Tu sĩ Phật giáo Tokuun Tanaka, người sống sót sau thảm họa hạt nhân ở  Fukushima

201

Tu sĩ Phật giáo Tokuun Tanaka, người sống sót sau thảm họa hạt nhân ở  Fukushima

“Nghe tiếng nói của trái đất”

fr.zenit.org, Anita  Bourdin, 2019-11-25 

Nhà sư Phật giáo Tokuun Tanaka, người sống sót sau thảm họa hạt nhân ở Fukushima tháng 3 năm 2011 lên tiếng: “Điều quan trọng nhất là nghe tiếng nói của trái đất”.

Nhà sư sống trong một ngôi chùa cổ hơn 800 năm, ngày thứ hai 25 tháng 11, nhà sư cùng với 800 người sống sót sau ba thảm họa tháng 3 năm 2011 gặp Đức Phanxicô tại Trung tâm hội nghị “Bellesalle Hanzomon”, Tokyo.

Ba thảm họa này là vụ động đất 9 độ richter, vụ sóng thần và vụ nhà máy nguyên tử Fukushima bị nổ. Có tất cả khoảng 18 000 người chết và 50 000 vẫn còn phải di rời ở các vùng khác trong nước Nhật, đó là không kể các người bị thương, bị chấn thương thể lý hay tâm lý.

Nhà sư ghi nhận: “Chúng ta là một phần của trái đất, của môi trường. Nếu chúng ta hiểu được điều này thì chúng ta như con sâu bướm được biến thành con bướm và vấn đề sẽ được giải quyết”.

Nhà sư mong thảm họa hạt nhân là một bước ngoặt cho nhân loại để có được một tình đoàn kết lớn hơn: “Đã đến lúc nhân loại phải phát triển trên cơ sở của tình đoàn kết và hài hòa, vượt lên chính mình và xã hội”.

Nhà sư là người thứ hai lên làm chứng, sau bà Toshiko Kato, hiệu trưởng một vườn trẻ công giáo và trước anh Matsuki Kamoshita, một người sống sót sau thảm họa ở Fukushima. 

Chứng từ của nhà sư Tokuun Tanaka

Tôi là nhà sư Tokuun Tanaka, tôi sống ở ngôi chùa Dokeiji, một ngôi chùa trọng tâm của khu vực có từ hơn 800 năm nay. Tôi ở cách trung tâm hạt nhân Fukushima Daiichi 17 cây số về phía tây-bắc. Đó là một nơi yên bình, thiên nhiên phong phú, người dân sống về nghề nông và câu cá. Có nhiều người cùng sống với nhau từ ba đến bốn thế hệ và họ trân trọng lịch sử và văn hóa được tổ tiên truyền lại. Trong thành phố có buổi lễ Thần đạo Soma Nomaoi, là lễ được truyền từ cả ngàn năm.

Lệnh sơ tán được dỡ bỏ năm 2016 và 35% người dân đã về lại làng. Các thành viên của chùa phân tán gần hoặc xa trong một vùng rất lớn. Tôi thường đến thăm họ. Mới đầu chúng tôi ngỡ ngàng trước thực tế khủng khiếp này. Tuy nhiên dần dần, chúng tôi đứng dậy, chúng tôi chấp nhận thực tế và bắt đầu hành động.

Ngoài vấn đề các trung tâm hạt nhân, làm thế nào chúng tôi có thể ứng phó với các vấn đề như thiên tai, các điều kiện khí hậu bất thường, các vấn đề môi trường, chiến tranh, người tị nạn, thực phẩm, các chênh lệch kinh tế và các vấn đề chủ yếu khác? Một suy tư trung thực và khiêm tốn, một thấu hiểu sâu đậm và quyết định những gì nên làm là điều cần thiết.

Điều quan trọng nhất là nghe tiếng nói của trái đất. Chúng ta là một phần của trái đất, của môi trường. Nếu chúng ta hiểu được điều này thì chúng ta như con sâu bướm được biến thành con bướm và vấn đề sẽ được giải quyết”. Sau đó là chuẩn bị tinh thần, cơ thể và lối sống. Trên nền tảng này chúng ta phải cầu nguyện và hành động mỗi ngày.

Chúng ta đặt lại vấn đề về lối sống của chúng ta. Từ tăng trưởng đến trưởng thành, chúng ta hãy là một phần của sự thay đổi. Chúng ta hãy đi trên con đường tốt đẹp, không quan tâm đến lợi lộc hay mất mát. Đã đến lúc nhân loại phải phát triển trên cơ sở của tình đoàn kết và hài hòa, vượt lên chính mình và xã hội.

Tôi xin cám ơn đã có dịp cho tôi được gặp ngài. Với bàn tay siết chặt trong lời cầu nguyện.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc thêm: Thủ tướng Nhật vinh danh người công giáo ở Nhật

Tiếng kêu của anh Matsuki Kamoshita, người sống sót của nhà máy hạt nhân Fukushima

Một cuộc gặp gỡ cảm động, một lần nữa, Đức Phanxicô cho thấy Chúa Giêsu ở bên cạnh cô gái bị cha mẹ vắng mặt hoặc của sinh viên bị nhục và bị sách nhiễu bởi những người nghĩ rằng sống là cạnh tranh , trong đó người mạnh áp đặt luật của mình… Người xem thấy trong cảm xúc kiềm giữ của các bạn trẻ Nhật Bản, và trong đau khổ của người nhập cư trẻ Phi Luật Tân là nỗi khát khao một cái gì khác ngoài áp lực đang làm kiệt sức và khô héo tâm hồn chúng ta.

 

https://twitter.com/i/status/1198947780972154881