Sự bối rối của Vatican về những người chống đối chế độ ở Cuba

429

lefigaro.fr, Jean-Marie Guénois, 2015-09-21

_85606612_popewire2

Chiều chúa nhật 20-9, Đức Phanxicô gặp Fidel Castro ở La Havana, ngài kêu gọi người Cuba đối thoại và đoàn kết, nhưng ngài không công khai ủng hộ phe chống đối.

Linh tính? Trực giác? Ở Cuba, dường như Đức Phanxicô muốn tránh đụng độ. Ngài kêu gọi hiệp nhất để chống lại bạo lực của một xã hội mà chế độ chính trị rõ rệt đã đến đường cùng, sẽ tan rã ra nghìn mảnh ngày mà lãnh tụ Fidel Castro 89 tuổi qua đời.

Dù cho người em là Raul đã thận trọng dùng các phương pháp cũ của một chiến thuật bạo lực âm thầm: bắt giam người nào dám chỉ trích. Một mặt chế độ phóng thích hơn “3000 tù nhân” trước khi Đức Giáo hoàng đến. Nhưng chiều thứ bảy, chính quyền kín đáo tạm giam những người chống đối.

Can thiệp dưói hình thức xoa dịu

Theo nguồn tin đáng tin cậy, bà Berta Soler, thủ lãnh phong trào chống đối “Phụ nữ Áo Trắng” đã bị bắt cùng với chồng là Angel Moya, và bà Marta Beatriz Roque trong khi họ đến nhà của Sứ thần tòa thánh, họ được mời vào giờ chót để đến chào Đức Giáo hoàng. Sáng thứ bảy, hơn 20 người hoạt động cho phong trào này và ba mươi người thành viên của Hiệp hội Ái quốc Cuba (UNPACU) cũng chịu cùng số phận. Trụ sở của Tổ chức “Phụ nữ Áo trắng” cũng bị quân đội cô lập.

Các biện pháp này là để tránh các tiếng nói bất đồng công khai lên tiếng trong thánh lễ sáng chúa nhật. Dù vậy cũng không ngăn ít nhất là ba người, ngay khi bắt đầu buổi lễ ở Quảng trường Cách mạng len được để lên tiếng chống chế độ trước khi họ bị bắt đi.

Tình trạng này cũng đã diễn ra năm 2012 trong thánh lễ Đức Bênêđictô XVI dâng ở Santiago, khi một người đàn ông từ trong hàng ngũ giáo dân tham dự vừa chạy vừa kêu kêu lên “tự do” và dĩ nhiên là tiếng nói này bị ban trật tự dập tắt ngay.

Ai biết được Đức Phanxicô có nêu lên vấn đề này trong lần ngài gặp cựu chủ tịch Fidel Castro vào ngày chúa nhật vừa qua? Hay, một cách chính thức đề cập với ông em Raul, chiều chúa nhật? Đức Phanxicô để công việc này cho đại sứ của mình là sứ thần tòa thánh ở Cuba làm, vì tất cả lời nói của ngài ngày chúa nhật là để xoa dịu, đối thoại và hòa hợp.

4669e674c202dc73d29e77886a9f2958-750x542“Ở trong thế chống đối là bị cấm. Là một tội. Dân chúng sợ”

Được hỏi về việc này trong ngày chúa nhật, linh mục Lombardi xác nhận, về phần Vatican đã có một “cố gắng để đến gần, đặc biệt bằng điện thoại với những người chống đối, trong bối cảnh đưa ra một dấu hiệu của sự hiện diện, một lời chào mang mong ước của Đức Giáo hoàng được hiện diện với tất cả mọi người, kể cả những người ở trong tình trạng chống đối, nhưng điều này đã không làm được”.

Linh mục không đưa ra một lời giải thích nào vì sao không làm được việc này, mà theo lý là liên quan đến việc bắt giữ họ vào ngày thứ bảy, khi Đức Phanxicô vừa đến, nhà cầm quyền không xác nhận nhưng các cơ quan xác nhận. Linh mục Lombardi cũng không muốn trả lời câu hỏi liệu Vatican có lên tiếng chống việc bắt giữ này không.

Bình luận về tin thời sự này, một người dân Cuba xin giữ “tuyệt đối ẩn danh” nói: “Ở Cuba mà chống đối là bị cấm. Là một tội. Dân chúng sợ. Vì thế họ tránh nói về chính trị. Những gì những người chống đối muốn, đó chỉ đơn giản công nhận có một thành phần chống đối và có quyền nghĩ một cách khác”.

Ngày thứ hai, Đức Phanxicô rời La Havana để đi Holguin và Santiago, ở đầu múi bên kia của đảo Cuba và thứ ba ngài sẽ đi Washington. Dự trù ngài sẽ có buổi họp báo trên chuyến bay này và vấn đề này sẽ được được các ký giả đem ra hỏi.

“Điều quan trọng của một dân tộc, một quốc gia, một con người luôn được xây dựng trên cách họ phục vụ cho sự mong manh của anh em mình.”  Đức Phanxicô

Chiều chúa nhật, ngỏ lời trước các sinh viên, Đức Phanxicô đã không bỏ dịp để gạt ra “những tinh thần đảng phái hay ý thức hệ” nhưng ngài không chính xác nói cái gì không “hữu ích”, bởi vì khi đi theo những “công thức nhỏ đã được định trước” thì nó sẽ “bóp méo sự thật” và dẫn đến tình trạng “loại trừ”.

Ngược lại, Đức Phanxicô nhấn mạnh đến “văn hóa đối thoại” vượt lên “các tương phản và chạm trán”, để đến được với các “khác biệt”, thêm một lần nữa, ngài nhắc lại lời của thi sĩ cách mạng Cuba, José Marti, mà ngài đã trích một lần khi mới đến: “Với tất cả và vì lợi ích chung của tất cả”. Khẳng định, “không đoàn kết thì không có tương lai cho bất cứ một nước nào”.

Trong bài giảng thánh lễ sáng chúa nhật, ngài nói “giáo dân trung thành, thánh thiện của Chúa đang bước đi ở Cuba” để xin Chúa, không phải chống đối nhưng “để săn sóc sự mong manh của người anh em và để phục vụ họ, không bao giờ phục vụ cho một ý thức hệ, vì phục vụ là phục vụ cho con người, chứ không phải phục vụ cho ý thức.” Ngài nhấn mạnh, vì “điều quan trọng của một dân tộc, một quốc gia, một con người luôn được xây dựng trên cách họ phục vụ cho sự mong manh của anh em mình.”  Ngài kết luận, “đó là một trong những hoa quả của một tinh thần nhân bản đích thực”.

ff7ed5c131b6e0a08eb00b68bddbf449-645x750

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch