lavie.fr, Jean-Pierre Denis, Giám đốc biên tập báo La Vie, 2020-06-23
Một bức tượng của Thánh Junipero Serra bị bôi bẩn ở Majorque, Tây Ban Nha.
Sau khi phơi trần bản thân, bây giờ chúng ta dỡ bỏ người khác. Chúng ta lật ngược các bức tượng, chúng ta quay phim, rồi chúng ta cảm thấy mình là anh hùng. Có cần phải lật tượng chính trị gia Colbert (1619-1683) khỏi bệ đài Quốc gia không? Ông có phải là tác giả chính của Bộ luật Đen quản lý chế độ nô lệ ở vùng biển Caraibê không? Sự tức giận được biện minh bằng việc phủ nhận quá lâu. Chúng ta không còn có thể từ chối để không đối diện với khía cạnh đen tối của các danh nhân của mình. Nhưng chúng ta có đạt được kết quả khi thay thế các bức chân dung được chăm sóc cẩn thận bằng các vụ giải quyết chóng vánh không? Ở tiểu bang California, tượng Thánh Junípero Serra bị phá. Thánh Junípero Serra được Đức Phanxicô phong thánh vì ngài bảo vệ cho người Bản địa, bây giờ ngài bị cho là người đồng tình trong việc thực dân hóa và các chuyện kinh hoàng của nó không? Và vì sao lại không đổi tên ngài ở San Francisco và Los Angeles, các thành phố có tên ngài trong các tổ chức truyền giáo công giáo?
Các giới hạn phi lý đã được bước qua. Người ta tấn công Đại tướng Gaulle vì “chủ nghĩa thực dân”, người ta tấn công Jacques Coeur. Ở Fort-de-France, những người vô học lật đổ tượng chính trị gia Victor Schœlcher (1804-1893), người đã xóa bỏ chế độ nô lệ. Nhân danh các tổn thương quá khứ, sự ngu ngốc và cuồng tín bước đi một bước quá ngắn. Họ phá vỡ các hình tượng cũng như hôm qua họ đốt xe, họ ý thức việc họ làm. Nhưng sự việc nghiêm trọng hơn là lễ hội sau thời gian cách ly và sâu đậm hơn là chỉ đơn thuần đòi quyền của nạn nhân hay chỉ để thỏa mãn cho loại vô văn hóa. Các biến chuyển của các hình tượng biểu hiệu sự bất ổn trong văn hóa, hay tình trạng rắc rối chính trị lớn. Con người gán cho hình ảnh một sức mạnh lớn lao. Tiêu hủy chúng không bao giờ là chuyện vô hại. Bạo lực hiện nay cho thấy sự bất ổn nghiêm trọng.
Các biến chuyển của các hình tượng biểu hiệu sự bất ổn trong văn hóa, hay tình trạng rắc rối chính trị lớn.
Các nền văn minh trong khủng hoảng thường trải qua bởi các vụ bộc phát bạo lực có tính biểu tượng. Năm 2001, người Taliban đã làm nổ các tượng Phật ở Bamiyan. Tổ chức Hồi giáo tự xưng Daech đã quay phim khi họ phá hủy viện bảo tàng Mossoul. Trong thời “Khai sáng” ở Nhật bản (cuối thế kỷ 19), các tượng Phật bị chặt đầu. Kitô giáo cũng gặp các vấn đề này. Việc phá hủy ngôi đền Serapis ở Alexandria năm 391 đã tạo ấn tượng trong lòng dân chúng. Phương Đông cũng trải qua cuộc khủng hoảng hình tượng lớn và người ta không thảo luận trong các cuộc gặp. Năm 797, Irène, Hoàng hậu Constantinople đã móc mắt con mình, Constantin VI. Bà thiên về thờ ảnh tượng, con bà muốn hủy. Không cần phải nhắc, trước cải cách, người tin lành đã phá hủy một số ảnh tượng công giáo, trong đó có một vài tuyệt tác.
Vậy mà từ thời Cổ đại, các hoàng đế kitô giáo thấy cần phải cự lại. Họ cố gắng đưa ra một khuôn khổ, ít nhất là về lý thuyết. Năm 299 Hoàng đế Honorius kêu gọi tháo xuống các thần tượng bị thất sủng nhưng “sau khi điều tra” và “dưới quyền của chính quyền.” Năm 483, Bộ luật Théodose mở đường cho việc thành lập các viện bảo tàng: “Chúng tôi ra lệnh bây giờ ngôi đền được mở thường xuyên cho công chúng, các bức tượng được đặt ở đây phải được đánh giá cao về mặt nghệ thuật hơn là tính thần thánh của nó.”
Một minh triết khôn ngoan! Công việc tưởng nhớ phải tiếp tục, đặc biệt là về chủ nghĩa thực dân và chế độ nô lệ, như Giáo hội công giáo đã làm dưới thời Đức Gioan-Phaolô II liên quan đến việc chống do thái giáo hoặc Tòa án dị giáo. Công việc này đòi hỏi phải can đảm, có tầm nhìn, lắng nghe và điềm tĩnh. Nhưng không được làm ngược với văn hóa chúng ta. Không ai có thể tự nhận mình là người làm sáng tỏ cho trí tưởng tượng. Nếu không, đó là sự man rợ.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Một tượng Đức Mẹ bị phá cụt đầu ở vùng Gard, thành phố Sumène, Pháp