Từ đường hầm chiến tranh đến đường hầm tình huynh đệ

48

Từ đường hầm chiến tranh đến đường hầm tình huynh đệ

Chuyến đi dài nhất của Đức Phanxicô đến Châu Á và Châu Đại Dương

vaticannews.va, Andrea Tornielli, 2024-09-02

Có những đường hầm chiến tranh và khủng bố, có những đường hầm xây để binh sĩ và con tin ẩn núp. Nhưng cũng có những đường hầm được xây để tạo đoàn kết giữa những người có đức tin khác nhau. Tại Jakarta, Nhà thờ hồi giáo Istiqlal lớn nhất Đông Nam Á và Nhà thờ công giáo Đức Mẹ Lên Trời đối diện nhau, hai nhà thờ cách nhau ba làn xe, nhưng có “Đường hầm của tình huynh đệ” được xây dưới hai nhà thờ. Thế giới đã đầy lửa chiến tranh, bạo lực và hận thù, chúng ta phải đặt con đường của tình huynh đệ vào đối thoại và hòa bình, đó là điều Đức Phanxicô đã xin trong Thông điệp Tất cả là anh em Fratelli Tutti.

Hôm nay ngài sẽ đi Châu Á và Châu Đại Dương trong chuyến đi dài nhất của ngài, từ Indonesia, đất nước hồi giáo lớn nhất thế giới, đến Papua Tân Ghinê, Đông Timor và Singapore. Một chuyến hành hương gần gũi với tín hữu kitô, dù họ là nhóm nhỏ ở Indonesia, hoặc đại diện cho toàn thể đất nước như ở Đông Timor, một hành trình để gặp tất cả mọi người và tái khẳng định chúng ta không bị giam hãm trong các bức tường, rào cản, hận thù và bạo lực, vì tất cả tuy thuộc các tín ngưỡng, sắc tộc và văn hóa khác nhau nhưng có thể cùng nhau làm việc, sống chung và tôn trọng nhau.

Chương trình đã được lên kế hoạch từ 4 năm trước nhưng bị hoãn vì đại dịch, bây giờ chuyến đi này vẫn còn mang ý nghĩa tiên tri. Cũng như Thánh Phanxicô Assisi, Đức Phanxicô không có vũ khí, không có ý định chinh phục hay chiêu mộ, ngài chỉ muốn làm chứng cho Tin Mừng, ngài đến tận Vanimo xa xôi, thành phố nhìn ra Thái Bình Dương chỉ có 9.000 giáo dân. Ngài tiếp theo bước chân của Đức Phaolô VI ngày 29 tháng 11 năm 1970, đã đi chiếc máy bay nhỏ đến Apia, thuộc Samoa độc lập để cử hành thánh lễ trên bàn thờ ọp ẹp ở Leulumoega cho vài trăm giáo dân trên đảo. Đó là điều đã thúc đẩy Đức Gioan-Phaolô II đến khu vực này nhiều lần, ngày 20 tháng 11 năm 1986 ngài nói tại Singapore: “Bản chất giáo huấn của Chúa Giêsu là đáp ứng nhu cầu người dân nghèo khó và đau khổ bằng tình yêu quảng đại, lúc thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Chúa Giêsu luôn tha thứ, hy vọng và đáp trả các xúc phạm bằng phúc lành. “Tình yêu sẽ không bao giờ thất bại” (1Cr 13:8) vì điều răn yêu thương là trọng tâm của Tin Mừng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Vì sao chuyến đi Châu Á và Châu Đại Dương lại đặc biệt như vậy?

Sáu thách thức lớn lao trong chuyến đi Châu Á và Châu Đại Dương của Đức Phanxicô

Chuyến tông du Châu Á-Châu Đại Dương của Đức Phanxicô: ngài là Giáo hoàng của Châu Á