa Minh, Giáo sư thần học Đại học giáo hoàng Thánh Tôma-Aquinô, (Angelicum) ở Rôma

Giáo hội thì vô tội nhưng những người có tội ở trong Giáo hội. Bùn lại bị bôi lên mặt Giáo hội qua quyển sách đấu tranh “Sodoma” kêu gọi tín hữu kitô tin thêm vào sự thánh thiện của Nhiệm Thể dù các thành viên của mình có nhiều khiếm khuyết. “Mỗi linh hồn hạ thấp làm Giáo hội hạ thấp, mỗi linh hồn nâng cao làm Giáo hội nâng cao.”

Lại thêm một sự kiện bất ngờ gây chấn động. Một sự kiện thêm nữa trong dòng tin tức hàng ngày đã quá đè nặng trên Giáo hội công giáo, thật sự Giáo hội không cần thêm các loại tin tức này. Đối với tín hữu thì đây là một lý do bổ sung thêm cho sự ghê tởm, cho lòng tức giận hay rối loạn vốn đã có trong lòng họ. Lần này là quyển sách có tựa đề Sodoma, có mùi gây tai tiếng (lập luận chính để bán sách). Được báo chí đại chúng đồng lượt phát hành, nghĩ rằng sẽ cung cấp cho chúng ta bí mật được Vatican giữ kín nhất (huyền thoại đồng mưu xưa cổ) : sự tồn tại ở trên đỉnh Giáo hội không phải là nhóm gây sức ép đồng tính như Đức Phanxicô đã nhận ra chuyện này, nhưng là sự có mặt của những người đồng tính ở một tỷ lệ không thể tưởng tượng khi càng lên cao trong hệ thống cấp bậc. Các con số đi từ 20% đến 80% theo các nhân chứng (một cách biệt như vậy để lại sự nghi ngờ về độ tin cậy).

Một quyển sách đấu tranh 

“Vatican, là ‘Năm mươi sắc thái người đồng tính’, ‘Fifty Shades of Gay’.” Các hồng y và giám chức Giáo triều gần như tất cả đều là người đồng tính: người giữ đạo hoặc người có tội, người công nhận hoặc người kềm nén, người tiềm ẩn hoặc người bí ẩn. Họ càng phủ nhận thì họ càng tỏ ra mình đồng tính. Bằng chứng là nét thẩm mỹ nơi phẩm phục phụng vụ của họ, áo giáo sĩ và mũ hồng, áo chùng và đăng-ten xưa cổ. Việc lên án các hành vi đồng tính là để tránh bị đưa ra ánh sáng. Đây sẽ là chìa khóa chính để thấy tất cả các quyết định lớn của giới uy quyền gần đây của Giáo hội, giải thích tối hậu cho sự cứng nhắc luân lý và ám ảnh của họ về giới tính: bác bỏ viên thuốc ngừa thai và bao cao su, ghét phụ nữ, độc thân hàng giáo sĩ…

Tác giả Frédéric Martel không che giấu hoạt động phò LGBT (đồng tính nam, đồng tính nữ, song tính và chuyển giới) của mình. Ông đã xuất bản nhiều sách trong chiều hướng này: (La Longue Marche des gays, 2002 ; Le Rose et le Noir, Les Homosexuels en France depuis 1968, 2008 ; Global Gay, 2013). Mục đích của quyển sách mới này là gì? Không phải để tố cáo chính các thực hành này mà ông cho là hợp pháp, nhưng tố cáo tính đạo đức giả của nó. Thay đổi đạo đức Giáo hội từ một trạng thái thực tế đơn giản qua một trạng thái sống được công nhận như vậy. Nói tóm lại, “hôn nhân cho tất cả” ngay cả đối với giáo sĩ và thậm chí là giữa chính họ. 

Dấu ấn của ý thức hệ

Sẽ là không công bằng khi nghi ngờ tính chuyên nghiệp và tính khách quan của một cuộc điều tra lớn như vậy (bốn năm làm việc ở ba mươi quốc gia, gặp 1500 người trong đó có 41 hồng y, 52 giám mục và 45 sứ thần) khi kết án tác giả bị lầm lẫn với việc đi tìm hiện sinh hơi bị ám ảnh. Tuy nhiên chúng ta có thể đặt vấn đề. Khi một bài phát biểu là tổng thể, nguyên ngữ và không làm giả được thì thường thường đó là dấu hiệu của một ý thức hệ. Bản thân các nhân chứng có thể dẫn đến việc phóng đại một hiện tượng khi không mô tả thực tế một cách trung thực, nhưng phóng chiếu nó theo cuộc hiện sinh riêng của mình bằng các cơ chế thường vô thức để tự biện minh. Đối với cái búa, bất cứ chuyện gì rồi cuối cùng cũng giống cái đinh.

Có một mâu thuẫn nào đó khi một bên là khẳng định mối dây liên hệ chặt chẽ giữa sự tồn tại của một “đạo quân đồng tính” này ở Vatican và cấm nói về các vấn đề ấu dâm, một bên là phủ nhận tất cả liên hệ giữa ấu dâm và đồng tính không? Có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi ngày ra mắt sách trùng với ngày các chủ tịch hội đồng giám mục toàn cầu về Rôma để thảo luận các vấn đề này không?

Các tội lỗi xưa như thế giới

Các dè chừng này đã được làm, chỉ còn lại là một tập hợp các sự kiện được thiết lập bởi một số lớn các chứng cứ mà người ta không thể khoác tay gạt đi. Trong bài bình luận của nhà báo, nhà vatican học Jean-Marie Guénois trên tờ Figaro, ông nhận thấy điều này chỉ xác nhận các lời cáo buộc của cựu sứ thần Vigano, nhất là sự tồn tại các mạng lưới hoạt động để hợp pháp hóa liên minh đồng tính. Nhà vatican học không đặt vấn đề sự tồn tại của đồng tính nhưng về tầm quy mô và ảnh hưởng thực sự của họ, tác động họ có thể có trên sự từ chức của Đức Bênêđictô XVI và nhất là quyền uy của Giáo hội bắt nguồn từ một lô-gích hoàn toàn khác với truyền thống đã có từ hai ngàn năm nay.

Tốt hơn là nắm từ trên cao. Tất cả những điều này dạy chúng ta chuyện gì? Về cơ bản thì không có gì nhiều, nếu không muốn nói, ở đâu có con người thì ở đó “chuyện đê hèn” (Thánh Phanxicô Salê). Không có gì mới dưới ánh sáng mặt trời. Các chuyện này xưa cổ như thế giới. Hay đúng hơn xưa cổ như tội, vì ngay từ đầu Chúa không tạo dựng thế giới như vậy. Chính tội mới xưa cổ, còn ơn Chúa thì không ngừng làm mới. Và Giáo hội là khí cụ Chúa chọn để truyền ơn của Ngài cho chúng ta.

Giáo hội thánh thiện…

Và chúng ta đừng quên, Giáo hội trong huyền nhiệm của nó trên hết là thiêng liêng: trong nguồn gốc, trong nền tảng, trong cùng đích và trong hành động cứu rỗi của Giáo hội. Vì chỉ có Chúa mới cứu được tội. Chắc chắn Giáo hội cũng là con người, hoàn toàn là con người; đôi khi còn quá là người. Nhưng Thiên Chúa yêu thương tính người này đến mức mặc xác phàm với chúng ta. Không phải vì yêu tội của chúng ta nhưng nhưng để giải thoát chúng ta khỏi tội. Được cứu, được tái sinh, được kêu gọi không ngừng có một đời sống mới qua nhân tính thánh thiện của Chúa Con và qua Giáo hội, người truyền bá Chúa Con mọi nơi, mọi lúc dưới sự hướng dẫn của Thần Khí. Nếu Giáo hội có thể kêu gọi chúng ta nên thánh, nếu Giáo hội có thể truyền cho chúng ta sự thánh thiện của Thiên Chúa, thì chính vì Giáo hội là thánh.

Như thế chúng ta phải tuyên xưng đức tin: “Tôi tin một Giáo hội thánh thiện, công giáo và tông truyền (Credo… unam, sanctam, catholicam et apostolicam Ecclesiam). Đúng, tôi tin Giáo hội là thánh. Giáo hội là thánh. Đó là một bài viết đức tin: một bí ẩn sâu sắc mà chúng ta sẽ không bao giờ nhận biết và hiểu được, ngoại trừ dưới ánh sáng của đức tin. Và đức tin dẫn chúng ta trên con đường tin.

… nhưng các thành viên của Giáo hội là những kẻ có tội

Giáo hội là thánh nhưng lại được xây dựng bởi những người tội lỗi. Vì những người tội lỗi ở trong Giáo hội: thậm chí Giáo hội lại được làm cho họ. Không phải để họ vẫn là kẻ có tội nhưng để họ trở nên thánh. Chính bản thân Giáo hội không có tội vì Chúa Kitô muốn Hiền thê của mình thánh thiện và vô nhiễm. Có rất nhiều thành viên của Giáo hội là các chân phước trên trời. Nhưng Giáo hội trên trời và Giáo hội trần thế chỉ là một. Người Chồng và Người Vợ là cùng một thân xác: Giáo hội là Nhiệm Thể Chúa Kitô. Các thành viên của Giáo hội là kẻ có tôi, nhưng trong họ, Chúa Kitô không phạm tội. Giáo hội thánh thiện luôn bị biến dạng và phải luôn cải cách (semper deformata, semper reformanda) nhưng qua các thành viên của mình. Giáo hội phải được thanh tẩy không ngừng: không phải do tội lỗi của Giáo hội vì Giáo hội là thánh, nhưng do tội lỗi của các thành viên trong Giáo hội: phải ăn năn và đền tội để họ được trở lại. Và Giáo hội này phải làm việc đền tội, đó là chúng ta.

Mỗi linh hồn hạ thấp vì tội làm Giáo hội hạ thấp. Mỗi linh hồn được nâng cao bằng ân sủng thì sẽ nâng cao thế giới và nâng cao Giáo hội. Ước mong bùn mà chúng ta thấy trên gương mặt của Giáo hội vì các thành viên của Giáo hội là dịp cho chúng ta có một hành vi đức tin, một sự trở lại sâu đậm trong hy vọng, và một sư đền tạ trong hiệp thông với đức ái của Nhiệm Thể Chúa Kitô. “Khóc  vì tội lỗi của mình. Và nếu mình không có tội thì hãy khóc cho tội của người khác.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch