Biden và tân hồng y Wilton Gregory chia sẻ nhiệm kỳ chữa lành cho các chia rẽ

100

Biden và tân hồng y Wilton Gregory chia sẻ nhiệm kỳ chữa lành cho các chia rẽ

washingtonpost.com, Christopher White, 2020-11-28

Tân hồng y Wilton Gregory trong công nghị ngày 28 tháng 11

Khi Đức Phanxicô cần một nhà lãnh đạo để giúp chữa lành người công giáo ở thủ đô của quốc gia đang phục hồi sau đợt lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ, mà vụ mới nhất đã nhận chìm cựu hồng y Theodore McCarrick, ngài đã đề cử Tổng giám mục Wilton Gregory, tân Giám mục giáo phận Washington tháng 4 năm 2019.

Tháng giêng này, khi Joe Biden trở thành tổng thống công giáo thứ hai trong lịch sử Hoa Kỳ, chính trị gia đã cam kết hàn gắn nước Mỹ trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, sự bất ổn kinh tế và phân biệt chủng tộc sẽ có tân hồng y Gregory làm mục tử địa phương.

Cả hai ở vào vị trí của mình với nhiệm vụ hòa giải và được được mọi người ngưỡng mộ, như Đức Phanxicô đã phong Tổng Giám mục Gregory vào hồng y đoàn chiều thứ bảy 28 tháng 11, ngài trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên nhận vinh dự này.

Tước vị mới của tân hồng y Gregory còn hơn cả một biểu tượng đơn thuần. Ngoài việc tăng cường sự hợp tác của ngài với giáo hoàng và địa vị của ngài trong hệ thống cấp bậc công giáo Hoa Kỳ, tước vị này còn mang lại cho ngài cơ hội hiếm có để hợp tác với Biden, người có mối quan hệ phức tạp với người công giáo và Giáo hội hơn là Tổng thống John F. Kennedy 60 năm trước đây.

Quan hệ của Tổng thống Kennedy với nhiều giáo sĩ – như cố hồng y John Wright ở Boston; hồng y Richard Cushing của Boston, người đã đọc lời khẩn cầu trong lễ nhậm chức của Kennedy; và Tổng giám mục Patrick O’Boyle của Washington – và sự mến phục của ông nơi người công giáo được hưởng lợi từ việc có ít vấn đề gây chia rẽ do xung đột giữa tổng thống và các nhà lãnh đạo của Giáo hội như bây giờ. Hồi đó, trở ngại lớn duy nhất của công chúng đối với ông là họ phản đối chính phủ liên bang tài trợ cho các trường giáo xứ.

Shaun Casey, tác giả cuốn sách “Sự tạo nên một Tổng thống Công giáo” (“The Making of a Catholic President”) cho biết: “Ngược với Biden, người phải đối diện với một loạt các vấn đề sâu đậm và kéo dài, tổng thống Kennedy có nhiều khả năng dễ điều khiển hơn.”

Những căng thẳng này đã thấy rõ từ đầu tháng, khi các giám mục công giáo họp trực tuyến của cuộc họp nửa năm một lần và Đức Tổng Giám mục José Gomez, chủ tịch Hội đồng Giám mục Mỹ tuyên bố thành lập một nhóm làm việc để đối phó với chủ thuyết Công giáo của Biden và sự ủng hộ của ông đối với việc phá thai hợp pháp và Quyền của người đồng tính, LGBTQ.

Trong khi một số giám mục bày tỏ sự miễn cưỡng khi làm việc với chính quyền Biden, Đức Giám mục Gregory đã cho thấy một cách tiếp cận khác.

Chỉ vài ngày trước khi nhận mũ đỏ hồng y ở Rôma, Đức Giám mục Gregory cho biết ngài có ý định đối thoại với vị tổng thống công giáo, “làm việc với ông trong những lĩnh vực mà chúng tôi có thể cộng tác vì chúng tôi theo đuổi các vấn đề quan trọng vừa với Giáo hội, vừa với cách quản trị riêng của ông”. Ngài cũng nói rõ, ngài sẽ không từ chối cho ông Biden rước lễ. (Tại Delaware, cựu giám mục Michael Saltarelli của Biden đã không cho phép ông đến các trường học công giáo của giáo phận để nói chuyện do lập trường của ông về việc phá thai. Tháng 10 năm 2019, tại một nhà thờ ở bang Nam Carolina, ông đã bị từ chối cho rước lễ.)

Ông John Carr, người làm việc trong 25 năm với tư cách là cố vấn chính sách hàng đầu cho các giám mục Hoa Kỳ và đã làm việc với cả Tổng Giám mục Gregory và ông Biden, cho rằng ông tin các quỹ đạo lịch sử của họ đã đặt đúng chỗ cho hai người để họ có các phương tiện cùng làm việc với nhau.

Cựu quan chức công giáo hàng đầu của Hoa Kỳ cho biết: Có những lý do ‘nghiêm trọng về mặt đạo đức’ nhưng ông sẽ bỏ phiếu cho Joe Biden dù có ác cảm với đảng Dân chủ…

Đức tin công giáo Ai-len của ông Biden là một phần không thể xóa nhòa trong thời thơ ấu và khi còn là thiếu niên, ông đã cảm hứng từ Kennedy, nguồn gốc tôn giáo sẽ không ảnh hưởng đến tham vọng chính trị của ông. Đức Giám mục Gregory là người trở lại đạo, ngài đã quyết định định muốn làm linh mục ngay cả trước khi theo đạo. Cả hai trải nghiệm đức tin của mình theo những cách cá nhân sâu đậm.

Với ông Biden, đó là sự ra đi đột ngột của người vợ trẻ và con gái của ông năm 1972 và sau đó là cái chết của con trai vì ung thư não năm 2015. Còn của Tổng Giám mục Gregory, đó là chứng kiến sát cận với các vụ bê bối lạm dụng khi ngài làm chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ trong đợt sóng khủng hoảng đầu tiên năm 2002 và sau đó khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục giáo phận Washington vào thời điểm “zero” của đợt sóng khủng hoảng thứ nhì năm 2019.

Bây giờ, trong chức vụ mới của họ, cả hai sẽ phải đối diện với những tình huống tương tự nhau: một Giáo hội và một đất nước bị rạn nứt vì vết thương chủng tộc, đấu đá nội bộ kinh hoàng và mất niềm tin vào các thể chế và các nhà lãnh đạo của họ.

Ông Carr nói: “Trong những lúc khó khăn, chúng ta cần người lớn. Theo nhiều cách khác nhau và trong các lĩnh vực khác nhau, ông Biden và Tổng Giám mục Gregory là những người lớn. Họ biết cách làm thế nào để có mối quan hệ thực tế, phức tạp và họ có thể đối xử với nhau một cách tôn trọng mà không từ bỏ nguyên tắc”.

Theo quan điểm của ông Carr, mối quan hệ giữa các nhà lãnh đạo Giáo hội và Nhà Trắng cần phải điều hướng giữa ba loại vấn đề khác nhau: các lĩnh vực thỏa thuận, như vấn đề nhập cư, chống nạn đói nghèo và biến đổi khí hậu; các lĩnh vực có một số điểm chung và khác biệt, chẳng hạn chăm sóc sức khỏe và tự do tôn giáo; và các lĩnh vực bất đồng nguyên tắc, chẳng hạn như phá thai.

Ông Carr tuyên bố: “Vấn đề với Washington và vấn đề với một số người trong Giáo hội, trong giai đoạn này không phải là vấn đề phân biệt. Hoặc bạn là người cổ vũ, hoặc bạn là kẻ thù. Giám mục Gregory không phải là người này người kia. Đó là một mục tử và một tín hữu.”

Ông Biden có một số đồng minh công giáo đứng hàng đầu như Sơ Simone Campbell của các Nữ tu trên Xe buýt (Nuns on the Bus) và Sơ Carol Keehan, cựu lãnh đạo của Hiệp hội Y tế Công giáo – cả hai cho thấy họ đã rất cần thiết cho guồng máy chính quyền Obama-Biden trong việc thông qua Đạo luật Chăm sóc với Giá cả có thể trả được – cùng với nhóm các linh mục Dòng Tên. Và ông đã đặt nền tảng cho mối quan hệ đầy hứa hẹn với Giám mục Gregory bằng việc chúc mừng ngài được nâng lên hàng hồng y và xác nhận điều này giúp có một “nền tảng lớn hơn để tiếp tục cam kết suốt đời phục vụ cho công bằng xã hội và những người bên lề xã hội”.

Bà Kerry Robinson của Hội nghị Bàn tròn Lãnh đạo, một nhóm làm việc để cổ động có  các phương pháp hay nhất trong lãnh vực tài chính và quản lý giữa các nhà lãnh đạo Giáo hội đã được thành lập khi Giám mục Gregory còn là chủ tịch Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, nói rằng kinh nghiệm của ngài là dấu chỉ tốt cho mối quan hệ của ngài với tổng thống tương lai.

Bà nói tiếp: “Sự dấn thân của ngài để bênh vực công lý cho những nạn nhân sống sót của các vụ lạm dụng tình dục và cải cách quản lý tích cực cho Giáo hội đã khuyến khích chúng tôi trong sứ mệnh. Ngài có rất nhiều ý kiến mạnh mẽ và thẳng thắn để đáp ứng với những tiết lộ về lạm dụng tình dục, nhưng vẫn ở trọng tâm nỗi đau khổ sâu đậm của con người. Sự đau khổ của con người là đường hướng chỉ đạo của Tổng Giám mục”. Còn về kinh nghiệm cá nhân của ông Biden với nỗi đau khổ và niềm tin chung của họ,“ở Washington, D.C., họ sẽ là những người láng giềng dễ mến và sâu đậm.”

Các cựu Tổng Giám mục Washington đã khác nhau trong cách tiếp cận của họ với các tổng thống. Một số thành công trong các buổi lễ mời đậm nét, các bữa tiệc cocktail và các buổi hướng dẫn cầu nguyện cho công chúng, họ tránh việc tham gia vào chính sách. Những người khác thì quan tâm đến các buổi nói chuyện trước công chúng, nhưng tìm cách ở sau hậu trường. Những người quen biết tân hồng y Gregory cho rằng, dù dịu dàng và dè dặt, ngài sẽ hoạt động tốt trên cả hai mặt trận.

Ông Carr nói: “Khi đến Nhà Trắng, ngài sẽ mang theo những đứa trẻ chưa sinh và không có giấy tờ, những người nghèo khổ và dễ bị tổn thương đi theo ngài.”

“Sẽ rất thú vị khi nhìn Nhà Trắng của ông Biden, và‘điều hướng’ không phải là động từ đúng. Động từ đúng là “dấn thân”, ông Casey cũng đồng ý. Tác giả Christopher White, phóng viên của National Catholic Reporter nói: “Và Đức Hồng Y Gregory sẽ là nhân vật rất thú vị trong bối cảnh này.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Tân hồng y Wilton D. Gregory cho biết sẽ không từ chối việc cho ông Joe Biden rước lễ

Joe Biden, một tổng thống công giáo thứ nhì của nước Mỹ