Hồi giáo, chiến lược chính trị của Đức Phanxicô
religion-gaulmyn.blogs.la-croix.com, Isabelle de Gaulmyn, 2021-03-11
Đón tiếp Đức Phanxicô tại phi trường Bagdad ngày thứ sáu 5 tháng 3-2021
Có nhiều cách để đối thoại với hồi giáo. Nhưng cách của Đức Phanxicô chắc chắn là rất chính trị. Tại Iraq, với Đại Giáo Trưởng Al Sistani, một trong những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của nhánh shi’a, người ngài đã gặp ngày 6 tháng 3 tại thánh địa Nadjaf, trên thực tế Đức Phanxicô, nhà lãnh đạo Giáo hội công giáo đã không đề cập đến khái niệm thần thánh, cũng như không đề cập đến cách thức cầu nguyện. Không, trọng tâm cuộc nói chuyện, ngài đặt chủ đề rất rõ, đó là quyền công dân và tình huynh đệ. Đối thoại với hồi giáo đã ở trong truyền thống của Giáo hội công giáo kể từ Công đồng Vatican II, được Đức Gioan-Phaolô II, giáo hoàng đầu tiên bước vào một nhà thờ hồi giáo củng cố. Nhưng với Đức Phanxicô, chúng tôi dám nói, cuộc đối thoại này mang tính chất dân sự hơn, “thế tục” hơn khi đề cập đến tôn giáo.
Không lựa chọn giữa các trào lưu hồi giáo
Bởi vì, do quyết định của các người đối thoại, không có gì là tình cờ. Bằng cách gặp nhà lãnh đạo cấp cao của người shi’a, Đức Phanxicô nói rõ ngài không có lựa chọn nào trong số các dòng chính của hồi giáo, đối thoại với người sunni cũng như với người shi’a. Thêm nữa, Đại Giáo Trưởng Al Sistani cũng không là bất cứ nhân vật nào: người Iran, nhưng ở thánh địa Nadjaf của Iraq, ngài có lợi thế là rất nổi tiếng và được kính trọng ở Teheran, đồng thời nổi bật so với chủ nghĩa cấp tiến không khoan nhượng của lãnh tụ tối cao Iran hiện tại. Với tất cả các tế nhị phải đặt vào từ này trong một bối cảnh khác với bối cảnh phương Tây, Đại Giáo Trưởng Al Sistani mang một quan điểm thế tục hơn, và bác bỏ chế độ thần quyền tuyệt đối của Lực lượng Vệ binh Cách mạng. Gặp ngài là một cách thông minh khéo léo mà Đức Phanxicô đã bắt đối thoại với toàn dân Iran.
Quyền công dân, sợi chỉ đó dẫn đầu chuyến đi Iraq
Lại chính trị thêm một lần nữa, chọn lựa chủ đề, quyền công dân là chủ đề chính của chuyến đi. Trong thỏa thuận được ký năm 2019 giữa giáo hoàng với Đại Giáo Chủ hồi giáo Al Tayeb – thuộc nhánh sunni – của Viện hồi giáo Al-Azhar, hai bên đã cam kết về “quyền công dân trọn vẹn”. Một điểm mấu chốt, khi chúng ta biết ở Ai Cập khái niệm “dimitude”, có nghĩa là có một địa vị khác biệt đối với các tôn giáo khác, vẫn còn ở trong tâm trí của người dân. Một cách kiên nhẫn, với thế giới hồi giáo trong tất cả sự đa dạng của nó, vì thế Đức Phanxicô đã gỡ từng mối một trộn lẫn ba thuật ngữ – bản sắc, chính trị và tôn giáo – và điều này dường như không thể dẫn đến sự xung đột giữa các nền văn minh. Một cuộc chiến chính trị, nhưng qua con đường tôn giáo: bằng cách tập họp ở Iraq, ở vùng đất Ur, các nhà lãnh đạo tôn giáo theo bước chân của Tổ phụ Áp-ra-ham, người cha của ba tôn giáo đơn thần lớn, ngài vinh danh một hình thức “nhân loại tập thể” mạnh hơn là nhấn mạnh đến các bản sắc. Một cách đặt tôn giáo vào lại trọng tâm của tiến trình hòa bình: khi đó tôn giáo không còn chỉ là vấn đề, nhưng tôn giáo là một phần của giải pháp.
Và sau đó?
Và sau đó ? Dĩ nhiên cuộc họp như vậy sẽ không loại bỏ xung đột và sẽ không dẫn đến một thỏa thuận không-gây hấn. Nhưng Đức Phanxicô biết mình không còn lựa chọn nào khác: hồi giáo là tôn giáo thứ hai trên thế giới, và chúng ta không thể bỏ qua những xung đột và căng thẳng do chủ nghĩa hồi giáo gây ra trên hành tinh. Ngoại giao gặp gỡ giữa con người và con người, nếu nó có giới hạn của nó, nhưng đó là bước đầu tiên cần thiết để tiến xa hơn. Như Giám mục Claverie, giám mục giáo phận Oran bị người hồi giáo ám sát đã nói: “Đối thoại là cho lời nói có trọng lượng của nó bằng da bằng thịt” Để cho những từ này có thể nói điều tương tự cho tất cả mọi người.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Ngôn ngữ của Đức Phanxicô ở Iraq