Những cải cách tưởng như không có gì nhưng lại thay đổi tất cả

187

Những cải cách tưởng như không có gì nhưng lại thay đổi tất cả

Hình minh họa Đức Phanxicô và một cận vệ Thụy Sĩ

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2021-05-30

Trong số những cải cách tưởng như không có gì nhưng lại thay đổi tất cả, qua thông báo của Vatican ngày thứ sáu 21 tháng 5 về “thượng hội đồng của tính công nghị” sắp tới. Thuật ngữ “tính công nghị” vừa cao quý vừa có tính cách kỹ thuật, có thể làm cho người ta bỏ trốn, nhưng lại rất phổ biến nơi những người theo đạo Tin lành và Chính thống. Nó có từ rất xưa trong lịch sử Kitô giáo.

Nó che giấu một thực tế gần giống như hình thức dân chủ, tuy nhiên rất tiết độ trong guồng máy của các tổ chức tôn giáo mà Đức Phanxicô muốn đưa vào văn hóa giáo hội. Và điều này theo “tinh thần” của Công đồng Vatican II.

Chủ đề này không chỉ là câu chuyện của “nhãn hàng” công giáo. Thách thức của nó là vô cùng lớn: đưa thêm “tính công nghị” vào Giáo hội công giáo có nghĩa là sửa đổi một hệ thống quyền lực, cho đến nay tập trung vào cấp cao của hệ thống phẩm trật và được thực thi bởi luật vâng lời cấp trên trong nội bộ, lời khấn của các tu sĩ đặt đời sống của mình tuân theo.

Nơi những người Chính thống giáo “tính công nghị” được duy trì theo truyền thống kitô giáo của thời kỳ đầu tiên. Thượng phụ – cấp bậc cao nhất của chính thống giáo – cai quản với “thượng hội đồng” của mình, nghĩa là với hội đồng giám mục. Hội đồng có thể thu hẹp trong các quyết định bình thường nhưng mở rộng ra trong các quyết định lớn. Nhưng với tư cách là Thượng Phụ – một quyền lực rõ ràng – ngài không thể làm gì nếu không có “Thượng hội đồng Thánh” vì thượng hội đồng có thể thể ngăn chặn các quyết định.

Nơi người Tin lành – để đơn giản hóa vì có nhiều mô hình – họ cắt bỏ người đứng đầu hệ thống cấp bậc trên cao, không còn giáo chủ, lại không có giáo hoàng, nhưng họ vẫn giữ được tinh thần của những cộng đồng kitô giáo đầu tiên, những cộng đồng chỉ định những người lãnh đạo theo cấp độ của họ. Rõ ràng ở cấp linh mục, do đó là cấp giáo xứ, những người được bầu chọn quản lý các công việc. Họ bầu ra các đại diện cho hội đồng khu vực, những người này bầu ra những người tham gia vào hội đồng quốc gia.

Các quyền lực được cân bằng như thế nào?

Ý tưởng luôn giống nhau: khi trao cho người được bầu một thẩm quyền nào đó, kể cả tôn giáo – đôi khi là suốt đời nơi người Chính thống giáo – họ cân bằng quyền lực này để nó không trở thành tuyệt đối bởi một đại diện được cộng đồng tổ chức. Hoặc xung quanh người cao nhất trong hệ thống cấp bậc. Hoặc thông qua cơ sở và qua mạng lưới các hiệp hội của nó.

Giáo hội công giáo trước hết cũng được cấu trúc theo mô hình này. Các hồng y cũng thành lập một loại thượng hội đồng, một hội đồng các nhà thông thái xung quanh giáo hoàng. Họ bầu giáo hoàng ra trong số của họ. Nhưng thực tế Giáo hội la-tinh la mã phỏng theo các lãnh thổ và tổ chức của đế chế la mã, nên với thời gian đã bổ nhiệm các giám mục theo phương thức tập trung, ngay cả khi họ được bầu tại chỗ từ lâu.

Từ thời Rôma cực mạnh, quyền lực đã trở nên quen thuộc từ trên cao xuống, thông qua các giám mục. Với một “phương tiện hỗ trợ” ít được biết đến nhưng có hiệu quả đáng gờm: lời khấn “vâng lời” bề trên, nhằm ngăn chặn trước bất kỳ nguy cơ quyền lợi cá biệt nào.

Chính đường cong đi xuống này, chính văn hóa hình kim tự tháp này, mà Đức Phanxicô muốn đảo ngược lại. Ngài tuyên bố triệu tập thượng hội đồng này về tính công nghị để dần dần thay đổi phương thức ra quyết định trong Giáo hội công giáo.

Nhưng thay vì tập hợp một thượng hội đồng như Giáo hội công giáo vẫn làm hai hoặc ba năm một lần theo một chủ đề nhất định, ngài đưa ra một thượng hội đồng theo từng hoạt động, không phải một tháng như thường lệ mà hơn… ba năm!

Bắt đầu với cấp quốc gia, sau đó là vùng, cuối cùng là toàn cầu. Theo cách thức mà Giáo hội không chỉ “nói” về các thượng hội đồng , nhưng là sống một cách cụ thể, trải nghiệm với nó và thực hiện dần dần để có thói quen quản trị mới.

Một thượng hội đồng có thể làm suy yếu Vatican

Công việc sẽ bắt đầu vào mùa thu này với việc tham khảo rộng rãi trên toàn thể Giáo hội công giáo trên thế giới về chủ đề này để thu thập các mong chờ của giáo dân.

Khi trình bày sáng kiến có tựa đề “Vì một Giáo hội thượng hội đồng: hiệp thông, tham gia và sứ mệnh”, hồng y  Mario Grech, người Malta, tổng thư ký của Thượng Hội đồng giám mục ở Rôma nêu rõ: “Đã đến lúc cần có sự tham gia rộng rãi hơn từ Dân Chúa trên quá trình đưa ra quyết định”.

Theo tinh thần của Đức Phanxicô, hồng y giải thích “dân Chúa”, nghĩa là những người cơ bản trung thành, những người hiểu “ý nghĩa của cảm thức đức tin, sensus fidei, làm họ không sai lầm trong niềm tin, credendo.”

Biệt ngữ này có nghĩa là gì? Những người tin Chúa, dù họ không có những lời của các nhà thần học, thì họ cũng không thể nhầm được. Họ sẽ “không thể sai lầm” bởi vì họ tin, bởi vì họ có đức tin, tập thể – đó là ý nghĩa của cảm thức đức tin, ý nghĩa của những người trung tín, thậm chí là lý lẽ của họ. Điều này bảo vệ họ khỏi sai lầm.

Tuy nhiên hồng y Grech cũng lên tiếng căn bản, đây không phải là thiết lập một “nền dân chủ”, cũng không phải là một “chủ nghĩa dân túy” trong Giáo hội, bởi vì “thượng hội đồng không phải là nghị viện”.

Công việc còn tiếp tục, nhưng rõ ràng, khi tấn công đến vấn đề đưa ra quyết định trong Giáo hội trên tất cả các chủ đề có thể, Đức Phanxicô bước vào thế “khó”, vào trọng tâm của hệ thống, với những thay đổi tiềm tàng đáng kể. Và, ít nhất, là có sự suy yếu trong tính trung tâm của Vatican – đó là điều ngài rất mong muốn – vì lợi ích cho các Giáo hội địa phương.

Một trọng tâm của la-mã, có những sai sót rất lớn, điều đó đúng, nhưng đó cũng là một trong những điểm mạnh của Giáo hội công giáo. Trong tương lai, nó có nguy cơ trở thành quỹ đạo, vì thế nó sẽ bị phân chia và suy yếu.

Sự “tham gia” của tất cả mọi người vào các quyết định chắc chắn là liều thuốc giải độc cho bệnh xơ cứng thể chế và nó có giá trị của nó. Nhưng “thể chế” về bản chất là những yếu tố ổn định và liên tục để đảm bảo sự lưu truyền vốn liếng tôn giáo qua các thời đại và điều chỉnh các đặc sủng của nhau, được nảy sinh ra ở đây ở đó và không bao giờ ngừng làm phong phú thêm cái mà Giáo hội gọi là “truyền thống” .

Hơn nữa, Giáo hội Công giáo, vốn không phải là một quân đội có kỷ luật, đã không chờ đợi công nghị để sống, tất nhiên không cần phải nói như vậy, ở tất cả các cấp giáo xứ và giáo phận.

Sơ Nathalie Becquart, một nữ tu người Pháp vừa được giáo hoàng bổ nhiệm làm nhân vật thứ hai của “thượng hội đồng giám mục”, cơ quan chịu trách nhiệm về tính công nghị ở cấp độ toàn cầu của Giáo hội công giáo, giải thích vấn đề này và các chi tiết ở đây. Sơ giải thích trên trang Repubblica từ nay phải đi từ một “Giáo hội giáo sĩ sang một Giáo hội thượng hội đồng.” Sơ cũng nói, điều quan trọng ở đây là phải xây dựng một “Giáo hội lắng nghe”.

Chắc chắn có một lợi thế trong việc thúc đẩy tính công nghị, nhưng cũng có một rủi ro lớn với Giáo hội công giáo.

Ba ví dụ minh họa cho điều này hiện nay:

Vụ tranh cãi trong Giáo hội Hoa Kỳ về việc từ chối không cho Tổng thống Joe Biden rước lễ vì ông cổ vũ việc phá thai. Tôi đã viết một bài khảo sát dài về chủ đề này, cho thấy Rôma sợ mất quyền kiểm soát đối với nhóm đa số trong Hội đồng Giám mục, những người không khoan nhượng với Biden. Ở đây vị trí trọng tâm, một vị trí mà Rôma từ chối, dường như lại phục vụ cho Rôma.

Vụ tranh cãi ở Đức nơi có hơn một trăm giáo xứ, đôi khi có sự đồng ý của các giám mục công giáo, ngày 10 tháng 5 đã tham dự vào việc chúc phúc cho các cặp đồng tính. Ở đây Rôma cũng lo cho các sáng kiến khu vực và đang cố gắng nắm lại dây cương dường như đang bị tuột khỏi tay. Đó là chưa kể đến “cuộc tuần hành công nghị” đang diễn ra khắp Giáo hội Đức làm cho Vatican và Đức Phanxicô rất lo. Tuần này cũng có “cuộc tuần hành công nghị” ở Ý được tổ chức theo mô hình của Đức, nhưng vô cùng vào khuôn khổ, do đó ở dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Vatican, cho thấy bằng cách khuyến khích phong trào này, Giáo hội gặp khó khăn trong việc quản lý tính hai mặt giữa dân chủ và chủ nghĩa can thiệp theo tinh thần công giáo.

Giáo hội là một kiểu mẫu của toàn cầu hóa

Không đưa ra kết luận vội vàng, chúng ta thấy cách quản lý của một cơ quan rất địa phương nhưng cũng là toàn cầu như Giáo hội công giáo là chuyện không hề dễ dàng và “quyền lực” có thể nhanh chóng tuột khỏi tay.

Không phải bằng mọi giá phải giữ quyền lực, đó không phải là vấn đề, nhưng ở thời đại chủ nghĩa đòi quyền lợi cá biệt đủ loại lên ngôi, thì Giáo hội công giáo bắt chước mô hình công nghị của tin lành và chính thống, sẽ không thể không thoát khỏi chuyện không tránh được, chuyện có thể đoán trước, đã biết, đã trải qua: một sự bùng nổ vừa trên bình diện quốc gia, vừa trên bình diện văn hóa.

Điều này mở ra một nghịch lý rất kỳ lạ: thấy một Giáo hội công giáo đã có hàng thế kỷ đi trước về vấn đề toàn cầu hóa và đã biết, vừa tôn trọng các ngôn ngữ và các văn hóa, mang lại sự sống động cho một thể chế toàn cầu và được thống nhất bởi đức tin, giờ đây có nguy cơ đi trở về tính đặc biệt và quyền lợi cá biệt khi rời khỏi quy mô này của thế giới.

Điều này thậm chí có vẻ lỗi thời: giữa năm 1962 và 1965, Công đồng Vatican II chắc chắn có tính tiên tri khi khuyến khích một Giáo hội rất tập trung khám phá lại ý nghĩa của tính công nghị. Một phần những gì Giáo hội đã làm, đặc biệt dưới thời Đức Gioan-Phaolô II, ngài đã đưa ra nhiều thượng hội đồng mà chúng ta quên điều này.

Nhưng một Công đồng thường phải mất cả thế kỷ mới áp dụng. Trong khi đó, thế giới đã trở nên toàn cầu hóa, với giao thông và viễn thông là chìa khóa. Tất cả các thể chế khác, chính trị, nhân đạo hay kinh doanh, hiện đang tìm kiếm phương thức toàn cầu hóa phù hợp, với sự cân bằng tinh tế giữa tôn trọng văn hóa địa phương và theo đuổi lý tưởng phổ quát và nhân văn.

Giáo hội công giáo luôn biết cách trở nên vừa phổ quát vừa đặc biệt. Không nên để “tính công nghị” công giáo, được tái khám phá vào những năm 1960 và chỉ được áp dụng vào năm 2023 với thượng hội đồng về “tính công nghị” này làm đi lui tính thống nhất và tính phổ quát của công giáo khi mở cánh cửa để cổ động “các khác biệt”, đáng tôn trọng nhưng sẽ là những vectơ phân mảnh nhân rộng ra như các “biến thể.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Tính đồng nghị và quyền tối cao của giáo hoàng