Sau giáo hoàng Argentina là giáo hoàng Phi Luật Tân?
infocatho.fr, Francois Dupas, 2019-02-08
Bài phân tích trích từ thư thông tin tôn giáo số 4 Res Novae, bản thông tin do Linh mục Claude Barthe điều khiển.
Vào cuối cuộc họp Thượng Hội đồng giám mục về giới trẻ, Đức Hồng y Luis Antonio Gokim Tagle, Tổng Giám mục Manila nổi bật trong một video khi ngài nhảy vài bước để nói lên mục vụ truyền giáo của Giáo hội phải tiến bước đến giáo dân, chung quanh ngài những người trẻ từ khắp nơi trên thế giới vỗ tay theo nhịp của ngài. Chưa ai có hành động đồng đội theo tinh thần thượng hội đồng như hồng y Tagle. Năm 2014, trong một cuộc họp báo tại Sala Stampa của Tòa Thánh, ngài tuyên bố: “Trong Thượng hội đồng này, tinh thần Công đồng Vatican II thể hiện nơi các Nghị phụ”. Và sau buổi họp cuối cùng, ngài nói với các bạn trẻ: “Thượng hội đồng sẽ tiếp tục nơi các con ở khắp nơi trên thế giới, trong gia đình các con, trong giáo xứ, trong trường học các con”.
Mỉm cười và… bí ẩn…
Hồng y luôn mỉm cười và có vẻ bí ẩn, ít nắm bắt được, ngài ít nói về mình, như thử ngài “rất dè dặt.” Suy nghĩ của ngài có thể không mang nét độc đáo. Tuy nhiên ngài là một trong các nhân vật nổi bật nhất trong triều giáo hoàng hiện nay, hồng y Luis Antonio Tagle được mơ như một tân Montini (Đức Phaolô-VI) của tân Roncalli (Đức Gioan XXIII) mà Đức Phanxicô sẽ là người đại diện. Công đồng Vatican II sẽ như thế nào khi được Đức Angelo Roncalli khai mạc, mà sau đó lại không bầu lên Đức Giovanni Battista Montini (dù khó khăn) kế tiếp năm 1962? Khi Đức Gioan XXIII qua đời, chưa có một bản văn nào được bỏ phiếu. Công đồng đích thực được Đức Phaolô-VI điều khiển, ngài là nhà cải cách lo lắng và quyết định, tương đối “ôn hòa” so với các nhà tiến bộ như giáo sư thần học Rahner và những người khác trong nhóm Concilium. Đức Phaolô-VI là người dẫn dắt Công đồng Vatican II đi đến đích theo trực giác của Đức Gioan XXIII trong những gì ngài nghĩ phải trẻ trung hóa bộ mặt Giáo hội. Cuối cùng sự xáo động thời đó, bây giờ cũng không nhúc nhích gì lớn chuyện, nhưng tạo một phong cách mới cho giáo hội, một loại siêu-Vatican II (các khai phóng đạo đức của Tông huấn Niềm vui Yêu thương, Amoris laetitia) sẽ chỉ có hậu quả lâu dài nếu người kế vị Đức Phanxicô thật sự có khả năng xây dựng một giai đoạn mới trong sự biến đổi Giáo hội.
Chính xác hồng y Tagle là ai
Hồng y Luis Antonio G. Tagle, Tổng Giám mục giáo phận Manila, thủ đô duy nhất của Á châu mà người công giáo chiếm đa số, ngài mới ngoài 60, liệu ngài có khả năng để làm? Học sinh xuất sắc của các cha Dòng Tên, đầy tính hài hước. Ngài học tại Đại học Công giáo Mỹ “The Catholic University of America” ở Washington và lấy bằng tiến sĩ thần học với luận án về sự phát triển của khái niệm Giám mục đoàn trong giáo huấn và thực hành của Đức Phaolô-VI (Episcopal Collegiality in the Teachting an Practice of Paul VI). Có chân trong Hội đồng Thần học Quốc tế, ngài tham gia vào tác phẩm Lịch sử Vatican II (L’Histoire de Vatican II) được Trường Bologne xuất bản (Giuseppe Alberigo, Alberto Melloni), điển hình của câu chuyện “theo khoa chú giải cổ của cắt đứt”. Được bổ nhiệm làm giám mục giáo phận nhỏ Imus, sau đó ngài được chính tay Đức Bênêđictô XVI phong hồng y-Tổng Giám mục giáo phận Manila, người yêu thích đỡ đầu, nuôi dạy các học giả nổi tiếng, dù họ không ủng hộ “khoa chú giải cổ của liên tục” như hồng y học giả Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Văn hóa.
Tân hồng y Luis Antonio Tagle 24-11-2012
Trong hội đồng giám mục Phi Luật Tân khá yếu về mặt trí tuệ, chắc chắn hồng y Tagle là một ngôi sao. Triều giáo hoàng Phanxicô đã đưa hồng y Tagle lên các vị trí hàng đầu: trong hai Thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và 2015, ngài là một trong các đồng-chủ tịch. Trong lần họp Thượng Hội đồng giới trẻ năm 2018, ngài có địa vị kín đáo hơn nhưng không kém phần quan trọng, ngài ở trong ủy ban thông tin do Linh mục Dòng Tên Antonio Spadaro, giám đốc báo Văn minh Công giáo Civiltà Cattolica điều khiển. Linh mục vừa là bạn, vừa là người cố vấn cho hồng y Tagle, và chính linh mục có mối quan hệ với tỉnh dòng Phi Luật Tân, một trong các viên ngọc quý ngày xưa của đế chế Tây Ban Nha, nơi các tu sĩ Dòng Tên nắm quyền điều khiển.
Giám đốc Caritas Quốc tế
Thật ra hồng y Tagle không bận tâm đến việc dệt mạng lưới: mọi xu hướng chuyển động đều đến chung quanh ngài. Một trong các nhân vật ủng hộ ngài mạnh mẽ là hồng y người Honduras Rodriguez Maradiaga (thành viên trong Hội đồng cố vấn C9 của Đức Phanxicô), ngài đã thành công đáng bậc thầy khi tháng 5 năm 2016 đã tiến cử hồng y Tagle làm giám đốc Caritas Quốc tế. Được bầu với 91 phiếu trên 133, cuộc vận động đơn giản dựa trên câu khẩu hiệu đơn giản: Tagle là Phanxicô, người bảo vệ cho người sống bên lề. Là người đại diện của “tư tưởng thần học Á châu”, tháng 1 năm 2015, hồng y Tagle đã đón Đức Phanxicô trước 5 triệu giáo dân dưới cơn mưa như trút nước. Có một Tagle mà người ta sẽ có thể xem ngài là chiến binh, người được giao để viết trong Lịch sử Công đồng Vatican II (L’Histoire du Concile Vatican II) một chương dài có tên là “Tuần lễ đen” vào cuối phiên họp thứ ba tháng 11 năm 1964. Ngài kể vào thời điểm này, khi thiểu số đóng vai trò tích cực nhất và đã được Đức Phaolô-VI đồng ý, giáo hoàng muốn duy trì sự nhất quán của Công đồng Vatican II, nếu không có các cam kết thì ít nhất cũng có vài lời xoa dịu (hoãn lại tự do tôn giáo, Nota explicativa prævi được thêm vào hiến chương Giáo hội, chuyên quyền đưa vào 19 thay đổi trong tự sắc về đại kết, thêm tước hiệu “Maria, Mẹ Giáo hội”). Theo ngài, các thành viên thiểu số là “đối thủ”, được đối xử với rất nhiều nhượng bộ, một vài chậm trễ họ có được, các “tổn thương đau đớn” không cản trở “sức mạnh” của đổi mới. Nhưng thường hồng y Tagle có suy nghĩ tương đối phẳng.
Hồng y Tagle tuyên bố: “Đề nghị của tôi là thế này: sự hoán cải mục vụ và truyền giáo, nhưng cũng là sự hoán cải cộng đồng của Giáo hội. Lắng nghe người trẻ, tôi, với tư cách là một trong các “linh mục già” và Nghị phụ của Thượng Hội đồng, tôi cảm nhận có tiếng gọi trở về sự đơn giản của đức tin và đời sống của các tín hữu kitô, với các mối quan hệ, các quan hệ đơn giản với đời sống chung” (VaticanNews, ngày 16 tháng 10 năm 2018). Các chủ đề yêu thích của ngài về Giáo hội phục vụ thế giới và sự hiệp nhất giữa con người có thuyết phục các bạn của ngài được không?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Xin đọc thêm: Đức Hồng y Tagle, tân “giáo hoàng đỏ”
Hồng y Tagle sẽ là một người có ảnh hưởng trong Công giáo suốt một thời gian dài
Đức Hồng y Tagle, từ gia đình nghèo ở Phi Luật Tân đến chức hồng y
Đức Hồng y Tagle được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Truyền Giáo