Một nạn nhân nạn buôn người kể lại câu chuyện bà làm việc với Đức Lêô XIV để cứu các phụ nữ ở Chiclayo

180

Một nạn nhân nạn buôn người kể lại câu chuyện bà làm việc với Đức Lêô XIV để cứu các phụ nữ ở Chiclayo

Bà Silvia Teodolinda Vázquez được “Cha Robert” mời cộng tác làm việc trong Ủy ban ngài thành lập để chống tệ nạn buôn người, một tệ nạn vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

lanacion.com.ar, María Nöllmann, q1-17

Hồng y Prevost ở Villa San Vicente de Paul, ngoại ô Chiclayo, Peru.

Sandro ôm cơ thể đứa con nhỏ bé 8 tuổi của ông ở mọi ngóc ngách trong nhà, ông tỉ mỉ chùi các vật dụng trong nhà, sau đó ông chùi tivi. Bà Sylvia Teodolinda, 52 tuổi cho biết: “Chúng tôi đã không bật tivi từ nhiều tháng nay. Đó là lý do vì sao khi nghe tin Cha Robert làm Giáo hoàng, tôi qua nhà hàng xóm để xem. Tôi khóc vì vui sướng. Người hàng xóm của tôi không hiểu. Tôi nói với họ, tôi biết rõ ngài. Tôi phải cho họ xem hình để họ tin tôi!”

Bà Teodolinda sống cùng hai đứa con, với người chị và các cháu trai ở khu phố Pomalca xa xôi bụi bặm, một khu phố nghèo ở vùng đồng bằng Chiclayo.

Bà Sylvia Vázquez làm việc với Hồng y Prevost từ năm 2017 đến năm 2023

Nhắc đến Giáo hoàng Lêô mà bà gọi thân mật là “Cha Robert, người cha nhỏ bé” – mắt bà sáng lên xúc động: “Ngày tôi gặp cha, cha nói với tôi những điều tốt đẹp. Sau cuộc họp, cha đến gần tôi, cha nói với giọng ấm áp: ‘Silvia, cha hiểu công việc này của con rất khó, vì con đã sống các kinh nghiệm này khi con còn nhỏ. Cha rất biết ơn những gì con làm cho các cô bé này, cha chúc lành cho con.”

Bà Sylvia là nạn nhân của nạn buôn người từ năm bà 11 tuổi cho đến năm 22 tuổi, nhờ các nữ tu của Dòng Thờ Phượng (Adoratrices) bà thoát được đường dây buôn người. Cùng với các nữ tu, bà bắt đầu làm việc để cứu các phụ nữ khác khỏi tệ nạn này. Và đó là dịp bà gặp Giáo hoàng Lêô XIV, ngài làm việc với nhóm tình nguyện từ năm 2017, hai năm sau khi ngài đến Chiclayo.

Bà cho biết bà may mắn được biết ngài ở một trong những khía cạnh ít ai biết: ngài là người tổ chức các dự án giải cứu phụ nữ, nhiều phụ nữ là người di cư và ngài vẫn tiếp tục làm.

Hồng y Prevost với người di cư Venezuela tại Trung tâm tiếp nhận Vinh Sơn

Bà kể tiếp: “Chúng tôi báo cáo công việc hàng tháng cho ngài: nói chuyện với các cô ở các quán bar, ở ổ điếm, giúp họ tìm việc, giúp họ hợp thức hóa tình trạng nhập cư, đưa họ đi khám bệnh, cho con cái họ áo quần thực phẩm. Ngài tổ chức các buổi tĩnh tâm cho họ, các khóa này luôn có nhiều người tham dự.”

Bà cho biết, nhiều phụ nữ di cư Venezuela đã hành nghề mại dâm khi đến miền bắc Peru: “Rất khó để họ thay đổi, nhiều người bị đe dọa. Có người không bị đe dọa, nhưng họ nói: ‘Tôi làm để nuôi con. Tôi không thích, nhưng tôi không có lựa chọn khác.’ Đó là lý do vì sao công việc của chúng tôi quan trọng. Chúng tôi tôn trọng quyết định của họ nhưng chúng tôi giúp họ tìm các công việc khác để thoát khỏi tình trạng này.”

Một câu chuyện bị đánh dấu bằng nạn buôn người

Bà Sylvia bị người hàng xóm xâm hại tình dục khi bà mới 11 tuổi. Một thời gian sau, kẻ tấn công đưa bà đến Lima, sau đó đến Piura, Trujillo và Olmos, nơi bà bị bóc lột tình dục trong nhiều năm tại các quán bar và nhà điếm: “Họ lấy giấy tờ của tôi. Họ bắt tôi gọi điện thoại cho gia đình nói tôi vẫn ổn, tôi làm công việc dọn dẹp nhà cửa cho các gia đình, nhưng đó là lời nói dối. Tôi không thể bỏ đi. Họ nói nếu tôi bỏ đi, họ sẽ giết mẹ tôi. Khi tôi có con, họ cũng nói với tôi, họ sẽ giết con tôi. Tôi sống trong sợ hãi,” bà nói nhỏ sợ các con nghe.

Sivlia Teodolinda Vázquez tận mắt chứng kiến công việc chống nạn  buôn người của Giáo hoàng Lêô XIV ở Chiclayo.

Khi 22 tuổi, bà gặp nữ tu Dora Fonseca từ Lima đến. Nữ tu hỏi bà: “Bà có phải là Sylvia không, bà là cô gái mại dâm phải không?’ Tôi nói ‘Vâng,’”. Sơ hỏi tôi làm ở đâu, tôi cho sơ địa chỉ. Tôi không nghĩ sơ sẽ đến. Tôi rất ngạc nhiên khi đêm hôm đó sơ đến quán bar, sơ mặc áo nữ tu. Sơ nói với tôi: “’Các nữ tu Dòng Thờ phượng có nhà ở Chiclayo để dạy nghề cho các cô gái mại dâm.’ Tôi nói: ‘Con không thể, có người ở đây ép buộc con và không cho con ra khỏi đây. Con tôi nói với tôi: ‘Mẹ ơi, đừng đi’”. Tôi nghĩ tôi phải mất nhiều năm mới có thể ra đi. Nhưng tôi đã làm được. Các sơ đã cứu tôi và tôi mãi mãi biết ơn các sơ. Các sơ cho con cái tôi áo quần, cho tôi công việc và giúp tôi xây nhà. Tôi vô cùng biết ơn vì nhờ các sơ tôi có tương lai và trở thành con người như ngày hôm nay. Các sơ là các bà mẹ thứ hai của tôi.”

Sylvia làm việc hơn 15 năm với các nữ tu, bà lo sức khỏe cho các cô gái mại dâm, tổ chức các hội thảo về phòng ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục, cùng với việc hỗ trợ và quảng bá các hội thảo về thẩm mỹ, về may mặc của xưởng do bà điều hành. Qua các công việc này, bà gặp Hồng y Prevost. Ngài lo ngại cho nạn mại dâm gia tăng ở Chiclayo vì người di cư Venezuela đổ đến ồ ạt, đó là lý do vì sao ngài nhờ các nữ tu giúp ngài làm công việc này, mời các nữ tu vào Ủy ban về Di cư và Buôn người ngài đang thành lập.

Giám mục Giám quản Tông tòa của Chiclayo, Robert Prevost giảng trong ngày lễ Mình Máu Thánh Chúa tại sân vận động ở Chiclayo, Peru năm 2015. (Ảnh AP/Julio Reano)

Marta An Nguyễn dịch

Đức Lêô XIV, Người chăn chiên nhân lành

Từ Đức Phanxicô đến Đức Lêô XIV: Một giai đoạn lịch sử của Giáo hội Công giáo

Triều Giáo hoàng Lêô là cơ hội mới cho quan hệ Việt Nam – Vatican

Từ Avignon nước Pháp đến Rôma nước Ý:  đạp xe 1.000 cây số để mừng ngày Đức Lêô XIV nhậm chức