Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

67

Xin cho tôi biết Giáo hoàng Lêô nào ám ảnh bạn, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào!

lepoint.fr, Marc Lambron, Viện Hàn lâm Pháp, 2025-05-17

Nhà hàn lâm Marc Lambron nói về cuộc bầu cử của Đức Lêô XIV, một thách thức thực sự cho tất cả “biệt đội săn ma, ghostbuster” của vatican học…

Việc bầu Giáo hoàng Lêô XIV đã làm nổi bật tính đặc biệt của thể chế Vatican. Nếu Vatican là một thành phố trong một quốc gia (Ý) thì Vatican cũng là một quốc gia trong một thành phố (Rôma). Từ lâu nhân cách của giáo hoàng đã định hình nên bầu khí. Chúng ta đã biết khi Đức Piô XII, một giáo hoàng rất nghiêm khắc qua đời năm 1958, một làn gió phóng khoáng đã giải thoát Urbs khỏi bầu trời u ám, với những ngôi sao gợi cảm trên đường Via Veneto, những tiếng reo olé olé buổi tối, những mục châm biếm các thứ trật giáo hội trên báo chí.

Hai năm sau, đạo diễn Federico Fellini làm phim La Dolce Vita, phim được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1960. Nếu tờ L’Osservatore Romano chấp nhận lòng trắc ẩn với những người khiêm tốn trong phim “La Strada”, thì cơn thịnh nộ của Vatican lại giáng xuống ở cuốn phim bắt đầu bằng cảnh bức tượng Chúa Kitô được trực thăng chở đi, tiếp theo là cảnh diễn viên gợi cảm Anita Ekberg trèo lên mái vòm Đền thờ Thánh Phêrô trong chiếc mũ cornetta, chế giễu Đức Mẹ hiện ra với hai đứa trẻ ở vùng ngoại ô Rôma.

Cuộc bầu cử có tầm nhìn toàn cầu và bị chia rẽ

Kể từ đó, sự xuất hiện của Tân Giáo hoàng đã trở thành câu chuyện của bộ phim toàn cầu, được phát sóng trực tiếp trên mọi kênh truyền hình trên toàn hành tinh. Không ở đâu khác quý vị thấy các máy camera chờ hàng giờ để quay cảnh khói trắng bốc lên. Có lẽ chỉ có đạo diễn Andy Warhol mới kiên nhẫn chụp bức ảnh cố định như vậy khi ông tập trung ống kính vào Tòa nhà Chọc trời ở Mỹ tám giờ. Trong trường hợp này, việc bầu giáo hoàng cũng như những bức ảnh đầu tiên của điện ảnh New York trong những năm 1960.

Stalin từng hỏi câu hỏi nổi tiếng: “Vatican có mấy sư đoàn?” Quân đội Rôma không được định hình bằng số lượng xe tăng trên Quảng trường Đỏ, nhưng bằng lời nói và những cánh tay giơ lên chào. Theo thông lệ, buổi tối tân nguyên thủ quốc gia vừa đắc cử sẽ xuất hiện tại trụ sở chính của thủ đô để cám ơn cử tri của họ.

Bây giờ, nếu sự xuất hiện của một Tân Giáo hoàng qua cơ quan bầu cử giới hạn trong vài chục hồng y, thì giám mục Rôma có đặc ân phát biểu trước toàn thể hành tinh trong lời chào urbi et orbi của ngài. Chính qua đó chúng ta đo lường được sức mạnh của tinh thần, của tính phổ quát, và đây cũng là ý nghĩa của từ “công giáo”. Những người đương thời của chúng ta có xu hướng phân loại ảnh hưởng này dưới tên “Quyền lực mềm”, nhưng từ ngữ này có phần giản lược nếu chúng ta xem xét việc rao giảng về Chúa Kitô bằng tiếng Aram đã có từ rất lâu trước khi tiếng Anh ra đời. Giáo hoàng là chiếc loa phóng thanh hùng hồn của toàn cầu.

Tất cả các bài giảng của Đức Lêô

Những gì đúng với không gian cũng đúng với thời gian: chúng ta phải lý luận về sự mở rộng đa thế tục. Các nhà bình luận nhanh chóng cho rằng việc Hồng y Prevost chọn danh hiệu Giáo hoàng Lêô XIV là do kế thừa triều Giáo hoàng Lêô XIII. Trên thực tế, Đức Lêô XIII là giáo hoàng của bước ngoặt trong xã hội công nghiệp, hướng công tác mục vụ của ngài đến với thế giới lao động từ năm 1878 đến năm 1903, trong khi vẫn nỗ lực bảo tồn giáo điều.

Vì thế sẽ có mong muốn duy trì tính liên tục với một nhân vật của thế kỷ 19, theo kiểu ‘rửa tội’ mà mỗi giáo hoàng đều làm qua việc chọn một tên hiệu từ danh sách các cựu giáo hoàng. Chắc chắn, nhưng thời gian gia hạn vẫn còn ngắn. Vì nếu “biệt đội săn ma” của Vatican muốn tìm một Lêô trong danh sách các giáo hoàng, một hồn ma màu mỡ, một hiện thân mạc khải, một tái sinh mục vụ, thì chính hình ảnh Lêô I Đại đế là hình ảnh của thuyết luân hồi; xin cho biết bạn là Lêô nào, tôi sẽ cho bạn biết bạn là Giáo hoàng nào.

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô

Lêô I Đại đế là Giám mục của Rôma từ năm 440 đến năm 461. Những thách thức ngài phải đối diện trong thời của ngài giống với những thách thức của chúng ta ngày nay. Nếu các nhà truyền giáo vẫn chưa xuất hiện, nếu phong cách của Bác sĩ Feelgood và những kẻ lừa đảo khác chưa thịnh hành, thì ngài đã mạnh mẽ đứng lên chống các giáo phái và tà giáo, khi đó được gọi là Nhất tính luận hoặc Priscillian. Mặc dù Putin vẫn chưa xâm lược Ukraine, trong một phỏng vấn ở Amntua năm 452, Lêô I đã thuyết phục Attila quay trở lại và từ bỏ tham vọng chinh phục châu Âu. Dù micro và máy quay chưa truyền tải lời của Giáo hoàng tối cao, nhưng chúng ta đã có hàng trăm bài giảng của ngài trong đó ngài đối chiếu sự uy nghiêm của đế quốc với sự khiêm nhường của hai tông đồ Phêrô và Phaolô, kêu gọi lòng nhân từ của Chúa chiếu sáng chúng ta như một tấm gương.

Chúng ta không ở đây trong tinh thần khiêm tốn và bác ái sao? Sau sự quan tâm Đức Phanxicô dành cho những người túng thiếu nhất, dường như cảm hứng này đã được truyền qua cho người kế nhiệm ngài.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Bài giảng đầu tiên của Đức Lêô XIV

Phụng vụ mới được Đức Lêô mong muốn cho lễ khai mạc triều của ngài

Tham nhũng, thiếu minh bạch, biển thủ: Thách thức của Đức Lêô về tình trạng tài chính của Vatican

Đức Lêô XIV, “giáo hoàng toán học” nói lên sự thống nhất của đức tin và lý trí

Hồng y Tagke: “Đức Lêô XIV là mục tử lãnh đạo bằng cách lắng nghe mọi người”

Huấn luyện viên Valerio Masella kể về việc tập thể dục thể thao cho Đức Lêô