“Ở đây, đó là cát lún”

162

 “Ở đây, đó là cát lún”

la-croix.com, Loup Besmond de Senneville, đặc phái viên thường trực của báo La Croix tại Rôma, 2022-02-05

Sự có mặt tại giáo triều được giữ kín đáo tối đa. Mỗi thứ bảy hàng tuần, đặc phái viên thường trực của báo La Croix tại Vatican đưa quý độc giả vào hậu trường của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Tại Rôma có một số công thức nào đó làm chúng ta không thể không ngạc nhiên. Có thể nảy sinh từ một bữa ăn trưa, chung quanh ly cà phê, với một người lão luyện Giáo triều. Đây là trường hợp của người nói chuyện với bạn ngày hôm đó. “Một hồng y lớn tuổi luôn nói với tôi: ‘Khi con đến Giáo triều, nếu con muốn thay đổi mọi thứ, dù con khơi động, dù con nói, con sẽ bị hệ thống nuốt chửng. Và con ngừng di chuyển. Rôma, là cát lún: con càng di chuyển, con càng lún sâu. Nếu con muốn sống sót, tốt hơn con không nên di chuyển quá nhiều’”.

Mẫu giai thoại đầy màu sắc, chứa đựng một số manh mối về văn hóa làm việc trong các dịch vụ của giáo hoàng. Trước hết, làm việc tại Giáo triều có nghĩa là bị ép buộc vào một hình thức kín đáo. Trong thế giới này, im lặng là nguyên tắc vàng nếu bạn muốn trường tồn. Để bảo vệ bí mật của các hồ sơ được xử lý, nhưng cũng không để dính vào một lời nói không may, lọt vào tai các cấp trên của mình, và đặc biệt, lọt vào tai cấp trên của các cấp trên, đó là giáo hoàng.

Sau đó, cần phải nhắc nhở, thời gian là một trong những chìa khóa để đọc cách quản trị của giáo hoàng. Nếu Rôma không được xây trong một ngày, thì Giáo triều cũng không thay đổi ngay lập tức. Một lực trơ ì vừa gây khó chịu vừa đảm bảo sự ổn định. Và điều này đôi khi cũng liên quan đến phương pháp làm việc: “Khi bạn kết thúc một hồ sơ đã làm việc trong sáu tháng, bạn nhận ra vấn đề của hồ sơ không còn nữa, một nguồn tin của Vatican giải thích. Nó đã được giải quyết theo một cách khác.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: “Dĩ nhiên là nó tắt”

Trên sân thượng của hồng y