Với tinh thần kiên trì và không mệt mỏi, Đức Phanxicô đi tông du

53

Với tinh thần kiên trì và không mệt mỏi, Đức Phanxicô đi tông du

la-croix.com, Arnaud Alibert, Tổng biên tập báo La Croix, 2024-09-06

Tiếp đón Đức Phanxicô tại phi trường quốc tế Jakarta “Soekarno-Hatta”ngày thứ ba 3 tháng 9-2024

Arnaud Alibert, Tổng biên tập báo La Croix / Franck Ferville

Chuyến đi Châu Á của Đức Phanxicô thể hiện đúng con người của ngài và những gì ngài mong muốn cho Giáo hội. Theo nghĩa này, đây là thời điểm quan trọng triều của ngài bất kể điều gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Ngày thứ ba 3 tháng 9, Đức Phanxicô đã đến Indonesia và đây là chuyến đi dài nhất triều. Chúng ta biết sức khỏe của ngài rất mong manh, nhưng không có gì làm ngài lo lắng. Ngay từ ngày đầu tiên, như một nhà mô phạm, ngài cố gắng làm gương cho Giáo hội. Ngài khiêm nhường xin giáo dân cầu nguyện, dấu ấn này ngài vẫn còn giữ, trong các cuộc gặp gỡ ngài đều xin mọi người cầu nguyện cho ngài. Ngài cho thấy, một khi dâng hiến đời sống cho Chúa Kitô thì không có lý do gì để lấy lại đời sống này. Vì thế ngài cống hiến hết mình, ngài không nghĩ đến bản thân. Dù phải thận trọng về sức khỏe, ngài vẫn duy trì chuyến đi gian nan dài ngày đến Đông Nam Á vì với ngài, đây là chuyến đi cần thiết và hoàn toàn phù hợp với các quan tâm mục vụ của ngài.

Chuyến tông du Châu Á-Châu Đại Dương của Đức Phanxicô: ngài là Giáo hoàng của Châu Á

Nhưng trước hết là mối quan tâm đến các vùng ngoại vi địa lý của Giáo hội, ngài hỗ trợ các cộng đồng ở tận cùng thế giới, nơi họ thuộc nhóm cực thiểu số như ở Indonesia, cũng như nơi họ gắn bó sâu đậm với quốc gia của họ như ở Đông Timor. Như thế, về cơ bản ngài đúng là một mục tử phổ quát, về điểm chủ yếu này, chúng ta nhận thấy qua các hoàn cảnh. Chính ngài cũng nhận thấy ngài sắp hết nhiệm kỳ, nhưng ngài không thể không lo cho công việc kế tiếp, vì thế ngài chuẩn bị qua chuyến đi này, Châu Á là vấn đề thiết yếu, thêm nữa ngài sắp tiến hành công nghị bổ nhiệm các hồng y dù chuyến đi này có lẽ không liên quan đến nỗi lo này.

Kế đó là đối thoại liên tôn. Tại Jakarta, ngày thứ năm Đức Phanxicô đã ký một văn bản với vị lãnh đạo của nhà thờ Hồi giáo lớn nhất châu Á về vấn đề này. Ý tưởng của ngài vừa đơn giản vừa mạnh mẽ: đối thoại liên tôn là nghĩa vụ hòa bình của thế giới. Vì thế chủ yếu đây không phải là vấn đề thần học hay ngoại giao; đây là việc nêu gương – và chúng ta thấy sự nhấn mạnh cá nhân ngài ở đây. Ngài chống lại chủ nghĩa làm đen tối tôn giáo, ngài không phản đối sự thể hiện trí tuệ nhưng phản đối luật tối thượng trong tình huynh đệ, ngài nhấn mạnh đến việc chúng ta phải có quan hệ giữa con người với nhau.

Sáu thách thức lớn lao trong chuyến đi Châu Á và Châu Đại Dương của Đức Phanxicô

Cuối cùng, rõ ràng là ngài tiếp tục nuôi dưỡng mục tiêu đến Trung Quốc của ngài. Các chuyến đi của ngài xoay quanh Vương quốc Trung Hoa: Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Indonesia, Singapore, Miến Điện. Ngài đã làm rất nhiều việc để bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, nhiều hơn các giáo hoàng tiền nhiệm. Việc truyền giáo ở Trung Quốc đã có thời từ xa xưa; Tin Mừng gần như được phổ biến rộng rãi trong nền văn hóa rộng lớn này. Với tư cách là tu sĩ Dòng Tên, ngài không từ bỏ tham vọng này. Dù chuyến đi này có vô lý đến đâu, có lẽ tương lai sẽ chứng minh ngài có lý!

Marta An Nguyễn dịch

Tại Indonesia Đức Phanxicô được chào đón như ngôi sao nhạc rock: thánh lễ với 80.000 giáo dân!

Vai trò của phụ nữ trong Giáo hội hồi giáo ở Indonesia rất quan trọng

“Đơn thuần Đức Phanxicô là người Papua như chúng tôi”