Donald Trump chụp hình với các tín hữu tin lành để ra mắt năm mới 2020

734

Donald Trump chụp hình với các tín hữu tin lành để ra mắt năm mới 2020

cath.ch, Carole Pirker, 2020-01-07

Donald Trump đã vận động để tái tranh cử, ông muốn củng cố sự ủng hộ của các tín hữu giáo phái tin lành phúc âm.

Ngày 3 tháng 1 năm 2020, tổng thống Donald Trump có cuộc họp ở nhà thờ khổng lồ Tây Ban Nha King Jesus International Ministry ở Miami. Là ứng viên tái tranh cử vào tháng 11 sắp tới, ông đã được sự ủng hộ lớn lao của các tín hữu tin lành giáo phái phúc âm vào năm 2016 và bây giờ ông dựa trên họ để được tái cử lần thứ nhì.

Tại cuộc họp trên, Donald Trump đã tuyên bố, “tất cả các ứng viên đảng Dân chủ tranh cử chức tổng thống đều cố gắng trừng phạt các tín hữu”. Ông nói thêm, “tin chắc Chúa đứng về phía chúng ta” trước khi đề cập đến các chủ đề chính của cử tọa yêu dấu của ông, vấn đề nhập cư và phá thai là các vấn đề hàng đầu.

Đã bắt đầu vận động để tái ứng cử ngày 3 tháng 11, tổng thống Mỹ trông cậy vào tín hữu cử tri giáo phái tin lành phúc âm để giành nhiệm kỳ thứ hai: theo Trung tâm nghiên cứu Pew, một viện thống kê và nghiên cứu khoa học xã hội, thì một trong bốn người Mỹ là tín hữu giáo phái tin lành phúc âm.

Ở Mỹ, các tín hữu này là gia đình tôn giáo đầu tiên của đất nước, trước người công giáo và tin lành truyền thống, 81% trong số họ ủng hộ Donald Trump trong lần bầu cử năm 2016 và bây giờ họ vẫn còn ủng hộ rất mạnh. Theo Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công cộng (Public Religion Research Institute, PRRI) thì 77% trong số họ ủng hộ công việc của tổng thống ở Nhà Trắng và đại đa số (98 %) chống việc truất phế ông.

Kitô hữu da trắng thiểu số

Theo ông Robert P. Jones, chủ tịch Viện Nghiên cứu Tôn giáo Công cộng, sự hấp dẫn của Donald Trump trước hết là do lời hứa “xây tường” ở biên giới Mêhicô, và từ đó lan tỏa hơn để ngăn chặn hoặc làm chậm “các thay đổi sâu đậm” trong xã hội Mỹ. Ông giải thích với hãng tin AFP, các tín hữu kitô da trắng cách đây mười năm là thành phần đa số người Mỹ, bây giờ họ chỉ còn 42% dân số.

Như thế Donald Trump phải rất siết chặt vì ông chưa bao giờ tìm cách mở rộng cử tri đoàn này. Sự xói mòn dù rất nhỏ cũng có thể đánh một đòn chí mạng ở các tiểu bang trọng điểm như bang Florida, đã giúp ông thắng cử cử tri đoàn cách đây ba năm, dù ông không có đủ số ba triệu phiếu ở tầm mức quốc gia như bà Hillary Clinton. 

Bài xã luận cay độc

Một bài xã luận cay độc trước lễ Giáng Sinh của tờ báo Kitô giáo Ngày nay (Christianity Today) đã gieo nghi ngờ. Họ thẳng thắn ủng hộ việc truất phế Donald Trump. Ông Mark Galli, tổng biên tập viết: “Các sự kiện trong trường hợp này là không rõ ràng”. Ông tố cáo việc dùng địa vị của Donald Trump để đẩy người đồng cấp ở Ucraina, nhằm làm mất uy tín của một trong các đối thủ của ông, cựu phó tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden, thì “không những vi phạm Hiến pháp (…) mà còn là vô đạo đức”.

Không có gì đáng ngạc nhiên, phản ứng của Donald Trump đập mạnh. Ông viết, “không có một tổng thống nào làm được nhiều hơn cho các tín hữu giáo phái tin lành phúc âm hoặc cho chính tôn giáo!” ông cho bài viết của “tờ báo là cực tả”. Cuộc họp ngày 3 tháng 1 dưòng như là câu trả lời trực tiếp cho báo Kitô giáo Ngày nay để củng cố cho sự ủng hộ của các tín hữu này.

Sự hỗ trợ của giáo phái tin lành phúc âm

Đứng trước bài xã luận của báo Kitô giáo Ngày nay, một số gương mặt của giáo phái này đã kết hợp lại. Một trong các người con của mục sư danh tiếng Billy Graham, người sáng lập tạp chí đã qua đời vào đầu năm 2018 đã lên tiếng. Ông Franklin Graham bảo đảm: “Cha tôi biết Donald Trump, tin tưởng Donald Trump và đã bầu cho Donald Trump”, ông cho biết ông “rất thất vọng” về bài viết này.

Ông Tony Perkins, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Gia đình (Family Research Council) một tổ chức hàng đầu của cánh hữu tôn giáo xem bài xã luận của báo Kitô giáo Ngày nay là “tiếng nói cô lập” và nói rằng ông không lo lắng gì về sự suy giảm có thể có trong trong việc hỗ trợ của giáo phái. Ông giải thích với hãng tin AFP: “Tôi nghĩ chúng tôi gắn kết cũng mạnh như năm 2016 nếu không muốn nói là mạnh hơn.”

Cuộc bầu cử Donald Trump vào cuối năm 2016 đã nhấn mạnh đến việc tăng cường về mặt chính trị cho các trào lưu tôn giáo bảo thủ ở Mỹ và khuyến khích sự bành trướng của họ. Trong ba năm ở Nhà Trắng, tổng thống Mỹ đã thay đổi đáng kể ở thành phần của Tòa án Tối cao, cơ quan tư pháp cao nhất nước.

Các người bảo thủ hy vọng điều này sẽ đặt lại vấn đề “Roe v. Wade” năm 1973 đã hợp pháp hóa việc phá thai. Trong bối cảnh này, nhiều tiểu bang Mỹ đã áp dụng rất hạn chế luật phá thai, dựa trên sự cầu viện để đưa ra một trọng tài mới cho Tòa án Tối cao.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Video cuộc họp ở nhà thờ King Jesus International Ministry Miami ngày 3 tháng 1 năm 2020.