Các nhà nghiên cứu phát hiện ra mức độ tin cậy giữa một linh mục và giám mục của họ là “yếu tố chính” ảnh hưởng đến sức khỏe tổng quát của họ.
americamagazine.org, Michael J. O’Loughlin, 2022-10-19
Các linh mục trong thánh lễ cầu nguyện cho ơn gọi ở Nhà thờ Thánh Curé Ars ở Merrick, N.Y., ngày 4 tháng 8 năm 2022, thủ tướng bổn mạng các linh mục giáo xứ. (Ảnh CNS / Gregory A. Shemitz)
Các linh mục công giáo ở Hoa Kỳ nói trong khi họ ủng hộ các mục tiêu của chính sách không khoan nhượng chống lạm dụng tình dục trẻ em được gọi là Hiến chương Dallas, họ lo lắng về việc bị buộc tội sai và không nghĩ giám mục họ của họ sẽ hỗ trợ họ khi đối diện với một cáo buộc sai sự thật.
Một báo cáo mới kết luận, căng thẳng này có thể là yếu tố góp phần vào tỷ lệ kiệt sức rất cao, đặc biệt là ở các linh mục trẻ.
Theo báo cáo “Hạnh phúc, lòng tin và chính sách trong thời kỳ khủng hoảng: Điểm nổi bật từ Nghiên cứu quốc gia về các linh mục công giáo,” (Well-being, Trust, and Policy in a Time of Crisis: Highlights from the National Study of Catholic Priests) được Dự án Công giáo của Đại học Công giáo Hoa Kỳ công bố, có 45% linh mục trả lời cuộc khảo sát cho biết rằng họ đã trải qua ít nhất một triệu chứng kiệt sức trong chức vụ. Nhưng tình trạng kiệt sức ít phổ biến hơn ở các linh mục tu dòng. Trong số các linh mục giáo phận, một nửa nói họ đã trải qua tình trạng kiệt sức, trong khi tỷ số này chỉ một phần ba nơi các linh mục tu dòng.
Theo một báo cáo mới, 45% linh mục trả lời cuộc khảo sát nói rằng họ đã trải qua ít nhất một triệu chứng kiệt sức trong chức vụ.
Các linh mục dưới 45 tuổi có nhiều khả năng bị kiệt sức, với 60% linh mục giáo phận trẻ hơn và khoảng 40% linh mục tu dòng nói họ bị kiệt sức. Báo cáo xem triệu chứng kiệt sức là “hoài nghi, cảm thấy kiệt quệ về mặt cảm xúc hoặc cảm thấy mệt mỏi sau khi làm sứ vụ”.
Những con số này phản ánh các nghiên cứu trước đây, vốn cho thấy tỷ lệ kiệt sức cao giữa các giáo sĩ thuộc các dòng khác nhau, một phần do văn hóa thế tục ngày càng gia tăng, thiếu tự tin trong quản trị hoạt động của nhà thờ và việc đi lễ ngày càng giảm sút. Việc phụng tự trong đại dịch chỉ làm làm trầm trọng thêm những thách thức này của một số giáo sĩ.
Báo cáo mới dựa trên dữ liệu của Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng tại Apostolate tại Đại học Georgetown và Gallup thu thập, khoảng 3.600 linh mục trả lời và 100 linh mục được phỏng vấn.
Các nhà nghiên cứu theo dõi tình trạng thoải mái của các linh mục công giáo ở Hoa Kỳ nhận thấy, nhìn chung, các linh mục thoải mái hơn so với dân số chung. Hơn ba phần tư linh mục, 77% có thể được xem là “hưng thịnh” dựa trên sự tự đánh giá được gọi là Chỉ số hưng thịnh của Đại học Harvard. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, mức độ tin cậy giữa linh mục và giám mục của họ là “yếu tố chính” trong sức khỏe tổng quát của linh mục.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, mức độ tin cậy giữa linh mục và giám mục của họ là “yếu tố chính” trong sức khỏe tổng quát của linh mục.
Nhưng sự tin tưởng này đã bị xói mòn trong những thập kỷ gần đây.
Năm 1993, 55% linh mục nói họ “rất tin tưởng” hoặc “khá tin tưởng” vào việc ra quyết định và lãnh đạo của giám mục của họ. Con số đó đã tăng lên 63% năm 2001, năm mà cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục của linh mục được biết đến rộng rãi hơn và đã giảm xuống còn 49% vào năm 2022.
Các tu sĩ tu dòng cho biết tỷ lệ tin tưởng vào bề trên của họ cao hơn – 67% – so với các linh mục giáo phận, chỉ 49%nói họ tin tưởng vào các giám mục của mình.
Nhìn chung, chỉ có 24% linh mục Hoa Kỳ bày tỏ sự tin tưởng vào sự lãnh đạo của “các giám mục Hoa Kỳ nói chung”, điều này đã giảm nhiều điểm so với các cuộc khảo sát trước đó.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các linh mục ở các giáo phận nhỏ có khuynh hướng tin tưởng giám mục của mình nhiều hơn là các linh mục ở các giáo phận lớn và chia sẻ quan điểm chính trị tương đồng với giám mục của mình có khả năng làm cho linh mục tin tưởng hơn.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, các linh mục ở các giáo phận nhỏ có khuynh hướng tin tưởng giám mục của mình nhiều hơn là các linh mục ở các giáo phận lớn và chia sẻ quan điểm chính trị tương đồng với giám mục của mình có khả năng làm cho linh mục tin tưởng hơn.
Báo cáo cho thấy, sự thiếu tin tưởng đó đang làm tổn hại đến sự thoải mái của các linh mục, “sự bào mòn lòng tin giữa linh mục và giám mục của họ có liên quan đến việc giảm 11,5% mức độ thoải mái của linh mục đó”.
Khi nói đến những người mà các linh mục có thể đi tìm để được nâng đỡ thì các giám mục ở cuối danh sách, bạn bè thế tục, gia đình và giáo dân trong giáo xứ là những người nâng đỡ họ mạnh nhất. Một lần nữa, các bề trên trong các dòng tu được đánh giá cao hơn các giám mục giáo phận trong việc nâng đỡ các linh mục của mình.
Nhưng các giám mục không chia sẻ cùng quan điểm các linh mục của họ.
Khi được hỏi liệu một giám mục sẽ nâng đỡ linh mục khi họ phải đối phó với những đấu tranh cá nhân tốt như thế nào, 92% giám mục cho biết “rất tốt”, trong khi chỉ có 36% linh mục giáo phận đồng ý.
Hai mươi năm sau khi thực hiện Hiến chương Dallas, đa số các linh mục đồng ý chính sách không khoan nhượng của Giáo hội thể hiện các giá trị của Giáo hội trong việc bảo vệ người yếu thế (67%) và giúp khôi phục lòng tin với công chúng (66%), nhưng 40% linh mục nghĩ rằng chính sách “khắc nghiệt hơn mức cần thiết.” Nghiên cứu cũng cho thấy 82% linh mục “thường xuyên lo sợ bị buộc tội lạm dụng tình dục”.
Nếu họ bị buộc tội sai, các linh mục giáo phận “sợ bị giáo phận và giám mục của họ bỏ rơi”.
Các cáo buộc sai trái về hành vi sai trái tình dục của các linh mục là rất hiếm, nhưng vẫn xảy ra. Theo nghiên cứu, có 1,5% các cáo buộc bị bác bỏ. Các giáo phận thường cố gắng giúp khôi phục uy tín của một linh mục nếu cáo buộc được chứng minh là sai hoặc không thể chứng minh được.
Nhưng theo nghiên cứu mới, hầu hết các linh mục “sợ rằng họ sẽ không được giáo phận hoặc giám mục của họ hỗ trợ nếu họ bị buộc tội sai”.
Nếu họ bị buộc tội sai, các linh mục giáo phận “sợ bị giáo phận và giám mục của họ bỏ rơi”. Các linh mục là thành viên của các dòng tu không có cùng nỗi sợ này.
Khi nói đến cách họ nhìn nhận các tương tác của họ với các giám mục, “nhiều linh mục cảm thấy các chính sách được áp dụng kể từ Hiến chương Dallas đã làm mất đi mối quan hệ của họ với các giám mục; họ xem các giám mục với tư cách là giám đốc điều hành, các quan chức và là người bảo vệ hợp pháp cho tài chính của giáo phận hơn là người cha và người anh em”.
Báo cáo đề xuất ba ý tưởng từ các linh mục đã được phỏng vấn có thể cải thiện cảm giác tin cậy giữa các giám mục và linh mục, tăng cường mối quan hệ cá nhân, tăng cường giao tiếp và minh bạch, và yêu cầu các giám mục phải chịu trách nhiệm về hành động của họ.
Michael J. O’Loughlin là phóng viên báo America, tác giả sách Lòng thương xót tiềm ẩn: AIDS, người Công giáo và những câu chuyện chưa kể về lòng trắc ẩn khi đối diện với nỗi sợ hãi (Hidden Mercy: AIDS, Catholics, and the Untold Stories of Compassion in the Face of Fear).
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Bài đọc thêm: Các linh mục trẻ có giữ “bản sắc mộ đạo” quá không?