Giám mục Morerod: “Là giám mục, chúng tôi có trách nhiệm với các linh mục của chúng tôi ”

75
Giám mục Morerod: “Là giám mục, chúng tôi có trách nhiệm với các linh mục của chúng tôi ”
Giáo phận Vaud: một linh mục nước ngoài bị cách chức vì đã chạm vào đầu gối của một phụ nữ, linh mục có nguy cơ bị trục xuất. Giám mục Charles Morerod, giáo phận Lausanne, Geneva và Fribourg, Thụy Sĩ nói về trường hợp này và về chương trình hỗ trợ các linh mục nước ngoài của giáo phận đã được phát triển từ năm 2018.
cath.ch, Ban biên tập, 2023-04-16
Giám mục Morerod: “Là giám mục, chúng tôi có trách nhiệm với các linh mục của chúng tôi”| © Bernard Hallet
Linh mục đang thi hành sứ vụ ở bang Vaud đã bị cách chức. Bây giờ ông còn bị đe dọa trục xuất. Cha phản ứng thế nào?
Charles Morerod: Thứ nhất, vụ việc vẫn đang tiếp diễn. Và tôi nói rõ: tôi chưa bao giờ nói linh mục được đề cập phải ra đi. Thứ hai, vì linh mục nhập giáo phận trong một giáo phận không thuộc châu Âu, nên tôi đã báo cáo tình trạng – theo như tôi biết – với giám mục địa phương của linh mục. Tôi cũng hỏi ngài muốn làm gì nếu những lời buộc tội là đúng.

“Nếu một linh mục nhập giáo phận ở nước ngoài, nhiệm vụ của tôi là thông báo cho giám mục địa phương của linh mục”

Linh mục này có ở dưới trách nhiệm của cha không?
Là giám mục, chúng tôi có trách nhiệm với các linh mục của giáo phận dù các linh mục này được gởi đi đâu. Nhưng nếu một linh mục được nhập giáo phận ở nước ngoài và không còn đảm nhiệm sứ vụ ở đây thì tôi có nhiệm vụ phải thông báo cho giám mục nhà của linh mục. Sau đó ngài có quyết định. Đối với các linh mục “của tôi”, nghĩa là họ chịu chức trong giáo phận của tôi, dù họ là người nước ngoài hay không, tôi chịu trách nhiệm về họ. Và nếu họ liên quan đến một vụ lạm dụng tình dục, cho đến khi có bằng chứng, tôi không thể cách chức họ.
Ở Thụy Sĩ, Giáo hội quốc gia là chủ nhân dân sự của hầu hết các linh mục. Trách nhiệm thuộc về “Liên đoàn Giáo hội Công giáo la-mã của Bang Vaud” (FEDEC) trong trường hợp linh mục bị sa thải…
FEDEC có bộ phận pháp lý riêng để xem xét vụ việc. Tôi không có những khả năng tương tự, vì tòa giám mục không có ngân sách tương đương. Và cũng không cần thiết, vì rất ít người làm việc trực tiếp cho tòa giám mục.  Trong giáo phận của Lausanne, Geneva cà Fribourg, các người đứng đầu giáo hội là các tập thể của tỉnh bang, nhưng cũng có các đơn vị mục vụ, thậm chí đôi khi là chính các giáo xứ. Các thực tế giữa bang này với bang kia  rất khác nhau nên tôi để các người đứng đầu này quản lý theo cách hoạt động riêng của họ.

“Chúng tôi nhắm đến việc kéo dài thời gian đồng hành với các linh mục nước ngoài đến với chúng tôi”

Giáo phận Lausanne, Geneva và Fribourg chuẩn bị cho các linh mục nước ngoài làm việc tại Thụy Sĩ như thế nào?
Chúng tôi tháp tùng các linh mục từ nước ngoài đến trong năm đầu tiên của họ. Họ gặp nhau hàng tháng để thảo luận về những vấn đề chung, cũng như những vấn đề cụ thể. Hiện tại, chúng tôi đang làm việc để tăng thêm các cuộc họp này. Chúng tôi cũng đang xem xét kéo dài thời gian hỗ trợ. Hơn nữa, tất cả các linh mục đến phải tuân theo sự đồng hành này, bất kể nguồn gốc của họ. Năm nay, một số linh mục đến từ Châu Phi, một linh mục Ba Lan và hai người Pháp.
Mục đích của việc tháp tùng này là gì?
Chúng tôi giúp họ làm quen với phong tục của Giáo hội Thụy Sĩ. Có một số đặc thù ở đất nước này. Ví dụ như hệ thống kép. Ở Thụy Sĩ, linh mục luôn phải làm việc với một cơ quan khác. Là chủ nhân, Giáo hội tỉnh bang có tầm ảnh hưởng rất mạnh mẽ. Trong các lĩnh vực lao động và luật lao động, đôi khi họ làm nhiều hơn giám mục. Ở Thụy Sĩ, giáo dân cũng đảm nhận trách nhiệm. Công việc mục vụ của họ song song với công việc của linh mục. Nhiều linh mục nước ngoài không biết điều này. Tùy thuộc vào vùng xuất xứ của họ, các mối quan hệ đại kết tốt đẹp mà chúng tôi có ở đây với nhau là điều mới mẻ và không bình thường với nhiều linh mục. Đôi khi họ đến từ những vùng có phong trào bài công giáo rất mạnh. Tạ ơn Chúa, ở đây thì khác.

“Ngoài sự khác biệt văn hóa, còn có những chuyện tế nhị hơn như có nhiều sắc thái trong các mối quan hệ”.

Một vài linh mục không biết là trong khi nói chuyện không được chạm đến bất cứ ai…”
Sẽ là ảo tưởng khi nghĩ linh mục sẽ nhận thức được tất cả những khác biệt về văn hóa chỉ sau một vài buổi họp thảo luận. Đặc biệt là khi sự khác biệt là đáng kể. Nó phức tạp vì chính đương sự không nhận ra những điều tinh tế hơn, nhiều sắc thái trong các mối quan hệ. Điều này không chỉ áp dụng cho một linh mục từ Châu Phi hay Ấn Độ. Nhưng cũng cho bạn và tôi.
Cha có một ví dụ cá nhân nào để đưa ra?
Tôi đã sống vài năm ở Ý và hiểu về đời sống ở đó. Nhưng cũng phải mất nhiều năm để các đồng nghiệp người Thụy Sĩ và tôi mới nhận ra, chúng tôi không có cùng mối quan hệ với các nhân viên trong nhà chúng tôi như với các anh em đến từ các nước khác. Văn hóa Thụy Sĩ bình đẳng hơn nhiều so với các văn hóa khác. Và điều này cũng áp dụng cho hình ảnh các giáo sĩ có về chính họ và cho các mối quan hệ với giáo dân.

“Nhận thức về sự khác biệt văn hóa phải phát triển từ cả hai phía”

Do đó, nhận thức là một quá trình lâu dài…
Đúng. Và nó có nhiều sắc thái. Theo cả hai cách. Vì vậy, ngay cả khi một linh mục từ một quốc gia khác đã biết Thụy sĩ về mặt lý thuyết, nhưng chúng tôi giao tiếp dè dặt và có khoảng cách. Và dù – theo quan điểm của họ – họ giao tiếp theo một khoảng cách xa hơn nhiều so với bình thường của họ. Vì thế cách giao tiếp của họ có thể làm cho người bản xứ cảm nhận khác đi. Nhận thức về sự khác biệt văn hóa phải phát triển ở cả hai bên.
Bản quy tắc ứng xử mới có thể giúp được gì?
Chung ta hy vọng. Bản quy tắc không có cùng mục tiêu như hiến chương chống lạm dụng tình dục, mà các tuyên úy của giáo phận chúng tôi đã phải ký từ năm 2019. Khác với hiến chương, bản quy tắc ứng xử mới cũng đề cập đến việc lạm dụng quyền lực. Rất quan trọng. Bản quy tắc này không có chỗ cho mơ hồ. Chúng tôi đã dùng lại một phần lớn quy tắc của giáo phận Coire.

“Một linh mục phải có khả năng đề cập đến vấn đề tính dục, như trong chương trình chuẩn bị hôn nhân, nhưng đời sống riêng tư của một người không liên quan đến linh mục.”

So với bộ luật của giáo phận Coire, vì sao phiên bản Fribourg của vùng nói tiếng Đức lại ít nghiêm ngặt hơn nhiều khi nói đến ảnh hưởng của các tuyên úy đối với tính dục của giáo dân?
Cảm nhận của tôi là nhóm Fribourg đã cân nhắc đến những phản ứng tiêu cực của một số linh mục của giáo phận Coire. Chẳng hạn về vấn đề tính dục, Một linh mục phải có khả năng đề cập đến vấn đề tính dục, như trong chương trình chuẩn bị hôn nhân chẳng hạn. Kinh nghiệm tính dục là một yếu tố trọng tâm của hôn nhân để nó có giá trị. Phần còn lại, quy tắc vẫn giống nhau trong giáo phận của tôi: cuộc sống riêng tư của một người không liên quan đến linh mục. Nếu một linh mục tìm cách để nói về nó, thì đó là thói tò mò nhìn trộm, một hình thức bạo lực thiêng liêng. Cũng tuyệt đối rõ ràng, không có linh mục hay tuyên úy nào có thể đề xuất “liệu pháp” chống lại đồng tính. Điều này không chỉ sai mà còn nguy hiểm.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch