Những gì chúng ta nên biết về sự lây nhiễm của vi-rút
la-croix.com, Denis Sergent, 2020-03-28
Lây nhiễm một cách đặc biệt, vi-rút bệnh Covid-19 đòi hỏi có một biện pháp và tuân thủ nghiêm ngặt và các “hàng rào chắn.”
Chưa được biết cho đến tháng 12-2019, con coronavirus Sars-Cov-2 là vi-rút của bệnh Covid-19, được xem là một loại vi-rút đặc biệt dễ lây lan. Tuy nhiên, trong 60% đến 80% trường hợp và tùy thuộc vào nguồn, người bị nhiễm thường có dạng bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng. Tình trạng này được gọi là “không có triệu chứng.” Đây là người mang mầm bệnh lành mạnh hoặc im lặng.
Nếu chúng ta không thấy triệu chứng thì thường thường là nhờ hệ thống miễn nhiễm của người đó (bạch cầu, kháng thể, đại thực bào) đặc biệt có hiệu quả. Hiện tượng người mang mầm bệnh khỏe mạnh là phổ biến và cũng được thấy với các vi-rút cúm, HIV, viêm gan B, cũng như vi khuẩn của các bệnh lao, bệnh Lyme hoặc ký sinh trùng.
Người mang mầm bệnh khỏe mạnh
Nhưng không may trong trường hợp dịch bệnh này, không có triệu chứng lại không tạo điều kiện dễ dàng cho bác sĩ làm việc. Không có triệu chứng nên không thấy dễ dàng để ngăn ngừa khi bệnh phát sinh, và từ đó mới có thể dễ dàng chống lây lan. Do đó, phải quan tâm đến việc xét nghiệm (tìm kiếm sự hiện diện của axit nucleic của vi-rút) bằng que khuấy ở mũi hoặc cổ họng, cọng thêm scan phổi và sau đó là nghiêm ngặt cách ly 14 ngày khi kết quả dương tính.
Như vậy người mang mầm bệnh khỏe mạnh có trách nhiệm trên người chung quanh (mà không biết mình bị nhiễm), đặc biệt là lây trực tiếp bằng dịch tiết từ miệng và mũi của họ (nước bọt bắn ra, hắt hơi, bắt tay) vì bệnh Covid-19 là bệnh từ người truyền qua người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hoặc không có triệu chứng, trung bình một người bị nhiễm có thể làm lây cho ba người khác. Trẻ em, trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên dường như là tác nhận truyền tải đặc biệt. Đây là lý do đặc biệt để Tổng cục Y tế khuyên các em không nên gặp người lớn tuổi, những người mong manh nhất.
Thời gian lây nhiễm là bao nhiêu ngày?
Theo một nghiên cứu của Trung Quốc, thời gian ủ bệnh là từ 2 đến 14 ngày, có khi đến 24 ngày. Như thế một người bị nhiễm bệnh có thể làm nhiễm cho người khác 2 tuần trước khi họ có triệu chứng. Và một người mang mầm bệnh khỏe mạnh có thể lây nhiễm cho người khác sau hai tuần ủ bệnh. Với sự uyển chuyển này: họ có thể ít lây bệnh hơn một người có triệu chứng vì họ không ho hay hắt hơi.
Nếu người mang mầm bệnh khỏe mạnh được phát hiện, các biện pháp phòng ngừa được áp đặt giống như các biện pháp của người dân còn lại. Cụ thể là hoàn toàn cách ly, tôn trọng khoảng cách một mét trong bất kỳ gặp gỡ nào với người thứ ba, hạn chế tiếp xúc với người dễ bị tổn thương (người lớn tuổi, phụ nữ mang thai, người bị bệnh kinh niên, đặc biệt với người đã ghép phổi)…
Vi-rút có thể vẫn truyền nhiễm trong môi trường không?
Ngoài việc truyền trực tiếp, chúng ta cũng có thể hình dung một dạng lây truyền gián tiếp, qua các vật dụng ở nhà (tay nắm cửa, lan can), từ đời sống hàng ngày (thư, bưu kiện, túi thực phẩm…) hoặc từ các nơi công cộng (các phương tiện di chuyển công cộng, tay nắm cửa, máy rút tiền…). Bác sĩ Didier Lepelletier, trưởng khoa Vi khuẩn và Vệ sinh bệnh viện Đại học Nantes cho biết: “Nói chung, cho đến nay, chúng ta cho rằng coronavirus ở nơi khô từ 2 đến 3 giờ và tùy theo nhiệt độ, tính chất bề mặt và tải lượng vi-rút của các dịch bài tiết.”
Các biện pháp ngăn ngừa vẫn là rửa tay thường xuyên, thoa gel-cồn, chùi rửa các bề mặt bằng xà phòng hoặc các chất khử trùng.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Coronavirus, Covid-19, Sars-Cov-2, phân biệt các tên gọi
“Để bảo vệ tôi, tôi quyết định tạm ngưng thăm các cháu của tôi”