Đức Hồng y Tagle, khuôn mặt tươi cười mới của truyền giáo

443

Đức Hồng y Tagle, khuôn mặt tươi cười mới của truyền giáo

fr.aleteia.org, Camille Dalmas, 2019-12-11

Trong thời tuổi trẻ, Đức Jorge-Mario Bergoglio đã mơ đi truyền giáo ở Á châu. Bây giờ ngài bổ nhiệm Đức Hồng y Luis Antonio Tagle làm Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo các Dân tộc, một cách mang đến một sức sống truyền giáo cho Giáo hội.

Ngày 8 tháng 12, Đức Hồng y Tagle được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thánh Bộ Truyền giáo, ngài sẽ mang hết sức lực và sự vui vẻ vào trong công việc mới này như ngài đã làm với các trách vụ đầu tiên của mình. Từ ngày Đức Bênêđictô XVI bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám mục giáo phận Manila, Phi Luật Tân năm 2011, một trong các đất nước có tín hữu công giáo đông nhất thế giới (84 triệu tín hữu), ngài đã biến đất nước mình thành đất truyền giáo đầu tiên của mình. Năm 2001 ngài được Đức Gioan-Phaolô II bổ nhiệm làm giám mục giáo phận Imus (Phi Luật Tân), ngài luôn huy động chung quanh mình ngọn lửa đức tin sâu đậm của người Phi Luật Tân. 

Vui vẻ và hài hước

Từ lâu nguồn gốc Á châu của Đức Hồng y Luis Antonio Tagle đã làm cho ngài trở thành một trong những người chuyển tiếp quý giá nhất của Vatican với các Giáo hội Viễn Đông khác nhau. Thật vậy, ngài am tường các đặc nét và các vấn đề lớn của phần đất này trên thế giới. Ngoài nguồn gốc của mình, ngài lại còn rất trẻ – 62 tuổi – một đặc nét cho đặc sủng truyền giáo. Luôn luôn tươi cười, có óc hài hước, không ai là không thấy khi gặp ngài. Ngài kể một trong các giai thoại ngài trao đổi Đức Hồng y Ratzinger khi ngài chưa làm giám mục: “Hồng y Ratzinger hỏi tôi: ‘Thưa Giáo sư Tagle, giáo sư bao nhiêu tuổi?’ Khi tôi trả lời tôi 40 tuổi, ngài kêu lên: ‘Nhưng cha có gương mặt của em bé mới rước lễ lần đầu!’.” Óc hài hước của ngài luôn thắng thế!

Một hồng y trẻ hăng hái, hiện đại và giỏi truyền thông được Đức Phanxicô chọn để đứng đầu Thánh Bộ Truyền giáo. Từ rất sớm, hồng y Tagle đã hiểu tầm quan trọng của các phương tiện truyền thông mới. Từ năm 2008, ngài đã tham dự chương trình truyền hình tôn giáo Mỹ The word exposed, giảng các suy niệm cho thánh lễ ngày chúa nhật.

Trong lời nói đầu quyển sách Mười điều răn của người giao tiếp tốt theo Đức Phanxicô (Les dix commandements du bon communiquant selon le pape François) xuất bản năm 2016, ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của người tín hữu kitô là “không bao giờ được cắt đứt quan hệ và hiệp thông”, về sự “cần thiết phải hiệp thông với mọi người, không loại trừ ai”. Một cách theo ngài, phải đặt con người vào trọng tâm truyền thông mà không nhắm mắt lại với hiện đại… Ngài tích cực dùng các trang mạng xã hội: tài khoản Twitter của ngài có hơn 30.000 người theo.

Rất gần với người nghèo

Trên cơ sở nào chúng ta có thể mong chờ hồng y Tagle? Năng động, thậm chí rất hiếu động, ngài có biệt danh là “Chito”, ngài thường đề cập đến nhiều vấn đề. Trong những năm gần đây, ngài có dịp chia sẻ chuyên ngành mục vụ trẻ em của mình, nhất là các hồ sơ đau đớn về các vụ lạm dụng tình dục của linh mục, từ rất sớm ngài đã tố cáo “loại văn hóa xấu hổ” tác hại trên châu Á.

Từ năm 2015, ngài là Giám đốc Caritas Quốc tế, ngài rất gần với người nghèo. Trong bài diễn văn đề cử của mình, ngài đặc biệt nhấn mạnh, nhiệm kỳ của mình không những “cho người nghèo” nhưng còn “với người nghèo”. Ngài cũng nói đến vấn đề truyền giáo cho người di cư. Năm 2016, khi Đức Phanxicô mang ba gia đình tị nạn hồi giáo ở đảo Lesbos Hy lạp về Rôma theo mình, để làm cho Âu châu “bớt sợ người tị nạn”, Đức Hồng y Tagle đã hỗ trợ ngài. Năm 2017, Đức Hồng y Tagle nhấn mạnh đến việc cổ động “sự gặp gỡ các cộng đoàn liên hệ trong các vụ di cư lớn trong những năm gần đây”. Ngài tuyên bố: “Chúng ta tất cả đều là người di cư, chúng ta chỉ là người quá cảnh trên trần gian này”. Vì thế ngài phải là khuôn mặt truyền giáo trong một thế giới chuyển động.

Một bộ thế lực

Vì lý do các dấn thân liên tục cho sự truyền bá đức tin trên thế giới mà Đức Phanxicô đã giao cho ngài Thánh Bộ Truyền giáo các dân tộc. Bộ này thế lực, có trách vụ phổ biến đạo công giáo và quản lý các vấn đề của Giáo hội ở các nước không công giáo. Với trách nhiệm mới này, hồng y Tagle trực tiếp phụ trách một phần ba giáo phận của Giáo hội công giáo. Tầm quan trọng của trách nhiệm và phần đất trải rộng tùy thuộc vào quyền tài phán của ngài nên người đứng đầu bộ này có biệt danh là “giáo hoàng đỏ”, vì đội mũ đỏ hồng y. Đứng đầu các công việc truyền giáo của giáo hoàng, hồng y Tagle trở thành người đứng đầu một trong các công việc truyền giáo của Giáo hội.

Hơn nữa, với cải cách mới của Giáo triều, đặc sủng của ngài có thể được tận dụng đầy đủ. Cải cách này dự trù thành lập một “siêu bộ” với sự sát nhập Thánh Bộ Truyền giáo các Dân tộc với Hội đồng giáo hoàng tân phúc âm hóa. Khi đó, hồng y Tagle sẽ có tất cả vĩ độ, với một lực lượng còn lớn hơn cho sứ mệnh làm việc với các dân tộc trên trái đất này mà Đức Phanxicô đã tin tưởng giao cho ngài.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Hồng y Tagle sẽ là một người có ảnh hưởng trong Công giáo suốt một thời gian dài

Đức Hồng y Tagle, từ gia đình nghèo ở Phi Luật Tân đến chức hồng y

Đức Hồng y Tagle, tân “giáo hoàng đỏ”

Sau giáo hoàng Argentina là giáo hoàng Phi Luật Tân?