Đức Lêô XIV, Người chăn chiên nhân lành
famillechretienne.fr, Antoine-Marie Izoard, 2025-05-15
Việc bầu Giáo hoàng Lêô XIV, Giáo hoàng đầu tiên đến từ Hoa Kỳ đã mở ra một kỷ nguyên mới. Sự nghiệp không bình thường của ngài được đánh dấu qua nhiều năm ngài làm truyền giáo ở Peru, đời sống thiêng liêng sâu đậm của ngài đã làm cho ngài xây cầu trong một thế giới chia rẽ và một Giáo hội đi tìm sự hiệp nhất.
“Chúng ta đã có Giáo hoàng! Habemus papam!” Tại Quảng trường Thánh Phêrô giữa hai cánh tay của hàng cột Bernini dường như đang ôm trọn nhân loại, buổi tối thứ năm 8 tháng 5, tiếng reo hò của giáo dân khi họ nghe tin đã có Giáo hoàng đã làm Đức Lêô XIV xúc động. Im lặng một lúc lâu trên ban-công, ngài cũng ngạc nhiên cũng như giáo dân ngạc nhiên khi họ phát hiện ngài là Giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử sinh ra tại Hoa Kỳ, ngài cũng xúc động như họ trước cuộc gặp gỡ này giữa Tân Giám mục Rôma và giáo dân của ngài.
Dù ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô như một số người may mắn, dù trước màn hình truyền hình, chúng ta tất cả đều ngạc nhiên trước sự bình tâm nghiêm trang của ngài, sự bình tâm ngài tỏa ra và ngay lập tức ngài mong muốn cho cả thế giới: “Bình an của Chúa với anh chị em!” Hai tay chắp lại, đầu cúi xuống, trong vài khoảnh khắc, ngài nở nụ cười thiêng liêng dường như phản ánh sự giao tiếp sâu đậm với Thiên đàng.
Ngài lập tức đảm bảo tính liên tục với Đức Phanxicô, với Đức Bênêđíctô XVI khi ngài nhắc đến Thánh Augustinô, với Đức Gioan-Phaolô II khi ngài xin giáo dân “đừng sợ”, lặp lại câu nói nổi tiếng của Đức Gioan-Phaolô II tháng 10 năm 1978: “Xin anh chị em đừng sợ!”. Ngài nhắc đến Đức Lêô XIII, người đã đưa Giáo hội vào thế kỷ 20. Đi theo bước chân của tác giả Thông điệp xã hội Tân sự Rerum Novarum để đáp lại cuộc cách mạng công nghiệp, ngày nay ngài muốn nói lên các hậu quả của cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo. Trong mọi thời đại, Giáo hội đều mang đến cho thế giới một Giáo hoàng mà thế giới đang cần.
Một người cha cho các tín hữu
Chúng ta có thể nói về người chăn chiên tốt lành dẫn dắt đàn chiên là người có năm chân không? Mật nghị này được cho là rất cởi mở với số lượng kỷ lục các hồng y cử tri, những người không biết nhau nhiều. Nhưng Giáo hội, giữa làn khói và truyền thống của một nghi lễ bất biến, đã tạo một bất ngờ khi các hồng y đã bầu nhanh chóng một Giáo hoàng đáp ứng nhiều thách thức mà các hồng y đã liệt kê trước mật nghị. Họ chọn người có khả năng xây cây cầu giữa Bắc và Nam bán cầu, giữa Giáo triều ngài về làm việc hai năm ở đây và các Giáo hội địa phương mà ngài biết rất rõ. Sự nghiệp khác thường của ngài với tư cách là nhà truyền giáo ở Nam Mỹ, bề trên của Dòng tu và Giám mục mang lại cho ngài sự hiểu biết về toàn thể Giáo hội, trong mối quan hệ của Giáo hội với thế giới. Dù có nguồn gốc Bắc Mỹ nhưng ngài là công dân của thế giới. Ngài là người Peru, có dòng máu Ý, Pháp và Châu Phi. Các nhà phả hệ học người Pháp cho biết ngài có họ hàng xa với diễn viên Catherine Deneuve, với Édouard Philippe và Albert Camus… Nhưng với chúng ta, Đức Lêô trên hết là người cha, người chăn chiên tốt lành, người mong muốn gìn giữ sự hiệp nhất của đàn chiên chung quanh Chúa Kitô.
Marta An Nguyễn dịch
Từ Đức Phanxicô đến Đức Lêô XIV: Một giai đoạn lịch sử của Giáo hội Công giáo
Triều Giáo hoàng Lêô là cơ hội mới cho quan hệ Việt Nam – Vatican
Từ Avignon nước Pháp đến Rôma nước Ý: đạp xe 1.000 cây số để mừng ngày Đức Lêô XIV nhậm chức