Ngôn ngữ của Đức Phanxicô ở Iraq

170

Ngôn ngữ của Đức Phanxicô ở Iraq

france-catholique.fr, Gerard Leclerc, 2021-03-09

Điều đáng chú ý ở ngôn ngữ của giáo hoàng trong chuyến đi Iraq là tính độc đáo của ngài, phân biệt ngài ra khỏi chính trị gia và thậm chí với giới học thuật. Đây là phương pháp giảng dạy của người của Chúa muốn chữa lành và hòa giải.

Trong chuyến đi Iraq, điều quan trọng là phải giữ lại bản chất ngôn ngữ của ngài. Dĩ nhiên ngôn ngữ được nhắm có mục tiêu, vì ở trong một tình huống nhất định, nhưng cũng được hình thành vì các tiêu chuẩn cụ thể cho sứ mệnh của ngài trong tư cách là người đứng đầu Giáo hội công giáo. Tình trạng như chúng ta đã biết, Iraq là đất nước đang vực dậy sau hàng chục năm bị xung đột, hứng chịu sự hung hăng của một hình thức đào tạo tự cho là hồi giáo cực đoan. Đứng trước thực tế này, giáo hoàng không nói chính xác ngôn ngữ của một chính trị gia. Và khi đề cập đến vấn đề hoàn toàn thuần túy tôn giáo, ngài tự xem mình là người hòa giải, người kiến tạo hòa bình, không bao giờ là người đứng vào một bên nào trong xung đột chính trị-tôn giáo. Vì vậy, ngài không đề cập đến chủ nghĩa chính thống hồi giáo hay chủ nghĩa khủng bố. Đó không phải ngài muốn trốn tránh, nhưng rõ ràng ngài mong muốn kéo mọi thứ lên cao. Ngài nói, hướng về các ngôi sao.

Tôi trích lời của ngài: “Ai có can đảm nhìn vào các vì sao, người đó tin vào Chúa, họ không có kẻ thù để chiến đấu. Họ chỉ có một kẻ thù duy nhất phải đối diện, kẻ đứng ở cánh cửa của trái tim và gõ để bước vào: đó là thù hận. Nếu là các chính trị gia chắc chắn họ sẽ bị chỉ trích vì không trực tiếp chỉ định kẻ thù để họ phải chiến đấu, thường là có vũ khí trong tay. Đức Giáo hoàng muốn gìn giữ danh xưng hồi giáo, ngài muốn phân biệt với sự lệch lạc của chủ nghĩa cực đoan. Không phải ngài muốn bỏ qua  hay giấu giếm. Không, ngài muốn giải quyết dưới góc độ của một bệnh lý tâm linh, đã phản bội bản chất của tôn giáo: “Sự thù địch, cực đoan và bạo lực không phát sinh từ một tâm hồn tôn giáo: chúng là những chuyện phản bội tôn giáo. Và chúng ta, những người tin Chúa không thể im lặng khi chủ nghĩa khủng bố lạm dụng tôn giáo. Ngược lại, việc xác định rõ ràng các hiểu lầm là việc của chúng ta.”

Đó không thể là vấn đề của các cuộc chiến tranh tôn giáo, nhưng là đòi hỏi của tôn giáo làm bình an tâm hồn.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Hồi giáo, chiến lược chính trị của Đức Phanxicô

Đức Phanxicô, người canh gác lương tâm chúng ta