Đằng sau chuyến đi Mông Cổ, Đức Phanxicô gởi thông điệp đến Nga và Trung quốc
Đức Phanxicô kết thúc chuyến tông du tuần này đến Mông Cổ, quốc gia nằm giữa Nga và Trung quốc. Khi gặp giáo dân của cộng đồng công giáo nhỏ bé, chỉ có không đầy 1.500 người, ngài như muốn gởi một thông điệp trước hết cho hai cường quốc trong khu vực là Matxcova và Bắc Kinh.
rfi.fr, 2023-09-03
Đức Phanxicô chào đón giáo dân tham dự thánh lễ ở Oulan-Bator ngày chúa nhật 3 tháng 9, một số vẫy cờ Trung Quốc. © Ng Han Guan / AP
Nhiều giáo dân công rất kín đáo khi họ đi Mông Cổ vì việc giữ đạo ở Trung quốc rất phức tạp. Khi bay trên không phận Trung quốc ngày thứ sáu, Đức Phanxicô gởi thông điệp đầu tiên đến chủ tịch Tập Cận Bình và một lần nữa vào cuối chuyến đi, ngài khẳng định, các chính phủ không có gì phải sợ Giáo hội công giáo vì Giáo hội không có mục đích chính trị.
Dĩ nhiên thông điệp muốn gởi đến Trung quốc, nhưng ngài cũng kêu gọi người công giáo Trung quốc hãy là người công dân tốt. Theo ông Michel Chambon, thần học gia, nhà nhân chủng học, chuyên gia về người công giáo ở châu Á và là thành viên của Viện Nghiên cứu châu Á của Singapore, Đức Phanxicô “khẳng định – ngài và người tiền nhiệm – người công giáo không phải là mối nguy hiểm với chính phủ Trung quốc. Tòa Thánh không ngừng lặp lại và nhấn mạnh, tuy nhiên, thái độ của Trung quốc vẫn rất do dự, thậm chí còn nghi ngờ”.
“Thật sự ngài đã đến gần Trung quốc, chỉ cách thủ đô Trung quốc vài trăm cây số, và chính Tòa Thánh đã giữ thăng bằng khi nói rằng chuyến đi này không phải là một chuyến đi ủy quyền đến Nga hay Trung quốc, đây là chuyến đi, đến Mông Cổ và với người Mông Cổ. Ở đó, tối nay, khi đứng trước giám mục đương nhiệm Stephen Chow và hồng y tiền nhiệm John Tong Hon đến từ Hồng Kông, ngài nói một cách rõ ràng về người dân Trung quốc cũng như vị trí của người công giáo ở Trung Quốc, rõ ràng ngài đã đặt một ngón chân hoặc nửa bàn chân vào Trung quốc. Ngài gởi một thông điệp rất rõ ràng: nếu Trung Quốc chưa nghe thấy, thì ngài nhấn mạnh với họ: “Tôi yêu các bạn và xin các bạn đừng sợ người công giáo.”
Theo chuyên gia Michel Chambon, ngài đã gởi “một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc”
Nhưng ngoài Trung quốc, ngài cũng gởi một thông điệp đến nước Nga, nước láng giềng lớn khác của Mông Cổ. Theo chuyên gia Chambon, khi đề cập đến chủ đề hòa bình và “phi hạt nhân hóa”, ngài đã “nháy mắt nhắm đến cả Nga, quốc gia đã đe dọa sử dụng vũ khí hạch nhân và cả Hoa Kỳ, là những quốc gia lớn có vũ khí nguyên tử trên hành tinh”.
Vì vậy, theo tôi, điều duy nhất chúng ta có thể phân định, đó là liên minh được thực hiện vào ngày thứ bảy trong bài phát biểu của chính quyền dân sự Mông Cổ, với những nỗ lực mà Mông Cổ đã và đang tiếp tục đóng vì hòa bình và phi hạt nhân hóa. Đây là nhắc khéo Nga, nước đã đe dọa dùng nó, cũng như với Hoa Kỳ, họ là những nước nắm giữ vũ khí hạt nhân lớn trên hành tinh. Sau chuyến tông du Nhật Bản năm 2019, ngài đã thay đổi học thuyết của Giáo hội công giáo, hiện lên án việc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Tại Mông Cổ, Đức Phanxicô cố gắng xoa dịu sự ngờ vực của Trung quốc với người công giáo