Hồng y Gregory kể kinh nghiệm cá nhân về nạn kỳ thị

89

Hồng y Gregory kể kinh nghiệm cá nhân về nạn kỳ thị

americamagazine.org, Ban biên tập, 2021-02-16

Nhà báo Al Roker, nhà dự báo thời tiết và đồng dẫn chương trình “Today” (Hôm nay_ phỏng vấn hồng y Wilton D. Gregory, tổng giáo phận Washington ngày 21 tháng 1 tại nhà nguyện Trung tâm Mục vụ của tổng giáo phận Washington ở Hyattsville, Maryland.

Cuộc phỏng vấn được phát sóng ngày 15 tháng 2 trong loạt chương trình “Tiếng nói của Người Da đen” trong Tháng Lịch sử Đen, được trình chiếu mỗi tháng 2 hàng năm. (Ảnh CNS / Andrew Biraj, Catholic Standard)

Hyattsville, Md. (CNS) – Trong một phân đoạn ngày 15 tháng 2 của loạt phim “Changemakers” (Người tạo thay đổi) và “Black Voices” (Tiếng nói của Người Da đen), hồng y Wilton D. Gregory ở Washington đã suy nghĩ về hành trình đức tin của mình và về kinh nghiệm cá nhân của ngài với nạn phân biệt chủng tộc .

Ngài mô tả chủng tộc của mình như là yếu tố quyết định cho cách mà ngài bị đánh giá, cùng với “mọi người Mỹ gốc Phi khác ở Washington” khi ngài không mặc áo tu sĩ.

Nhà báo Roker hỏi hồng y về con đường đi tu làm linh mục, bắt đầu khi ngài còn là sinh viên trường công giáo ở Chicago và được các linh mục và các nữ tu ở đó làm gương, về vai trò mục vụ của ngài với tổng thống Mỹ, về cương vị hồng y Mỹ-Phi châu đầu tiên và ngài có là nạn nhân của nạn  phân biệt chủng tộc hay không.

Hồng y Gregory nói: “Tôi không biết có người Mỹ gốc Phi nào chưa nếm vị đắng của nạn phân biệt đối xử.”

Ngài cho biết: “Khi tôi mặc áo dòng, tôi được đối xử rất tôn trọng và tình cảm. Nhưng nếu tôi không mặc áo dòng, tôi đi chợ hay đi bất cứ đâu, tôi ở chung nhóm của tất cả người Mỹ gốc Phi khác ở Washington.”

Ngài kể, có lẽ cách đây 15 năm, trong một lần ngài được mời đi chơi gôn ở một câu lạc bộ ở Palm Springs. Mặc đồ đi chơi gôn, ngài mở cốp xe. Có người đến gần nói với ngài: ‘Anh đưa các dụng cụ của tôi vào xe gôn đi’. Tôi phải nói, ‘Chà, tôi có thể nhờ ai đó làm giùm ông, tôi đến đây để chơi gôn.’ Tôi không bao giờ quên chuyện này.”

Ngài cho biết, những kinh nghiệm như vậy là những lời nhắc lành mạnh cho ngài. “Đó là điều tốt cho tôi để tôi không đánh mất nền tảng của tôi, trong kinh nghiệm thế nào là một người Mỹ gốc Phi ở đất nước chúng ta.”

Cuộc phỏng vấn với nhà báo Roker, cũng là người công giáo đã được thâu tháng 1 tại nhà nguyện ở Trung tâm Mục vụ của Tổng giáo phận Washington ở Hyattsville, Maryland, ngay bên ngoài Quận Columbia.

Hồng y Gregory và nhà báo Roker cũng thảo luận về cách hồng y sẽ tương tác với tổng thống Joe Biden trong tư cách là người công giáo trong giáo phận của ngài. Hồng y tuyên bố, ngài biết có những lúc họ sẽ có những điểm không đồng ý với nhau, nhưng ngài không nghĩ công việc của hai người sẽ dính dáng nhiều đến nhau.

Ngài tuyên bố: “Ông không phải là người tôi sẽ thường xuyên liên lạc, và tôi mong mình cũng không phải người ông thường xuyên liên lạc. Sẽ có những lúc tôi có thể nói với ông về đức tin, về những công việc mà ông đang cố gắng hoàn thành mà chúng tôi có thể ủng hộ nhau, nhưng cũng có những lĩnh vực mà chúng tôi sẽ không đồng ý. Nhưng tôi sẽ luôn cố gắng làm điều đó một cách tôn trọng.”

Một đoạn video cho thấy hồng y Gregory cầu nguyện trong buổi lễ tưởng niệm ngày 19 tháng 1 tại Đài tưởng niệm Lincoln để tưởng nhớ 400.000 người Mỹ đã chết vì coronavirus vào lúc đó. Đứng gần ngài trong lễ tưởng niệm là ông Biden và bà Kamala Harris, cùng với vợ / chồng của họ, một ngày trước khi tân tổng thống và phó tổng thống nhậm chức.

Trong dịp này, hồng y Gregory phát biểu thông điệp của ngài với quốc gia: “Nếu chúng ta muốn chữa lành, chúng ta phải nhớ, chúng ta phải cùng nhau chữa lành.”

Ngài cho biết khi ngài ở Vatican trong ngày được phong hồng y vào tháng 11: “Có rất nhiều suy nghĩ lướt qua trái tim và đầu tôi. Tôi nghĩ đến cha mẹ tôi, đến các họ hàng trong gia đình tôi, đến bà của tôi. Nhưng thật là sỉ nhục. Tôi học ở trường công giáo nam Chicago, các linh mục và nữ tu ở đây là tấm gương của tôi, tôi rất cảm phục họ và chỉ khoảng sau sáu, bảy tuần, tôi quyết định sẽ là linh mục”.

Một số người thắc mắc vì sao phải rất lâu mới có một người Mỹ gốc Phi được phong hồng y, ngài cho biết, đó là lời nhắc nhở rằng Giáo hội công giáo, giống như phần còn lại của thế giới, tiếp tục đấu tranh với nạn phân biệt chủng tộc và loại trừ.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài đọc thêm: Tân hồng y Wilton D. Gregory cho biết sẽ không từ chối việc cho ông Joe Biden rước lễ