Tân hồng y Wilton D. Gregory cho biết sẽ không từ chối việc cho ông Joe Biden rước lễ

567

Tân hồng y Wilton D. Gregory cho biết sẽ không từ chối việc cho ông Joe Biden rước lễ

americamagazine.org, Cindy Wooden, 2020-11-24

Đức Tổng Giám mục Wilton D. Gregory giáo phận Washington (giữa) cùng với các giám mục Mỹ trong thánh lễ tại Vương cung thánh đường Thánh Phaolô ngoại thành ngày 3 – 12 – 2019, Rôma. Ảnh CNS / Carol Glatz) VATICAN CITY (CNS) –

Trong một cuộc phỏng vấn qua Zoom ngày 24 tháng 11 từ Nhà Thánh Marta nơi ngài cách ly 10 ngày để đề phòng Covid, tân hồng y cho biết ngài không từ chối việc rước lễ của ông Joe Biden, ông vẫn đi lễ hàng tuần ở giáo phận.

Trong tư cách là tân hồng y của giáo phận Washington và đối với người công giáo sắp vào Nhà Trắng, Đức Giám mục Wilton D. Gregory cho biết ngài hy vọng sẽ cộng tác nhiều nhất có thể, nhưng vẫn trân trọng các điểm khác biệt trong chính sách của Tổng thống đắc cử Joe Biden.

Ngài cho biết: “Mối quan hệ mà tôi hy vọng chúng tôi sẽ có là quan hệ trong đối thoại, nơi chúng ta có thể khám phá ra những lĩnh vực mà chúng ta có thể hợp tác phản ánh giáo huấn xã hội của Giáo hội, hiểu rằng có một số lĩnh vực chúng ta sẽ không đồng ý”. Ngài nói: “Đó là các lãnh vực mà quan điểm của Giáo hội rất rõ ràng”, đặc biệt là sự phản đối của Giáo hội về việc phá thai hợp pháp mà tổng thống đắc cử bảo vệ. Biết khi nào nên cộng tác và khi nào nên chỉ trích, ngài nói: “Tôi hy vọng đây là một cuộc đối thoại đích thực, vì tôi nghĩ đến câu thần chú của Đức Phanxicô – rằng chúng ta phải là một Giáo hội đối thoại, dù với những người có một số bất đồng nghiêm trọng với chúng ta.”

Tổng giám mục Washington cho biết “người công giáo hiểu thông tin” với giáo huấn của Giáo hội về đặc tính thiêng liêng của sự sống con người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên, vì vậy ngài không nghĩ sẽ lệch đường khi Giáo hội hợp tác với chính quyền Biden trên các vấn đề khác.

Chúng ta phải là một Giáo hội đối thoại, dù với những người có một số bất đồng nghiêm trọng với chúng ta – Đức Tổng Giám mục Gregory

Ngài nói: “Đây không phải là vấn đề nhầm lẫn. Theo tôi, đây là vấn đề trách nhiệm trong cương vị là Tổng Giám mục là phải dấn thân đối thoại với ông, dù trong những lĩnh vực mà chúng tôi biết rõ có một số khác biệt.”

Dù có một số người công giáo cho rằng ông Biden không được phép rước lễ, tân hồng y Gregory cho biết trong tám năm làm phó tổng thống, ông Biden đã đi lễ và rước lễ”.

Ngài tuyên bố: “Tôi sẽ không thay đổi điều này.”

Tân hồng y cho biết, có một nhu cầu đối thoại trong Giáo hội giữa những người có suy nghĩ khác biệt. Ngài nói: “Mâu thuẫn trong Giáo hội không phải là một thực tế mới; nó có từ thời các tông đồ, điều có vẻ mới là cách mọi người phát tán các xung đột và để cho các phương tiện truyền thông xã hội làm tăng xung đột”.

Được thụ phong linh mục năm 1973  ở giáo phận Chicago, tân hồng y Gregory nhắc lại các nỗ lực của cố hồng Y Chicago Joseph L. Bernardin trong việc thúc đẩy cách nào để người công giáo tìm thấy “điểm chung” và tái khẳng định sự hiệp thông giữa họ.

Ngài nói, một trong các điểm mấu chốt là phát triển “khả năng có những bất đồng dân sự – những bất đồng nghiêm trọng, và chúng ta biết, những bất đồng thực sự được thực hiện theo cách mà trọng tâm là tranh luận, chứ không phải ác tâm với những người chúng ta không đồng ý”.

Hồng y người Mỹ gốc Phi châu đầu tiên là vinh danh đức tin của người công giáo da đen – và là món quà cho toàn Giáo hội. Linh mục Dòng Tên, giáo sư thần học Bryan N. Massingale

Ngài nói: “Các bất đồng là một phần của gia đình, một gia đình đức tin. Vấn đề là có quá nhiều người muốn loại bỏ gia đình các tín hữu mà họ bất đồng ý kiến”.

Dù cùng ở chung nhà với Đức Giáo hoàng, nhưng từ khi đến Rôma, tân hồng y Gregory chưa gặp ngài. Việc cách ly để ngăn lây lan là  nghiêm túc. Bữa ăn, khăn trải giường mới và đồ giặt sạch sẽ được để ngoài cửa. Tân hồng y cho biết: “Tôi có nhiều thì giờ để suy tư cầu nguyện, thì giờ chiêm nghiệm.” Nhưng ngài cũng cho biết, ngài để thì giờ thanh thản để viết các thư mà bình thường ngài viết nhanh hơn.”

Là hồng y người Mỹ-Phi châu đầu tiên, ngài nghĩ quyết định của Đức Phanxicô là dấu hiệu cho thấy “Giáo hội Công giáo nói rằng chúng ta phải hòa nhập hơn, dấn thân hơn với những người có nguồn gốc, chủng tộc và truyền thống dân tộc khác”.

Từ hơn 60 năm nay, kể từ thời Thánh Gioan XXIII, các giáo hoàng đã gởi tín hiệu đó bằng cách mở rộng Hồng y đoàn, và “dĩ nhiên Đức Phanxicô đã làm chuyện này nhanh hơn vì ngài đã bổ nhiệm các hồng y từ các quốc gia chưa từng có hồng y.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm:Wilton Gregory, tân hồng y chữa lành vết thương cho nước Mỹ