bibliobs.nouvelobs.com, Éric Aeschimann, 2015-09-20
Đức Phanxicô sắp đến New York, ngài không ngừng tố cáo một nền tái chánh điên rồ. Kinh tế gia Edouard Tétreau tham dự vào việc chuẩn bị cho chuyến đi này. Theo ông, Đức Phanxicô có thể mở một kẻ hở trong bức tường tiền bạc điên rồ.
Édouard Tétreau, sinh năm 1970, ông là cố vấn chiến lược cho giám đốc các công ty, bình luận gia báo “Echos” và là người viết tiểu luận.
Sau các quyển “Nhà phân tích. Ở trọng tâm của nền tài chánh điên” (Analyste. Au cœur de la folie financière, 2005) và “20.000 Tỷ đôla (20 000 Milliards de dollars, 2010), đầu tháng 9 vừa qua, ông vừa xuất bản thêm quyển “Ở bên kia bức tường tiền bạc” (Au-delà du mur de l’argent, Stock).
Đối với ông, chỉ có sự hợp tác giữa các nền tài chánh lớn và các tôn giáo “mới có thể làm cho bức tường tiền bạc sụp xuống”. Báo Người Quan Sát gặp ông. Và sau đây là bài phỏng vấn.
L’Obs. Quyển sách của ông, “Ở bên kia bức tường tiền bạc,” vừa đúng với việc chuẩn bị cho chuyến đi New York của Đức Giáo hoàng vào tháng 9, chuyến đi mà ông mong chờ rất nhiều. Đức Phanxicô có phải là quan tòa mới trong việc chống chủ nghĩa tư bản không?
Édouard Tétreau. Thu nhỏ lại Đức Phanxicô vào thể loại sơ đẳng chống chủ nghĩa tư bản thì đó là loại diễn văn của Donald Trump và của Tea Party Mỹ. Đức Phanxicô thì ở ngoài chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản. Đường lối “chính trị” duy nhất của ngài là đường lối giáo huấn xã hội của Giáo hội công giáo, trực tiếp rút ra từ Phúc Âm. Đó là nguyên tắc tôn trọng nhân phẩm con người, ưu tiên hàng đầu cho những người yếu kém của xã hội. Trong lãnh vực này Đức Phanxicô sẽ nói thẳng và sẽ không tiết kiệm các hành vi tượng trưng trong chuyến đi Mỹ của ngài.
Ông có thể mô tả các buổi họp chuẩn bị cho chuyến đi. Đâu là vai trò của ông bên cạnh Đức Giáo hoàng?
Gần như không có vai trò nào, nếu không muốn nói là chưa bao giờ có! Đơn giản là tôi có vài người bạn ở Vatican, vào mùa thu vừa qua, tôi được dự trong buổi quyết định mở rộng chuyến đi này. Mới đầu chuyến đi chỉ giới hạn vào Đại hội Gia đình ở Philadelphia. Cuối cùng Đức Phanxicô sẽ đến Quốc hội ở Washington, rồi đến New York, nhất là đến Liên Hiệp Quốc và Ground Zero, nơi tưởng niệm biến cố Tòa nhà Tháp đôi 11-9-2001.
Một vài người nhạy bén nghĩ rằng Đức Phanxicô có thể đóng góp trong việc mở một kẻ hở nơi bức tường tiền bạc điên rồ của hệ thống tài chánh gò bó của thế kỷ 21. Làm cách nào để bức tường Wall Street “sập” như cách mà Đức Gioan-Phaolô II làm cho bức tường Bá Linh sập. Không phải là dựng lên các hàng rào cản mang tính cách mạng nhưng là để hệ thống tài chánh và kỹ thuật phục vụ cho lợi ích chung của tất cả mọi người, điều mà chúng tôi gọi là Lợi ích chung.
Chẩn đoán của ông về nạn tranh nhau nâng giá trong nền tài chánh là tận căn. Thật là ngạc nhiên đối với một nhà tài chánh.
Nghề của tôi là giúp cho các công ty, các nhà đầu tư có những tầm nhìn dài hạn, đưa ra các ý tưởng, phương án, các dự trù rút tỉa từ những tư tưởng nổi trội, dù cho đó là thị trường hay của chính nội bộ nền tài chánh ưu việt toàn cầu hóa, một nền tài chánh thường bị kẹt khi chạy theo những món lợi ngắn hạn. Chính gián tiếp qua việc ngược đời (contrarian), giống như người Anh thường gọi, mà tôi có thể đẩy sớm vụ sập (krach) internet tháng 3 năm 2000, vụ gần như-phá sản công ty Vivendi của ông Messier tháng 3 năm 2002 và năm 2006, trước hội đồng Tài chánh Thượng viện, bọt tín dụng (bulle de crédit) thành hình ở bên kia bờ Đại Tây Dương.
Trong quyển sách thứ tư, tôi loan báo một cơn khủng hoảng tài chánh lớn rất cận kề, chính yếu vì chúng ta không rút một bài học nào từ cú cảnh cáo của cơn khủng hoảng năm 2008. Với sự giúp đỡ của các ngân hàng trung ưong, các ngân hàng và các cơ chế tài chánh dùng lại cách làm việc cũ tệ nhất của họ. Các tiền thưởng (bonus), các trao đổi mậu dịch đạt mức kỷ lục và các tiền thưởng phụ trội (subprime) lại trở về: 40% tiền vay ở Mỹ là hợp đồng nặng lãi của những gia đình nghèo, những người không có công ăn việc làm hoặc những người có tiền sử tín dụng không tốt.
25 ngân hàng hàng đầu của Mỹ và Âu Châu trả 260 tỷ đôla tiền phạt vì các tội nặng mà họ giả vờ như không làm sao…
Một hệ thống kinh tế với cách làm việc bất hợp pháp ở mức toàn cầu như thế mà không bị lên án cho đúng, về mặt đạo đức một cách cụ thể sao?
Ghi nhận của ông về kỹ thuật cũng không tích cực: ông sợ sự tiêu diệt hàng hoạt công ăn việc làm.
Nền kinh tế mới cần nhân công ít hơn một trăm lần. Đây không phải là câu khẩu hiệu: đây là bài toán mà tôi viết chi tiết trong quyển sách khi so sánh các chỉ số hiện có (effectif) và các giá trị chứng khoán của những cơ quan “khổng lồ” của nền kinh tế thế kỷ 21 (Alibaba, Google, Facebook, vv.), so với các giá trị chứng khoán và chỉ số hiện có của các công ty trong thế kỷ 20. Chúng ta sống trong thời đại cách mạng kỹ thuật gạt con người qua một bên.
Ông đề nghị có cuộc họp “G20” gồm các nước quản lý quỹ mạnh nhất, sẽ cùng nhau thuận để có một quy tắc hành động tốt.
Đó sẽ là một Bretton Woods của tài chánh và của các tôn giáo. Đó là hai lực duy nhất có thể vượt hẳn lên lợi ích quốc gia, áp đặt quyết định của họ trên các nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị toàn thế giới. Kết hợp các nhà lãnh đạo của 500 cơ sở đầu tư hàng đầu thế giới (các quỹ tiền tệ, các nhà bảo hiểm, các ngân hàng), bạn sẽ có sức đấm của 68.000 tỷ đôla vốn, hàng năm đầu tư vào các công ty, các Quốc gia… tương đương với PIB của Quả đất.
Đề nghị của tôi là yêu cầu họ thảo lại “Bảng Quy Luật” của việc đầu tư ở thế kỷ 21. Chẳng hạn, cấm đầu tư vào các công ty trực tiếp hay gián tiếp dùng trẻ em làm lao động, hoặc cho vay nặng lãi. Ngược lại, sẽ ủng hộ các công ty tôn trọng môi sinh và “môi sinh nhân bản” hoặc các công ty thay vì cho nhân viên nghỉ để tăng chỉ số Chứng khoán thì thâu nhận và giữ lại nhân viên, dù, và nhất là giữ những người mà xã hội cho là “không tranh đua được”, bởi vì họ quá yếu hoặc quá khác.
Có ngây ngô không?
Ngây ngô là tiếp tục phó mình cho Quốc gia và cho các lãnh đạo ít nhiều sáng suốt, ít nhiều độc lập của thế giới tài chánh, ngây ngô tin họ thay đổi luật lệ. Ngây ngô là nghe lời than vãn về sự thất bại của họ, thất bại vì không ngăn được ung nhọt trốn thuế, ba lỗ đen sâu hoắm của nền kinh tế thế giới, làm các Quốc gia trên toàn thế giới nghèo đi và làm cho cộng đồng nhân loại yếu đi. Vậy ngày hôm nay có bao nhiêu công ty của CAC 40, của Euro Stoxx 50 và của Dow Jones 30 nhờ đến thiên đàng trốn thuế?
Vậy thì… tất cả sao?
Rất có thể. Vậy mà các nhà lãnh đạo của họ không phải là các tên cao bồi! Điều này có hai ý nghĩa:
- các Quốc gia lớn để mặc cho họ làm, thậm chí khuyến khích nên nhờ đến thiên đàng trốn thuế này;
- rằng khẩn thiết phải thay đổi cách làm việc và các luật lệ của vấn đề kinh tế thế giới, để các kích động tài chánh vào đúng chỗ của nó.
Tại sao cuộc hội nghị lớn này lại bao gồm các tu sĩ?
Đức Phanxicô đang đặt sứ điệp ưu tiên lo cho người nghèo của Phúc Âm vào trọng tâm Giáo hội và thế giới. Mà, tất cả các tôn giáo đều có giáo huấn xã hội, đều có suy nghĩ về vấn đề tiền bạc: nạn cho vay, năm đại xá xóa nợ, chia sẻ, từ thiện. Sứ điệp của họ hội tụ thật lạ lùng: “Giết con bò vàng trước khi nó giết mình.”
Nhưng tôi cũng trông cậy vào các triết gia nhân bản. Nếu tôi phải đưa ra lời mời, tôi sẽ hướng về các nhà kinh tế Công giáo, Tin Lành, Chính thống, Hồi giáo, Ấn giáo, hội Tam điểm. Ông cười à? Xin đừng đáng giá thấp khả năng ra lệnh của các tôn giáo và các triết gia nhân bản, cũng đừng đánh giá thấp lương tâm và hành động của các nhà đầu tư lớn thế giới. Họ thường, cả điều tốt lẫn điều xấu, có hiệu năng hơn các Quốc gia.
Thay vì một cuộc họp thượng đỉnh các chuyên gia, có một con đường chính trị riêng nào có thể làm cho mọi công dân tham dự vào, theo kiểu mà Syriza đang muốn làm cho Hy Lạp hay theo kiểu Podemos đề nghị?
Các kinh nghiệm này nhắc chúng ta nhớ đến các thành công của Chávez, của Perón và, ở Pháp, các chương trình kinh tế song song của Mặt trận Cánh tả và Mặt trận Quốc gia. Quốc gia-cộng sản luôn bắt đầu đè nặng trên người nước ngoài, rồi đến người giàu; ngắn gọn, người kia. Và chúng ta biết họ kết thúc như thế nào. Lựa chọn này không có tinh thần Kitô cũng không có tính nhân văn.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch