Thánh Newman có thể có một số lời khuyên cho Đức Phanxicô về Trung Quốc

265

Thánh Newman có thể có một số lời khuyên cho Đức Phanxicô về Trung Quốc

cruxnow.com, John L. Allen Jr., 2020-08-02

Người dân sắp hàng ở một trạm kiểm soát an ninh Hotan Bazaar ngày 3 tháng 11 năm 2017, hình của  Chủ tịch Tập Cận Bình ở Hotan, phía tây khu vực Tân Cương. (Hình: Ng Han Guan / AP.)

Chính Thánh John Henry Newman là người đã đưa ra từ “độc chất tốt” trong thuật ngữ của các nhà logic, như một ví dụ đặc biệt của thuật ngụy biện quen thuộc ad hominem, công kích người truyền ý tưởng. Ý của ngài là nếu mình không tin tưởng bên đưa ra lập luận không có nghĩa là mình xem lập luận đó vô giá trị.

Người ta tự hỏi, liệu Thánh Newman ở vào thời buổi này, ngài có báo động cho Đức Phanxicô và nhóm của ngài về các nguy hiểm này với Trung quốc không.

Gần đây trang Crux và nhiều trang thông tin khác đã cho biết, Đức Phanxicô đang phải đối diện với áp lực ngày càng lớn lên về các hành vi sai phạm nhân quyền khác nhau của Trung Quốc, kể cả các hạn chế tự do tôn giáo. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Crux, Đại sứ Mỹ tại Tổ chức Tự do Tôn giáo Quốc tế Sam Brownback đã nói thẳng, Vatican phải nhận ra Trung quốc không thể tin tưởng được.

Ông Brownback kết hợp với một số người khác trong đó có ông Benedict Rogers, quan sát viên lâu năm về Trung quốc, trong một bài tiểu luận của tạp chí Chính sách đối ngoại gần đây đã lấy làm tiếc về sự im lặng của Đức Phanxicô trong trường hợp số phận của người thiểu số Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc.

Tuy nhiên, dường như việc Đức Phanxicô không muốn đối đầu với Trung quốc đã được ghi nhận, ngay cả việc ngài không đọc tuyên bố về Hồng Kông trong một bài soạn trước trong giờ Kinh Truyền Tin ngày chúa nhật tuần rồi, ngài cũng không công khai chống đối việc các tin tặc Trung quốc được Nhà nước hậu thuẫn xâm nhập vào hệ thống máy tính riêng của Vatican.

Sự khôn ngoan kín đáo thông thường cho rằng quyết định của giáo hoàng có liên quan đến các cuộc đàm phán với Trung Quốc về việc đổi mới một thỏa thuận tạm thời, liên quan đến việc bổ nhiệm các giám mục đã ký năm 2018, và được Vatican xem như bước đầu tiên để bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh, và như thế có thể bảo vệ cấu trúc cộng đồng Công giáo trong nước.

Các nhà phê bình cho rằng kể từ khi thỏa thuận được ký kết, tình hình các nhóm thiểu số tôn giáo ở Trung quốc không tốt hơn mà còn xấu hơn, và chính quyền Trung Quốc xem sự dè dặt của giáo hoàng như dấu hiệu của sự yếu đuối và như thế là bật đèn xanh cho họ đi tới.

Thật là vô cùng phức tạp để quyết định khi nào nói mà không làm mất lòng thế lực nước ngoài, vì một giáo hoàng không chỉ nghĩ về danh tiếng của mình mà còn nghĩ đến hậu quả lời nói của mình với người dân địa phương. Về vấn đề này, ví dụ về các giám mục Hà Lan phản đối việc trục xuất người Do Thái năm 1942 và việc bố ráp 92 người Do Thái trở lại đạo kitô giáo, trong đó có Thánh Edith Stein là biểu tượng.

Bất cứ ai nghĩ quyết định như vậy là hiển nhiên thì rõ ràng họ chưa bao giờ cảm thấy gánh nặng trách nhiệm trên vai mình.

Điều đó cho thấy, dù sao cũng có vẻ bất thường khi Đức Phanxicô bản thân là người vô địch bênh vực cho những ai bị áp bức lại ghìm lại khi đụng đến Trung Quốc. Bên cạnh nỗi sợ về hậu quả không lường trước được, và bên cạnh mệnh lệnh ngoại giao phải cứu vãn thỏa thuận của ngài với Bắc Kinh, liệu còn một yếu tố nào khác trong việc này không?

Điều này đưa chúng ta trở lại với Thánh Newman, bởi vì khi người ta nghi Đức Phanxicô và nhóm của ngài có thể cự lại các lời khuyên về các chỉ trích Trung quốc thì thành thật mà nói, họ có những lý do hoài nghi về việc ai nói lên lời chỉ trích đó.

Về điểm này, Brownback là một ví dụ rất tốt. Ông là người công giáo sốt sắng nổi tiếng và được kính trọng ở Vatican, và ông rõ ràng đạo đức, ông đến từ Kansas.

Tuy nhiên, Brownback cũng là người ủng hộ chính của Trump, đây không phải là một vị trí thích hợp với nhiều người trong vòng hạn chế của giáo hoàng. Ông cũng là người công giáo Mỹ bảo thủ phò sự sống, bị linh mục Antonio Saparo, cố vấn chủ chốt của giáo hoàng chỉ trích trong một bài viết năm 2017 của tạp chí Văn minh Công giáo.

Nói chung, nhiều tiếng nói hiện đang thúc đẩy Đức Phanxicô đi theo Trung Quốc có xu hướng trở thành các con diều hâu trong chính sách đối ngoại, thường cũng chỉ trích rất mạnh về “nạn khủng bố hồi giáo” (một khái niệm mà Đức Phanxicô đã bác bỏ trên nguyên tắc, cho rằng khủng bố luôn là sự đồi bại của tôn giáo chứ không phải là biểu hiệu tôn giáo). Họ cũng có xu hướng bảo thủ văn hóa, thường nguội lạnh với đường lối xã hội và chính trị của Đức Phanxicô, như đấu tranh chống biến đổi khí hậu, chống án tử hình và buôn bán vũ khí.

Nhìn rộng hơn, chúng ta có thể có cùng nhận xét về lý do Đức Phanxicô đã không thẳng thắn hơn về vấn đề đàn áp kitô giáo. Bên cạnh thực tế là ngài có thể không quan tâm đến bản chất của việc đóng khung vấn đề theo cách đó, và cũng đúng, những người thúc đẩy ngài đi xa hơn, không nhất thiết là đồng minh của ngài trong các vấn đề khác.

Không có gì trong số này muốn nói các giáo hoàng phải đưa ra các quyết định dựa trên các cân nhắc có vẻ chính trị như vậy, cả Đức Phanxicô và nhóm của ngài thậm chí còn suy nghĩ có ý thức trong các chuyện này. Tuy nhiên, bản chất của con người là như vậy, chúng ta tất cả chỉ đơn giản có khả năng cởi mở hơn với những lời chỉ trích xây dựng từ những người mà chúng ta biết họ nâng đỡ chúng ta.

Như vậy, có hai cách.

Đầu tiên, việc nhiều người thúc giục Đức Phanxicô thách thức Trung Quốc mạnh hơn có thể không có uy tín cao trong triều giáo hoàng này, xét theo diễn biến lâu nay, không hẳn nghĩa là họ sai lầm. Cuộc tranh luận phải được giải quyết dựa trên các giá trị của nó, không phụ thuộc vào người thúc đẩy nó.

Thứ hai, những người mong muốn Đức Phanxicô tiếp cận cứng rắn hơn với Trung quốc, có thể họ muốn cải thiện mình một chút, để nỗi sợ độc dược không thể cản trở phương cách chữa trị được đề xuất.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch