Triết gia Rémi Brague: “Quyền lực nhất thời thế gian cần cán cân thăng bằng”
Nhân chuyến đi của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Vatican, triết gia Rémi Brague khẳng định: “Quyền lực nhất thời thế gian cần cán cân thăng bằng.”
famillechretienne.fr, Samuel Pruvot, 2018-06-25
Trong chuyến đi Vatican và đền thờ Thánh Gioan Latran ngày thứ ba 26 tháng 6, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẽ đi với một phái đoàn các nhà trí thức, các hiệp hội, các nhà báo và chính trị gia, ít nhất có hai bộ trưởng đi cùng. Trong phái đoàn này có triết gia Rémi Brague, thành viên của Học viện Pháp, chuyên gia về thời trung cổ. Trong cuộc phỏng vấn với I.MEDIA và báo Gia đình công giáo, triết gia Brague cho biết, một trong các thách thức của chuyến đi này nằm ở “cán cân thăng bằng thiêng liêng” mà Giáo hội có thể mang đến cho quyền lực nhất thời thế gian.
Tại sao Vatican là ‘trạm đến bắt buộc’ của một Tổng thống?
Đến Rôma là dấu hiệu cho biết chính quyền muốn có quan hệ tốt giữa Giáo hội và Quốc gia. Nhà tư tưởng Pháp Auguste Comte đã hiểu, quyền lực dân sự cần cán cân thăng bằng của một quyền lực thiêng liêng mà với kỷ nguyên hiện đại, quyền lực này lại càng mạnh hơn do các tiến bộ kỹ nghệ. Và họ muốn c6n bằng quyền lực này bằng chính quyền tòa thánh. Từ khi tòa thánh gần như mất tất cả quyền lực nhất thời thế gian thì tòa thánh không còn các quan tâm đặc biệt nào để bảo vệ, tòa thánh được tự do hơn để đảm bảo vai trò quyền uy tinh thần của mình. Tuy không còn các “binh đoàn thiết giáp” như nhà độc tài Stalin đòi hỏi, tòa thánh lại đóng góp rất mạnh trong việc làm sụp đổ các chế độ lênin ở Đông Âu. Một cách kín đáo, tòa thánh còn làm trung gian hòa giải trong nhiều vụ xung đột, trực tiếp hoặc qua trung gian của cộng đoàn Sant’Egidio ở Rôma. Một nguyên thủ Quốc gia thông minh phải nhận thức được các giới hạn quyền lực của riêng mình qua các chuyện này.
Đến Rôma là dấu hiệu muốn có quan hệ tốt giữa Giáo hội và Quốc gia.
Tương quan giữa quyền uy thiêng liêng và quyền uy nhất thời thế gian dưới chế độ Cộng hòa đôi khi đã gặp giông bão… Ông thấy khía cạnh này dưới nhiệm kỳ Tổng thống Emmanuel Macron như thế nào?
Vấn đề này không phải bắt đầu từ thời Cộng hòa. Vấn đề này đã có từ rất xưa, xưa như Giáo hội. Trước hết nó có từ thời chính quyền La Mã bách hại, nước Pháp luôn tìm cách giữ một khoảng cách xa nhất có thể với Đế quốc trở thành đạo kitô này. Năm 1791, các nhà cách mạng đã cố gắng thực hiện những gì mà các vua nước Pháp chỉ có trong mơ: một Giáo hội gồm các công chức hoàn toàn tuần phục chính quyền. Năm 1793, họ cố gắng chấm dứt với kitô giáo. Trong vài chục năm dưới thời Phục hưng theo phái chính thống, rồi đến thời đệ nhị Đế quốc, sau Cách mạng 1789, tuy Giáo hội vẫn còn chao đảo nhưng Giáo hội đã chấp nhận hợp tác với chính quyền. Đến thời kỳ đầu của nền Đệ tam Cộng hòa là thời kỳ các người bài hàng giáo sĩ nổi lên và làm lan rộng bất chấp lịch sử. Để có một tương quan giữa quyền uy thiêng liêng và quyền uy thế gian thì cả hai phải tồn tại và nhận biết lẫn nhau mình là các cơ quan hợp pháp. Nhưng quyền lực nhất thời thế gian thường muốn thôn tính quyền lực thiêng liêng, chẳng hạn tạo một tôn giáo dân sự giả tạo. Chúng ta thường nghe các tiếng nói theo đường hướng này trong nhiệm kỳ vừa qua. Cho đến bây giờ, Tổng thống hiện nay không đi theo khuynh hưóng này. Nhưng ông chỉ mới tại chức một năm…
Ông đã viết quyển sách Âu châu, con đường la mã (Nxb. Gallimard, 1992). Minh triết La Mã mang lại gì cho quyền lực chính trị về các vấn đề nóng bỏng như vấn đề người di dân?
Một Rôma có thể giúp chúng ta giải quyết các vấn đề nóng bỏng này không phải là “rôma gương mẫu” thích ứng với các văn hóa nước ngoài mà tôi nói trong quyển sách. Đúng hơn đó là Rôma của lịch sử, một Rôma đã phát minh ra chính trị như nghệ thuật giữ cái đầu lạnh lùng, một hợp đồng hai bên đều dấn thân để nhượng quyền nhau và tôn trọng các điều khoản của nhau.