Chúng ta phải cứu người lính Moulins-Beaufort
renepoujol.fr, René Poujol, 2021-12-09
Tổng giám mục Eric de Moulins Beaufort và Đức Phanxicô
Chúng ta vừa phải ủng hộ hành động của Tổng giám mục bên cạnh Đức Phanxicô, vừa phải mời gọi người công giáo Pháp làm áp lực trên các giám mục của họ.
Đầu tuần này (chúa nhật 12 và thứ hai 13 tháng 12), Tổng giám mục Eric de Moulins Beaufort, chủ tịch Hội đồng Giám mục Pháp dẫn đầu phái đoàn Hội đồng đến gặp Đức Phanxicô tại Vatican. Trong một bối cảnh quá nặng nề. Trước hết là việc tám thành viên Học viện Công giáo Pháp có bài viết cực kỳ phê phán về con số các nạn nhân của ủy ban Ciase (Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp, ủy ban Ciase hay còn được gọi là ủy ban Sauvé) đưa ra, cũng như các khuyến nghị của họ, cách các giám mục, các nam nữ bề trên dòng tiếp nhận bản báo cáo này. Sau đó, ngày thứ hai 6 tháng 12, trên máy bay đưa ngài từ Hy Lạp về Rôma, ngài có cuộc họp báo kỳ lạ. Trả lời câu hỏi của các nhà báo, ngài xác nhận ngài chưa đọc báo cáo Sauvé hoặc thảo luận với các giám mục Pháp về các quyết định của họ. Nhưng các phản hồi của ngài lại dường như lấy từ các lập luận được triển khai trong văn bản buộc tội của các học giả Học viện Công giáo Pháp. Đã tạo một phản ứng rất khó chịu! Bây giờ làm rõ ràng chuyện này là điều cần thiết. Nếu không có sự ủng hộ chính thức của giáo hoàng về những gì họ đã quyết định và động lực của họ, nếu không có sự cam kết ít nhất của ngài “xem lại” những khuyến nghị thách thức Huấn Quyền, thì đáng lo sợ cho điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra. Đó là sự phân rã quyền lực của các giám mục và sự chia rẽ sâu đậm nơi người công giáo.
Không cần phải đi trở lại ở đây các mong chờ của văn bản được tám thành viên của Học viện Công giáo Pháp gởi đến Rôma. Tôi đã có một bài dài về vấn đề này. Rất khó để thấy rõ số lượng người từ chức thực sự sẽ xảy ra sau cú hung bạo này, ngay cả khi những người ký tên đã cẩn thận giải thích, họ không nhân danh Học viện để làm, nhưng do chính cá nhân họ làm. Chúng ta biết, ông Jean-Marc Sauvé, tổng giám mục Moulins Beaufort, sơ Véronique Margron đã từ chức khỏi Học viện. Các nhân vật khác cũng từ chức: ông Jean-Louis Schlegel, nhà xã hội học về tôn giáo, bà Isabelle de Gaulmyn, tổng biên tập báo La Croix. Cho đến nay, sự ra đi ngoạn mục nhất chắc chắn là của các giáo sư Chantal Delsol và Dominique de Courcelles, họ đã viết: “Bị mất thể diện vì quản lý chuyên quyền của Học viện Công giáo và bởi báo cáo Sauvé (…) mà chúng tôi xem là ô nhục khi chỉ trích các số liệu liên quan đến một tội ác tập thể và muốn ngăn giáo hoàng Phanxicô không tiếp nhận bản báo cáo Sauvé.” (1)
Một cuộc họp báo không thể hiểu nổi của Đức Phanxicô.
Nhưng cơ may đã đến, đó là cuộc họp báo ngày thứ hai 6 tháng 12, trên chuyến bay đưa ngài từ Hy Lạp về Rôma. Tôi sẽ không nói ở đây “việc ngài đọc” quyết định từ chức của tổng giám mục Aupetit, đây không phải là chủ đề của bài viết này dù nó cũng làm bàng hoàng. Với việc đề cập đến báo cáo Ciase, đơn giản là không thể hiểu được. Ngài xác nhận chưa đọc báo cáo này, không biết các giám mục của Pháp nghĩ gì về nó, nhưng đưa ra một bình luận kèm theo những lập luận mà chúng tôi biết là tâm điểm văn bản của các thành viên của Học viện Công giáo. Vì vậy, ngài phớt lờ công việc của cơ quan có thẩm quyền hợp pháp của Giáo hội Pháp, nhưng lại được “bơm” bởi những lời buộc tội của những người gièm pha. Điều tệ nhất mà chúng ta có thể hình dung: chiến thắng của cuộc tố giác – chúng ta biết văn bản nói trên có kèm theo một bức thư được giữ bí mật – và các cuộc điều động của một số người, trong Giáo triều, những người dường như quyết tâm phá hoại ngầm triều giáo hoàng của ngài.
Ba mâu thuẫn của Đức Phanxicô: mâu thuẫn với chính giáo hoàng, mâu thuẫn với ủy ban Ciase và mâu thuẫn với Hội đồng Giám mục Pháp.
Khi làm như vậy, ngài không nhận ngài đã tự mâu thuẫn khi phản kháng lại tính cách “hệ thống” của các vụ xì-căng-đan mà ngài đã công nhận và xác định trong cái mà ngài gọi là chủ nghĩa giáo quyền; rằng ngài tự mâu thuẫn, khi tương đối hóa, mà không biết chúng, các khuyến nghị của ủy ban Ciase mà ngài đã từng kêu gọi những người rửa tội tự do diễn tả trong cuộc tham vấn rộng lớn về tính đồng nghị, mà sự đóng góp của một số tín hữu chính xác là bốn mươi lăm khuyến nghị này. Rằng ngài gián tiếp mâu thuẫn với công việc của ủy ban Sauvé chỉ dựa trên những tin đồn, tương tự như những tin đồn mà, cũng trên chuyến máy bay ngài đã tố cáo tác động xấu của nó trong trường hợp tổng giám mục Aupetit. Rằng ngài không thừa nhận các giám mục Pháp, các nam nữ bề trên các dòng bằng cách tin vào những cáo buộc, chống lại quyết định can đảm của họ.
Một câu hỏi vẫn chưa có câu trả lời: liệu ngài là nạn nhân hay ngài đồng ý?
Làm sao để giải thích mớ hỗn độn như vậy? Chúng ta biết, ở Rôma, thành viên này hay thành viên kia của Học viện, người ký tên trong bản văn đã có những trạm thiết bị hiệu quả để đưa phản đối của họ đến tai ngài. Và người ta thắc mắc về vai trò có thể là của chính Sứ thần Tòa thánh tại Paris. Những âm vang cho biết, các nạn nhân, dù là nạn nhân của các linh mục lạm dụng khi họ đến tòa Sứ thần đã không có được đón tiếp với sự thông hiểu và lịch sự đúng mức. Cuối cùng, không loại trừ trong Giáo triều, nơi có rất nhiều giám chức Ý, dưới ảnh hưởng của tòa giám mục Ý, họ nghi ngờ hiệu ứng lôi cuốn của “các ủy ban độc lập” có trách nhiệm làm sáng tỏ về lạm dụng tình dục trong một số quốc gia, kể cả của họ, nơi sức nặng của thể chế giáo sĩ vẫn còn đáng kể.
Điều này phải thêm vào sự không chắc chắn được nhiều quan sát viên và các nhà vatican học chia sẻ liên quan đến ý muốn thực sự của Đức Phanxicô. Theo quan điểm này, triều giáo hoàng của ngài đã có những lúc lạnh lúc nóng: đan xen một cách rối rắm những quyết định can đảm, những lỗi lầm đánh giá như trong trường hợp Chi-lê, những lời nói đau lòng hoặc khiêu khích, những chậm trễ hoặc buông bỏ khó hiểu đã dẫn đến sự từ chức liên tiếp của một số thành viên trong Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên. Từ năm 2017, tôi đã viết trên trang blog của tôi ít nhất ba bài theo hướng này, do tính thời sự lúc đó, tạo nên “bóng tối của nghi ngờ”, sau đó là “ngờ vực” trước khi chọn một cách hòa giải hơn: “vẫn là một nỗ lực”… Trong hậu cảnh của câu hỏi này, cho đến bây giờ vẫn còn một câu hỏi chưa có câu trả lời: liệu chúng ta có nên đọc trong những rối loạn này, sự cản trở không thể giải thích được của các thành viên chính quyền Vatican thù địch với ý chí cải cách của giáo hoàng, hay kết quả của sự không xác định của chính ngài liên quan đến việc, đây có thể không phải là chuyện khẩn cấp trong giáo triều của ngài không?
Một mâu thuẫn có thể báo trước một tương lai khó khăn cho Giáo hội Pháp.
Có thể nói buổi tiếp kiến của các nhà lãnh đạo Hội đồng Giám mục Pháp sẽ tham dự vào ngày chúa nhật-thứ hai sẽ đủ để quyết định: Tổng giám mục chủ tịch Eric de Moulins Beaufort, các giám mục phó chủ tịch Dominique Blanchet và Olivier Leborgne và linh mục tổng thư ký Hugues de Woillemont. Liệu phái đoàn Pháp có thuyết phục được Đức Phanxicô đọc báo cáo Ciase, tính hợp pháp của các quyết định được thực hiện ở Lộ Đức phù hợp với các quyết định của Hội đồng nam nữ Tu sĩ Pháp, Corref, sự không thể chấp nhận của một văn bản ngắn của Học viện bị ám ảnh của sự bảo vệ một thể chế công giáo và di sản, ít nhất Rôma cần lưu ý có sự tồn tại các khuyến nghị trong báo cáo Sauvé mà trên thực tế, đó là trách nhiệm duy nhất của Huấn quyền? Liệu họ có thuyết phục được Đức Phanxicô công bố một ngày hẹn mới cho buổi tiếp kiến, ban đầu do Phủ Giáo hoàng đề nghị với các thành viên của ủy ban Sauvé không? Nếu những câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng, thì điều này có thể báo trước một tương lai khó khăn cho Giáo hội Pháp.
Vì, chúng ta đừng lầm điều này, sự nhất trí cao của cuộc bỏ phiếu tại Hội đồng Toàn thể ở Lộ Đức đã không thể dập tắt những khác biệt có thể tái xuất hiện, để ủng hộ sự phủ nhận của giáo hoàng, dù phải chìm trong im lặng của lòng mộ đạo! Có khoảng 20 giám mục thực sự miễn cưỡng với các kết luận của ủy ban Sauvé, mà một số người “im lặng” cũng có thể tham gia, chắc chắn đã sẵn sàng cho một số đảo ngược nếu cán cân quyền lực bị đảo ngược. Không có gì đảm bảo cho chúng ta, trong giả thuyết này, chủ tịch của Hội đồng Giám mục Pháp sẽ tại chức ở ban lãnh đạo như ngài đã dọa ở Lộ Đức? Điều này sẽ mở ra một cuộc khủng hoảng lớn. Với nguy cơ, như đã được đề cập, một số người công giáo chán ngán, đặt mình bên lề thể chế, quay đi không thương tiếc để về với các thẩm quyền dân sự buộc Giáo hội công giáo, theo luật, khi họ từ chối các quyết định cần thiết để bảo vệ người dân.
Vì vậy, đúng, chúng ta phải cứu người lính Moulins-Beaufort
Và nếu ngược lại, mọi “ân phúc” của giáo hoàng, củng cố ban Chủ tịch của Hội đồng Giám mục Pháp sẽ không đủ thuyết phục và hạn chế một số giám mục mà mọi người đều biết họ là những người chủ duy nhất trong giáo phận của họ. Họ có thể rất tốt, đôi khi với sự hỗ trợ của một số linh mục của họ và một phần giáo dân, họ vẫn điếc trước các lệnh của các nhà chức trách giám mục. Vì vậy, đúng, chúng ta phải cứu người lính Moulins Beaufort, hôm nay bằng cách hỗ trợ chuyến “hành hương” của ngài đến Rôma, ngày mai bằng cách mời người công giáo Pháp cân nhắc với các giám mục của họ, để cuộc chiến chống tội phạm trẻ em và các lệch lạc đủ loại làm băng hoại Giáo hội không phải là một cuộc chiến chết. Đó không bao giờ là thông điệp của chính Đức Phanxicô viết trong lá thư gửi Dân Chúa mùa hè năm 2018.
(1) Bà Chantal Delsol, giáo sư đại học (triết), thành viên của Học viện Công giáo. Bà Dominique de Courcelles, giáo sư Đại học, giám đốc nghiên cứu tại Đại học Khoa học Paris (ENS-CNRS)
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Vì sao Đức Phanxicô không tiếp Ủy ban Ciase