Các ẩn sĩ và chúng ta

565

famillechretienne.fr, Aymeric Pourbaix, 2015-07-15

Các ẩn sĩ và chúng ta

Họ là ai, những người đi tìm Chúa, những người khao khát tĩnh mặc và thinh lặng trong một thế giới chỉ chuộng siêu truyền thông?

Họ không đi tìm danh tiếng, họ dè chừng tối đa khi có có mặt các ký giả… Nhưng nếu họ đi ra ngoài nơi tĩnh mặc của mình dù trong một thời gian rất ngắn thì họ có một cái gì đó muốn nói với chúng ta. Một cái gì có tính ngôn sứ.

Theo họ, thật ra sự tĩnh mặc mà họ chọn lựa là bộ mặt hữu hình của sự hiệp thông rộng lớn với tất cả mọi người. Hiệp thông trái chiều, có khi lại gây bối rối: tinh thần khó nghèo của họ lại lăng nhục đến sự yên tĩnh của chúng ta, yên tĩnh của một đời sống ổn định; đời sống thế tục đôi khi ẩn giấu sau đó là các thói quen của tinh thần Kitô – và như thế không phải là không quá tệ… Nhưng quỷ khi nào cũng ở trong những chi tiết nhỏ. Như thánh Têrêxa Avila từng nói, dù chúng ta có trăm phương ngàn cách hay không có cách nào thì chúng ta vẫn bám vào tinh thần của thế gian này mà Phúc Âm muốn giải thoát chúng ta. Trong cuộc chiến không ngừng này, chúng ta không ở một mình khi có những người dám chọn một cách tận căn như thế này để đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô: “Đi và bán tất cả những gì chúng con có”. Dò tìm điều vô hình, ở biên giới giữa Trời và Đất.

Từ những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, mỗi thời kỳ có cách sống ẩn tu khác nhau. Trước hết là các Tổ phụ trong sa mạc, họ thách thức với xã hội lương dân thời Cổ Đại và họ cảm hứng được cho thánh Biển Đức. Đến thế kỷ 11 có thánh Bruno. Rồi đến các ẩn sĩ Grandmont mà đức khó nghèo đã được các Dòng Khất Thực cảm nghiệm. Tính tận căn của họ chẳng có gì khác hơn là ước mong không bao giờ xa Chúa, tâm hồn luôn nghĩ đến Chúa. Sau này, vào thời binh sĩ thánh giá, các ẩn sĩ theo chân của tiên trì Êlia trên Núi Carmel, họ là men cho sự cải cách không ngừng của Giáo hội.

Ngày nay sự kiên trì của các ẩn sĩ là tin mừng cho thế kỷ 21 chúng ta, một thế kỷ khó hướng nội. Họ sống theo cách của họ, họ là dấu chỉ sống động mà Chúa đến nói chuyện với tâm hồn của từng người, trong “căn phòng tâm hồn”, trong đền thánh không ai xâm phạm, nơi mỗi người đối diện với chính mình. Nhưng không phải là để nghỉ ngơi! Họ cũng ở tuyến đầu của một cuộc chiến thiêng liêng đáng sợ, để chống với Đối Thủ.

Thánh Antôn Cả là ví dụ của người sớm bắt chước Chúa Giêsu đi vào sa mạc và trở thành khuôn mặt tiêu biểu. Chứng tá của ngài rất quý cho chúng ta vì ngài cự lại với các chước cám dỗ như cám dỗ nản lòng và nguội lạnh, trước khi chiến đấu vào trọng tâm của kẻ thù: “Tôi không sợ bạn đâu”, ngài nói một cách dũng cảm dựa trên phương tiện duy nhất là lời cầu nguyện, ăn chay và lòng tin vào chiến thắng cuối cùng của Chúa Kitô trên sự chết. Như thánh Âu tinh đã nói, điểm cao của cuộc chiến đấu này không phải là trốn thế gian này với thể xác nhưng với quả tim!

Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch