“Đối diện với cuộc khủng hoảng lạm dụng, các tu sĩ thánh hiến ý thức tính xác thực của họ đang bị đe dọa”

138

“Đối diện với cuộc khủng hoảng lạm dụng, các tu sĩ thánh hiến ý thức tính xác thực của họ đang bị đe dọa”

“Đối với một số giám mục, cuộc khủng hoảng lạm dụng giống như một loại vi-rút mà chúng ta chữa trị bằng một loại kháng sinh đơn giản. Còn với các nhà lãnh đạo của các dòng thì họ xem đây là căn bệnh ung thư di căn toàn cơ thể Giáo hội.”

Trong phiên họp toàn thể của Hội đồng giám mục, Tu sĩ Pháp từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 4 năm 2023, các nhóm làm việc liên quan đến cuộc chiến chống lạm dụng sẽ đưa ra các khuyến nghị của họ. Theo nhà báo Frédéric Mounier, điều phối viên của Hội đồng thì đời sống thánh hiến sẵn sàng để bước qua một bước ngoặt mạnh mẽ.

lavie.fr, Sophie Lebrun, 2023-04-10

Các tu sĩ Pháp họp Đại hội đồng Nam nữ tu sĩ Pháp (Corref) tổ chức từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 4 năm 2023 tại Paris. VALENTINE CHAPUIS / AFP

Hai tuần sau khi các giám mục Pháp họp ở Lộ Đức, bây giờ đến lượt các nhà lãnh đạo có trách nhiệm về đời sống tu trì ở Pháp họp đại hội đồng của họ: họ gặp nhau ở Paris từ ngày 11 đến 13 tháng 4. Họ sẽ đưa ra các kết luận và khuyến nghị của các nhóm làm việc được thành lập sau khi báo cáo của Ủy ban Độc lập về Lạm dụng Tình dục trong Giáo hội (Ciase) được công bố.

Hội đồng Tu sĩ Pháp đại diện cho 350 hội dòng, cộng đoàn và tu hội đời sống thánh hiến tham gia vào 4 nhóm chung với Hội đồng Giám mục Pháp (CEF), nhưng họ cũng đã thành lập 5 nhóm độc lập. “Những thực hành tốt sau khi lạm dụng tình dục được tiết lộ”, “sự phân định và đào tạo ơn gọi”, “việc quản trị trong các hội dòng”, “những điểm yếu và nguồn lực trong truyền thống tu trì của chúng ta khi đối diện với lạm dụng” và một phân tích về “cây tốt, trái tốt” (Mt 7, 15-23): đây là những lĩnh vực suy tư khác nhau đã được các nhóm làm việc đề cập trong một năm, các nhóm gồm khoảng mười người trong mỗi nhóm này. Mỗi người trong số họ là các cha bề trên, các mẹ bề trên, bề trên cấp cao, các người đứng đầu và những người có trách nhiệm trong cộng đoàn và một người là nạn nhân của lạm dụng.

Trở lại với công việc lâu dài với điều phối viên của quá trình, ông Frédéric Mounier, cựu nhà báo La Croix, tác giả quyển Giáo hoàng Phanxicô, một cuộc đời (Pape François, une vie, nxb. Presses du Châtelet).

Ông ở Lộ Đức với các thành viên của Hội đồng Tu sĩ Pháp, Corref, những người tham gia vào các nhóm làm việc do các giám mục thành lập liên quan đến cuộc chiến chống lại các lạm dụng trong Giáo hội. Ông nhớ gì từ cuộc họp toàn thể này?

Frédéric Mounier. Tôi có mặt trong những ngày trao đổi giữa các giám mục và các thành viên của các nhóm làm việc, từ thứ hai đến thứ tư. Tôi nhận thấy có một đối thoại sâu sắc được nuôi dưỡng. Ngay cả đôi khi các cuộc trao đổi căng thẳng, nhưng theo tôi, các cuộc đối thoại này mang tính xây dựng. Ấn tượng của tôi, sau khi xem kết quả của các cuộc bỏ phiếu, giống như ấn tượng của nhiều người, những người ghi nhận các giám mục muốn gởi lại phần lớn các đề xuất đã được đưa ra cho họ theo thời gian và không gian. Tôi tin rằng chúng ta đang phải đối diện với hiệu ứng “bức tường cát”, có nghĩa, một động năng mạnh đã được thực hiện với công việc khổng lồ và thành quả được Hội đồng Giám mục Pháp bảo tồn cuối cùng là khá nhỏ. Tôi hiểu cảm giác thất vọng chung khi chủ tịch Hội đồng Thường trực và tổng giám mục Éric de Moulins-Beaufort giáo phận Reims đã không bỏ qua trong bài phát biểu bế mạc của ngài.

Trường hợp của ông Jean Vanier và anh em linh mục Philippe: gốc rễ của mù quáng

Đối diện với cuộc khủng hoảng lạm dụng, các tu sĩ thánh hiến ý thức tính xác thực của họ đang bị đe dọa”

 

Điều này có thể ảnh hưởng đến bầu không khí của Hội động Tu sĩ Pháp không?

Theo tôi, có một khác biệt cơ bản giữa những gì đã xảy ra ở Lộ Đức của các giám mục Pháp và những gì tôi đã thấy trong các nhóm làm việc của Hội đồng Tu sĩ Pháp từ một năm nay. Đối với nhiều giám mục, dường như cuộc khủng hoảng lạm dụng có thể so sánh với một loại vi-rút nhưng lại được chữa trị bằng một loại kháng sinh đơn giản. Trong khi các nhà lãnh đạo hội dòng và cộng đoàn tu sĩ, họ xem cuộc khủng hoảng này là căn bệnh ung thư tái phát đã di căn trong toàn cơ thể Giáo hội và chỉ có thể trị được bằng điều trị sốc tích cực, và phải theo dõi dài hạn và chú ý liên tục. Tôi quan sát thấy, Hội đồng Tu sĩ Pháp chưa bao giờ nghi ngờ bản chất hệ thống của các hành vi lạm dụng, họ công nhận các số liệu do Ủy ban Ciase ngoại suy là hợp lệ.

Cuối cùng, tất cả các nhóm làm việc đã hội tụ, hướng về quan sát, rằng bạo lực tình dục và lạm dụng quyền lực chỉ là phần nổi của tảng băng chìm và gốc rễ của chúng là sự lạm dụng thiêng liêng và lương tâm, là chi phối và đảo ngược thiêng liêng tính đã bị tàn phá. Mọi người đều hiểu động cơ của cổ máy có vấn đề, cần được tháo ra để lắp ráp lại cho hoàn chỉnh. Đó là toàn bộ hệ thống đã bị suy yếu đến nền.

Các nhóm đã làm việc như thế nào?

Khi tôi nhận chức, tôi nhận thức ở đây có một bầu khí rất đặc biệt, đó là “bầu khí dân chủ trong đời sống nhà tu”. Trong đời sống nhà tu, đó là điều cần thiết: đó là phương thức đối thoại ưu tiên phổ biến gần như khắp nơi. Các tu sĩ nam nữ này đã quen với việc bầu đại diện của họ với một thời gian hạn định, sau đó họ cùng nhau thảo luận và quyết định, cùng nhau lựa chọn các hướng dẫn… Hình thức dân chủ này, tương quan với đời sống tu trì, đã tạo điều kiện thuận lợi cho chất lượng công việc.

Đứng trước bầu khí tốt đẹp này, tôi chú ý đến nhiều ‘hồ sơ khác nhau’ được tập hợp lại: Tôi không muốn ngay ngày đầu, mọi người đồng ý với nhau, một kiểu thoải mái giữa họ với nhau được thiết lập.

Quan điểm của các cộng đồng Hội đồng Tu sĩ Pháp gần đây bị ảnh hưởng như thế nào với các vấn đề lạm dụng?

Trên thực tế, hầu hết các dòng tu và các cộng đồng tu sĩ đều bị các hồ sơ lạm dụng tác động! Kể từ báo cáo của Ủy ban Ciase, các câu chuyện đã được lan ra khắp nơi. Mọi người đều biết, vấn đề không phải là giải quyết các mối quan tâm trong quá khứ nhưng phải xem đến các vấn đề hiện tại, rất hiện tại. Thật đáng quan tâm khi thấy những truyền thống lâu đời nhất đối đầu cái nhìn của họ với các hội dòng Anh em Thánh Gioan hoặc Huynh đệ đoàn Giêrusalem, những cộng đoàn đặc biệt bị lung lay trong một quá trình sửa đổi và hoán cải nội bộ, họ còn phải mất nhiều thời gian mới kết thúc được.

Đâu là các đường lối chính sau một năm làm việc của các nhóm này?

Yếu tố đầu tiên là nhận thức rộng rãi về bối cảnh của cuộc khủng hoảng hiện nay. Có một sự sụp đổ lớn của đời sống thánh hiến ở Tây Âu. Năm 2022, có 16.000 tu sĩ ở Pháp, cách đây 20 năm họ có 66.000 tu sĩ. Điều này dẫn đến một sự thay đổi nhân khẩu học chưa từng có so với các nước phía Nam. Mối liên hệ với cuộc chiến chống lạm dụng là rất quan trọng, với các tu sĩ nam nữ xuất thân trong các lãnh vực này, họ có một mối quan hệ khác với thân xác, quyền lực, tiền bạc, đời sống riêng tư… Song song vào đó là các người trẻ châu Âu dẫn đầu một cuộc tìm kiếm ý nghĩa, một lý tưởng mạnh mẽ đến mức mối quan hệ của họ với tự do và tư duy phản biện có thể bị biến chất.

Nữ tu Véronique Margron: “Khi những người dễ bị tổn thương bị ngược đãi, là chính Chúa bị ngược đãi”

Một số nhóm đưa ra vấn đề cô đơn của các bề trên cộng đồng. Có người đã bị chấn động đến mức họ nghĩ đến việc bỏ đời sống tu trì khi phải xử lý một hồ sơ lạm dụng quá nặng nề. Còn hơn cả giám mục, họ không thể vừa là bề trên, vừa là anh em, vừa là thẩm phán, là cảnh sát với người mà họ cùng ăn chung với nhau cả chục năm nay. Vì thế tất cả các nhóm đều nhấn mạnh mong muốn có nhiều “bên thứ ba” hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống tu trì để thoát khỏi tình trạng tự biết nhau, bị cho là rất nguy hiểm.

“Bên thứ ba” này thường là giám mục qua các chuyến thăm thường xuyên. Về mặt này, ghi nhận chung với các giám mục ở nơi khác, là hệ thống không hoạt động tốt. Và như một phần mở rộng, Vatican ngày càng ít được trang bị để giúp đời sống thánh hiến. Sẽ chỉ có khoảng 30 người trong Thánh bộ Đời sống Thánh hiến và các cơ quan Tông đồ, trong đó không có một người nói tiếng Pháp nào, họ giải quyết các hồ sơ liên quan đến hàng ngàn nam nữ tu sĩ trên khắp thế giới… Hơn nữa, ‘chế độ thuyên chuyển lung tung’ (gyrovaguisme), các ứng sinh đi từ nơi đào tạo này sang nơi đào tạo khác cho đến khi có một cộng đồng đồng ý tiếp nhận, đã thường xuyên bị tố cáo.

Các mối nguy hiểm và thiệt hại liên quan đến việc ru rú ở một nơi đã được xem xét trực diện, cả với mục đích tháp tùng các tu sĩ nam nữ đi ra ngoài, nhưng cũng vì nhu cầu định hình việc tự lập hóa của một số người. Có một nhận thức tình trạng không được kiểm soát này có thể dẫn đến lạm dụng.

Có phải các nhóm làm việc đã nhìn gần vào tâm điểm của đời sống tu trì không?

Hoàn toàn đúng! Họ nhấn mạnh đến một số đặc điểm của đời sống thánh hiến đã không được đào sâu đầy đủ và được xem trọng. Vì thế vai trò của tu nghị, của đại hội toàn thể hay của một ủy ban tư vấn có chất lượng đã ở bên cạnh bề trên.

Các bề trên nhận thức được sự tự do trong Truyền thống của họ, nơi anh chị em của họ là một tinh thần sáng tạo thực sự. Hơn nữa, một vài nhóm đã có những lời lẽ rất cứng rắn với các cộng đoàn bị cho là lệch lạc, kêu gọi giải thể hoặc ít nhất là cấm vào dòng, để các hành vi lạm dụng được quan sát thấy, đặc biệt là trong lĩnh vực thực thi quyền lực, không thể tiếp diễn mãi.

Một chất vấn rất tự do được đặt ra xung quanh việc gọi là “cấp trên”, nghĩa là đối lập với “cấp dưới”. Những người ủng hộ một Giáo hội nào đó trong quá khứ sẽ không bị che lấp với các chức danh của một Giáo hội có phẩm trật và kim tự tháp, và chính đó là vấn đề mà một số cộng đồng thánh hiến này muốn đặt lại.

Nhất là ngày hôm nay tôi đã nghe thấy một ước muốn được bày tỏ, suy tư về một ngữ pháp mới cho ba lời khấn: khó nghèo, khiết tịnh và vâng lời.

Nó là như thế nào?

Cách đây 20 năm, những người bước vào đời sống thánh hiến vẫn là những cá nhân sẵn sàng để mình được đào tạo trong khuôn phép quy luật của một đan tu, tông đồ hay chiêm niệm trong một thời gian dài. Nhưng với người trẻ ngày nay, nhận thức về ba lời khấn này có thể không còn như trước. Họ lớn lên trong một xã hội khác, trong đó vâng lời không còn mang một ý nghĩa như trước. Mối quan hệ với cơ thể và phân định tình cảm phải được xem xét cẩn thận. Sự ăn khớp giữa các quy luật của đời sống và các quyền của con người phải được bảo đảm cả trong bối cảnh của đời sống thánh hiến, phải được kết hợp lại với nhau. Cuối cùng, các tu sĩ nam nữ ngày nay thực sự không thiếu thốn gì: khó nghèo của họ là gì?

Vấn đề cơ bản nổi lên và sẽ còn tồn tại sau đại hội đồng tháng tư là: làm thế nào để đời sống thánh hiến ngày mai, có thể diễn giải qua việc lật đổ Tin Mừng, cả dưới hình thức tông đồ và chiêm niệm không?

Làm thế nào công việc này lại không chạm đến các cộng đồng  chưa nhận ra mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng này?

Hội đồng Tu sĩ Pháp chỉ có thể nói với những người đã chọn tham gia. Sau đó, kể cả những người bên trong Hội đồng, những người không muốn nắm bắt sẽ không bị bắt buộc. Nhưng họ có nguy cơ nhìn thấy đủ loại lạm dụng sinh sôi nảy nở trong họ và từ đó làm mất hiệu lực sứ điệp Tin Mừng mà họ tin rằng họ mang theo. Bất kỳ hành vi bè phái nào cũng mang một ý nghĩa tự do đã bị tha hóa: điều khó khăn là tìm cách xoa dịu, trong đời sống thánh hiến, “sự ưng thuận tha hóa” này.

Hội đồng Nam nữ Tu sĩ Pháp: qua các vụ lạm dụng, ngày nay chúng ta phải đặt vấn đề về toàn bộ nền văn hóa giáo hội

Có bao nhiêu khuyến nghị sẽ được đệ trình lên đại hội toàn thể? Ông có nghĩ các tu sĩ của Hội đồng có thể đưa ra một lựa chọn giống như lựa chọn của các giám mục, bằng cách hoãn các lựa chọn liên quan đến đa số họ không?

Theo tôi, các nhà lãnh đạo của các dòng và các cộng đoàn các tu sĩ nam nữ đã sẵn sàng chấp nhận khoảng 90 nghị quyết sẽ được đề xuất với họ và đưa vào thực hành. Tất cả đều hiểu sự sống còn của họ đang bị đe dọa, rằng tính xác thực của họ đang bị đe dọa.

Rất nhiều đề xuất trong số này là các biện pháp thông thường không kêu gọi cải cách nhưng một hoán cải là rất cần thiết. Tính cấp thiết của trách nhiệm này, của nhu cầu báo cáo thường xuyên và giám sát các hành động là có. Nếu các tu sĩ của đời sống thánh hiến quyết định đẩy mạnh cuộc chiến chống lạm dụng, thì điều này chỉ có thể đem lại lợi ích cho toàn thể Giáo hội.

Còn về phần tôi, tôi chỉ lo sợ một điều: rằng tất cả công việc này không thể thực sự được áp dụng vì thiếu động năng trong các cộng đồng và các thể chế để thực hiện chúng. Ngoài các dấu hiệu của cái chết, sau Thứ Sáu Tuần Thánh, có Thứ Hai Phục Sinh. Đó là về việc chú tâm đến các tia sáng.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Các linh mục trẻ Pháp muốn đưa Giáo hội thoát ra khỏi khủng hoảng như thế nào