Hướng tới chuyến đi của Đức Phanxicô đến Mông Cổ, một quốc gia đã tự xây dựng lại

110

Hướng tới chuyến đi của Đức Phanxicô đến Mông Cổ, một quốc gia đã tự xây dựng lại

Ít ai nhớ, nhưng Mông Cổ là nước xã hội chủ nghĩa thứ hai trong lịch sử. Trong ba mươi năm thoát khỏi ảnh hưởng của Liên Xô, Mông Cổ cố gắng giải quyết các vấn đề tự do tôn giáo.

Tổng giám mục ngoại trưởng Paul Richard Gallagher và ngoại trưởng Mông Cổ Batmunkh Battsetseg | Twitter

acistampa.com, Andrea Gagliarducci, 2023-08-31 / ACI Stampa.

Khi tổng giám mục Paul Richard Gallagher, bộ trưởng Quan hệ với các Quốc gia của Vatican đến Mông Cổ tháng 6 vừa qua, ngài đã làm việc để xác định một “thỏa thuận” giữa Tòa thánh và Mông Cổ, được gọi là hiệp ước và dùng hiệp ước này để xác định rõ hơn các mối quan hệ pháp lý giữa Tòa thánh và Mông Cổ. Hy vọng các thương thuyết sẽ dàn xếp kịp thời cho chuyến tông du để có thể ký kết nhân chuyến đi của ngài. Không biết liệu có thể làm được hay không vì có lẽ sẽ mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, trên thực tế, đó là một bước tiến cơ bản trong quan hệ ngoại giao.

Các mối quan hệ giữa Mông Cổ và Tòa Thánh đã kéo dài 30 năm và bắt đầu một cách bất thường: chính Mông Cổ đã yêu cầu mở rộng các quan hệ, chứ không phải Tòa thánh, ý thức rằng việc mở cửa với thế giới sẽ giúp Mông Cổ tăng trưởng, cũng như ý thức sự cần thiết này chỉ có thể có được từ bên ngoài. Tóm lại, Tòa Thánh là phương tiện phát triển và các nhà truyền giáo là những người mang lại hòa bình xã hội cho đất nước.

Mặt khác, có một nhu cầu mang lại phát triển cho Mông Cổ, quốc gia xã hội chủ nghĩa thứ hai trên thế giới sau Liên Xô, được thành lập năm 1921. Oulan-Bator có nghĩa là Anh hùng Đỏ, để nhắc đến người đánh máy Damdi. Sùhabatar, 19 tuổi, năm 1921 đã cùng với nhà điện báo 23 tuổi Horloogijn Čojbalsan thành lập Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ. Ông kế vị Súhabataar và lãnh đạo đất nước cho đến năm 1952, dựng lăng mộ cho người bạn của mình ở quảng trường chính của thủ đô. Lăng bị dỡ bỏ vào năm 2005 và được thay thế bằng một bức tượng lớn của Thành Cát Tư Hãn cùng các con trai của ông cưỡi ngựa bao quanh.

 Gần đây tượng Thành Cát Tư Hãn, cùng với bảo tàng vừa được xây dựng, chính phủ Mông Cổ thực hiện công trình văn hóa vĩ đại này, tất nhiên đây là một báo hiệu cho thấy có một thay đổi trong quá khứ. Kể từ năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, Mông Cổ đã cố gắng khôi phục quyền tự do tôn giáo, và hiến pháp mới được thông qua năm 1992 đảm bảo một cách lý tưởng các quyền tự do cơ bản, gồm tự do tôn giáo, đồng thời đề cao nguyên tắc tách biệt giữa nhà nước và tôn giáo.

Phật giáo không phải là tôn giáo chính thức, nhưng chính phủ kêu gọi tôn trọng phật giáo như một “tôn giáo của đa số người dân”. Chính phủ mong muốn thiết lập một khuôn khổ pháp lý mới và hoàn thiện hơn để điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước và các nhóm tôn giáo. Hiện tại, các cộng đồng tôn giáo ở Mông Cổ được xem là các tổ chức phi chính phủ vì thế họ phải đăng ký với Tổng cục Sở hữu trí tuệ và Đăng ký Nhà nước, nhưng luật pháp dường như không rõ ràng về thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký.

Ngoài ra còn có yêu cầu tất cả các tổ chức nước ngoài phải có tỷ lệ tối thiểu nhân viên người Mông Cổ, du di từ từ 25 đến 95%. Giáo hội công giáo là một ngoại lệ, vì không như hầu hết các tổ chức tôn giáo khác có tư cách là tổ chức phi chính phủ phải có 95% nhân sự là người địa phương, công giáo được phép có 75%. Đó là một tình huống không chắc chắn, vì việc đăng ký của các cộng đồng tôn giáo và tài sản của họ đều phụ thuộc vào thiện chí của chính quyền.

Tóm lại, tự do tôn giáo đang tiến triển và được tôn trọng theo một cách nào đó, nhưng có những vấn đề nghiêm trọng cũng xuất phát từ những khó khăn kinh tế và những thay đổi xã hội nhanh chóng. Thực ra, chúng ta có thể nói về hai nước Mông Cổ: thủ đô và phần còn lại, nhưng được thống nhất trên hết qua lịch sử.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Maria đã tìm đường đến Mông Cổ như thế nào