Họp thượng đỉnh ở Singapour: Làm thế nào Kim Jong-un đi từ nhà độc tài qua người cổ động cho hòa bình?

805

Họp thượng đỉnh ở Singapour: Làm thế nào Kim Jong-un đi từ nhà độc tài qua người cổ động cho hòa bình?

la-croix.com, Dorian Malovic, 2018-06-11

Số phận của bán đảo Triều Tiên biến đổi trong các tháng vừa qua, sau khi ở trên bờ vực chiến tranh do căng thẳng giữa Donald Trump và Kim Jong-un.

Chưa bao giờ kể từ khi chấm dứt chiến tranh ở Triều Tiên năm 1953 cho đến nay mà hòa bình trên bán đảo này như đang ở trong tầm tay. Chỉ sáu tháng trước đây, không ai hình dung có thể có kịch bản mà cả thế giới đang chứng kiến này: cuộc họp lịch sử giữa  Tổng thống Mỹ tại chức Donald Trump, 72 tuổi và nhà lãnh đạo Bắc Hàn Kim Jong-un 34 tuổi.

Dù vậy từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức ngày 21 tháng 1 – 2017, quan hệ hai bên đã khởi sự xấu. Khi đó giới truyền thông và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới đều cho rằng Kim Jong-un là nhà độc tài đe dọa nền an ninh thế giới.

Trong suốt năm 2017, Donald Trump và Kim Jong-un đọ sức nhau, Donald Trump cho rằng Bắc Hàn không bao giờ làm được “hỏa tiển có thể bay đến đất Mỹ”. Ông còn nói thêm câu nói nổi tiếng “sẽ không bao giờ có chuyện này”. Cuối năm 2017, Kim Jong-un Bắc Hàn sẽ hoàn thành chương trình hạch nhân và tên lửa đường dài của mình, tiếp tục chiến lược đã nghiên cứu kỹ từ khi ông lên nắm chính quyền vào cuối năm 2011.

Cuộc đọ sức bắt đầu. Các hoạt động quân sự giữa Mỹ-Nam Hàn mang một chiều kích đáng lo dưới mắt Bình Nhưỡng. Hạm đội Mỹ có mặt trong vùng. Hai bên chửi rủa và đe dọa nhau.

Kim Jong-un không mất bình tĩnh

Ngày 3 tháng 9 năm 2017, Bắc Hàn thử vũ khí hạch nhân tàu ngầm mười lần cực mạnh hơn bom nguyên tử dội xuống Hiroshima tháng 8 năm 1945, Donald Trump trả lời bằng một bài diễn văn tóe lửa ở Liên Hiệp Quốc, đe dọa “tiêu hủy hoàn toàn Bắc Hàn”. Washington quy tụ hội đồng quốc tế để chống Bắc Hàn và nhiều giải pháp trừng trị đã được bỏ phiếu ở Liên Hiệp Quốc. Ngày 27 tháng 11 – 2017, Bắc Hàn tiến hành chương trình tên lửa tầm dài và tuyên bố từ nay tên lửa của họ có thể bay đến bất cứ nơi nào trên nước Mỹ. Các đe dọa không tập phòng vệ của Mỹ trên Bắc Hàn gần như sắp diễn ra.

Cuối năm 2017, Kim Jong-un đã đạt được mục đích, Bắc Hàn tuyên bố từ nay họ không cần phải thử vũ khí nguyên tử thêm nữa. Donald Trump chỉ còn nước chấp nhận mình thất bại. Hình ảnh nhà lãnh đạo phi lý từ trước đến nay gán cho Kim Jong-un đã thay đổi, đụng đến hình ảnh người bất thường Donald Trump.

Nhà lãnh đạo Bắc Hàn đưa bàn tay ra cho người anh em Nam Hàn

Một cách hoàn toàn bất ngờ, mọi sự dường như đảo lộn, ngày 1 tháng 1 – 2018, trong bài diễn văn đọc nhân dịp đầu năm mới, Kim Jong-un loan báo ông sẵn sàng gởi phái đoàn vận động viên và nghệ sĩ đến dự Thế vận Mùa đông tổ chức ở Nam Hàn vào tháng 2 -2018 và ông sẵn sàng đối thoại với Nam Hàn. Về phía Nam Hàn, Tổng thống Moon Jae-in chấp nhận đề nghị, ông luôn ủng hộ cho việc đối thoại giữa hai bên.

Từ đó mở đầu giai đoạn hòa dịu: hòa hoãn trong thời gian thế vận hội. Tuy nhiên người ta vẫn còn nghi ngờ thiện ý của nhà lãnh đạo Bắc Hàn. Nhưng Bắc Hàn đã hóa giải trận chiến ngoại giao, lần đầu tiên Bình Nhưỡng gởi bà Kim Yo-jong, em út của Kim Jong-un làm nhiệm vụ đặc biệt, phối hợp với sự hợp tác của chính quyền Nam Hàn, họ gởi một phái đoàn đi Bình Nhưỡng.

Một chiến thuật ngoại giao đã được ấp ủ từ nhiều năm nay ở Bình Nhưỡng

Cuộc hòa hoãn vượt ngoài biên giới Thế vận hội. Phái đoàn Nam Hàn về lại Séoul mang theo sứ điệp xác nhận quyết tâm của Bắc Hàn, muốn đối thoại, muốn giải trừ vũ khí nguyên tử và ngay cả còn muốn gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ngày 8 tháng 3, không báo trước cho những người thân cận mình, Donald Trump “đồng ý” với đề nghị gặp gỡ của Kim Jong-un. Cơn lốc ngoại giao từ mọi phía bắt đầu dấy lên chương trình hành động.

Tiến trình hòa hoãn đã đua ra và Séoul không muốn làm chậm lại. Ngày 27 tháng 4, một cuộc họp thượng đỉnh giữa hi miền Bắc-Nam Hàn được diễn ra ở Panmunjom trong vùng Phi quân sự giữa biên giới hai bên; lần đầu tiên từ khi bán đảo bị chia cắt năm 1945, Kim Jong-un bước một bước qua biên giới để bắt tay ông Moo Jae-in và mời ông cũng bước một bước qua biên giới về phía Bắc. Sự hâm nóng giữa hai miền còn được làm nhanh hơn và củng cố cho tiến trình kiến tạo hòa bình. Danh tiếng của Kim Jong-un được biến đổi. Ông thu hút được miền Nam, họ thấy ông vui vẻ và muốn đạt được hòa bình.

Người bị thế giới khinh miệt, bây giờ Kim Jong-un được thế giới ca tụng

Từ ngày 25 đến 28 tháng 3 – 2018, lần đầu tiên Kim Jong-un chính thức đi Bắc Kinh, ông tìm sự hậu thuẫn ngoại giao của Trung quốc. Cuối tuần lễ Phục Sinh 2018, ông Mike Pompeo, giám đốc cơ quan tình báo CIA Mỹ đến Bình Nhưỡng lần đầu tiên để gặp Kim Jong-un. Ngày 8 tháng 5, Donald Trump cho biết, ông Mike Pompeo sẽ đi Bình Nhưỡng lần thứ hai và kỳ này khi về Mỹ, ông đem theo ba tù nhân Mỹ bị Bắc Hàn giam từ năm 2016. Một động thái cụ thể chứng minh quyết tâm của Bình Nhưỡng sau khi ngưng các vụ thử vũ khí nguyên tử và tên lửa. Cuộc họp thượng đỉnh giữa Trump-Kim được ấn định vào ngày 12 tháng 6 – 2018.

Tại Tòa Bạch Ốc, các diều hâu mà đại diện là ông John Bolton, Cố vấn an ninh quốc gia muốn tẩy chay cuộc họp thượng đỉnh này, ông đòi hỏi Bắc Hàn phải giải trừ vũ khí hạch nhân hoàn toàn và ngay lập tức, nếu không Mỹ sẽ áp dụng “khuôn Libya”, nhà độc tài Kadhafi bị lật đổ và bị giết bởi cuộc không tập quốc tế chỉ vài năm sau khi ông không chịu giải trừ vũ khí nguyên tử. Giận dữ vì bị đe dọa chịu chung số phận với Kadhafi, Bắc Hàn đe dọa không đến Singapour.

Ngày 24 tháng 5, Donald Trump trả đũa bằng cách loan báo hủy chuyến đi Singapour, nhưng một tuần sau ông đổi ý sau khi tiếp đại tướng Kim Yong-chol ngày 1 tháng 6 tại Washington, ông Kim Yong-chol là cánh tay mặt của Kim Jong-un. Bây giờ Washington và Bình Nhưỡng chính thức cam kết xây dựng hòa bình, mở một chương mới của một lịch sử lâu dài, nhiều biến động và đẫm máu của bán đảo Triều Tiên.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Xin đọc: Lời cầu nguyện cho cái bắt tay lịch sử

Donald Trump và Kim Jong Un viết lịch sử ở Singapour

Đức Giám mục Alfred Xuereb: Cuộc họp thượng đỉnh ở Singapour, sự kiện lịch sử cho hòa bình

Mỗi thứ ba, các tín hữu Nam Hàn cầu nguyện với Đức Mẹ để xin đoàn tụ

Và nếu Bắc Hàn-Nam Hàn có thể xích lại gần nhau nhờ ông không?