Chân phước Carlo Acutis: Hữu hạn và vô hạn

64

Chân phước Carlo Acutis: Hữu hạn và vô hạn

Trích sách “Carlo Acutis, các trực giác thiêng liêng”. Carlo Acutis, Ses intuitions spirituelles. Tác giả: Alessandro Deho’, nhà xuất bản: Salvator

“Mục đích của chúng ta phải là vô hạn, không phải hữu hạn.” Chân phước Carlo Acutis

15 tuổi, chúng ta chưa hài lòng với cuộc sống trước mắt. Tình yêu đẩy những bức tường hữu hình và chúng ta cảm thấy những đồng cỏ ngút ngàn như vô tận cuốn hút chúng ta. Ở tuổi 15, trái tim chúng ta táo bạo, khao khát đi tìm vô hạn. Và rồi chúng ta không sợ vô hạn vì ở tuổi 15, tình yêu vẫn chưa đáng sợ. Chúng ta cảm thấy vô hạn, đến mức nghĩ rằng mình được tạo nên từ cùng một chất liệu với mọi thứ vĩnh cửu. Niềm tin này trọn vẹn một cách ngây thơ biết bao, vô hạn biết bao là hoài niệm của một cái gì đó vĩnh cửu! Carlo, không giống như nhiều người trẻ khác, không có thời gian để làm những chuyện xuẩn ngốc, để nghĩ đến những gì không phải là vô hạn. Ở tuổi 15, chúng ta tin vào vĩnh cửu hơn là những gì bị thời gian giới hạn. Mọi tình bạn, mọi tình yêu, mọi lý tưởng, mọi sở hữu, mọi sự thật, mọi thứ dường như là vĩnh cửu. Vấn đề là tất cả những điều đó đều là sự thật nhưng cuộc sống lại làm cho chúng ta quên chúng. Như thể cuộc sống muốn vượt qua trực giác này. Vì cuộc sống là một chuỗi kinh  nghiệm mà tất cả đều có điểm kết thúc. Mọi thứ đều được sinh ra và mọi thứ đều chết đi, ngày này qua ngày khác, từ sáng đến tối.

Vì vậy chúng ta muốn thoát, muốn trốn chạy đến cõi vĩnh hằng, đến một nơi mà chúng ta không bao giờ chết, một không gian vô tận nơi mặt trời sẽ không bao giờ lặn, nơi chúng ta sẽ không bao giờ mất đi những người chúng ta yêu thương. Nơi những con thú vật chúng ta yêu thương sẽ không bị bệnh, không chết, nơi mọi thứ sẽ là vĩnh cửu. Thông thường, khi chúng ta còn trẻ, vô tận là liều thuốc giải độc cho nỗi sợ làm tan nát trái tim, nỗi sợ nhìn thấy cuộc sống kết thúc bằng cái chết. Nhưng ngay cả khi cuộc sống dường như nói với chúng ta điều ngược lại, Carlo đã đúng, và chúng ta đã đúng. Chúng ta có lý khi tin vào vô tận, tin rằng vô tận là nơi đến cuối cùng cùng, là bến cảng cuối cùng để chúng ta cập bến. Chỉ với thời gian chúng ta sẽ học một chuyện khác: kết thúc là ở đó, nhưng nó không tồn tại, mọi thứ đã được biến chuyển. Tất cả những gì chúng ta thấy nó kết thúc, chúng ta không nên xem đó là không quan trọng theo cái nhìn của trẻ vị thành niên. Thấy thế giới chúng ta đang tiến triển ở góc nhìn của những chuyện “không quan trọng”. Như thử chúng ta gọi “hữu hạn” không có mối liên hệ nào với cái vô hạn, như chúng ta muốn tách biệt – cám dỗ của tuổi mới lớn – thiện-ác, hữu hình và vô hình – cái sống và cái chết. Chúng ta chỉ có thể đến với vô tận bằng hành trình cụ thể, từng bước, từng cái tang một. Vĩnh cửu không phải là thứ có thể can thiệp một khi cuộc đời đã kết thúc. Vĩnh cửu ở đó, chúng ta phải học cách kết nối. Sự kết thúc không phải là không quan trọng, cũng như cơ thể chúng ta không đối nghịch với sự cao quý của tinh thần. Giai đoạn cuối đời cho chúng ta thấy Tình yêu là dấu hiệu hữu hạn để đến với vô hạn. Cái chết không gì khác hơn là sự trôi dạt liên tục của những chuyện hướng đến vô hạn, một sự sinh ra liên tục trong đó những thứ chết đi không biến mất mà sinh sôi nảy nở trong vô hạn. Làm sao chúng ta có thể biết được đích đến nếu không có sự chuyển động liên tục của sự vật, theo thời gian và không gian, cho đến khi chúng ta không còn nhìn thấy chúng nữa? Những gì nhìn thấy được làm cho cái vô hạn trở nên đáng tin cậy. Đó là lý do chúng ta phải xem trọng mọi thứ hữu hạn vì nếu không có chúng, chúng ta sẽ không biết gì về cái vô hạn.

Vì thế việc đôi mắt của một thiếu niên 15 tuổi tự do như không khí và say mê Thiên đàng là chuyện bình thường. Nhưng cũng khôn ngoan nếu yêu, từng chút một những điều nhỏ bé chẳng là gì so với đồng cỏ trên trời: cỏ và đá, mõm chó, quyển sách không còn ai đọc, bia mộ cũ của nghĩa trang và những bức ảnh trên mộ, âm nhạc, người bạn đồng hành vô hình này từ nơi khác trở về… Làm quen với họ, rồi yêu họ, và bắt đầu tin vào vô tận; có lẽ bắt đầu từ những tấm áp phích rách nát này, chúng không chỉ là dấu hiệu của những gì đã biến mất mà còn tượng trưng cho những khoảnh khắc hạnh phúc, nhẹ nhàng nhắc chúng ta nhớ  niềm hạnh phúc vĩnh cửu vĩ đại đang chờ chúng ta. Đích đến của chúng ta là nơi sinh sống vô tận của mọi thứ hữu hạn và điều này làm cho cuộc sống của chúng ta trở nên đáng sống. Nếu cái vô hạn trống rỗng thì cái hữu hạn cũng sẽ là địa ngục vì sự sống sẽ bị tiêu hao từng giây. Thiên đàng để làm gì nếu nó không giải phóng cuộc sống khỏi những giới hạn? Nếu không có tình yêu chúng ta cảm nhận được trong suốt những ngày hữu hạn và đau đớn, những ngày chưa bao giờ thực sự đủ vì chúng tượng trưng cho cái vô tận mà chúng không thể có để cho? Cái vô hạn và cái hữu hạn giữ lời hứa của nó.

Một trong hai tên trộm bị treo trên thập giá với Chúa Giêsu nhục mạ Ngài: “Ông không phải là Đấng Kitô sao? Ông tự cứu ông đi và cứu cả chúng tôi với!” Nhưng tên trộm kia mắng: “Anh đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa anh cũng không sợ. Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc chúng ta làm. Còn ông này, ông có làm điều gì sai trái đâu! Rồi anh thưa với Chúa Giêsu: ‘Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin ông nhớ đến tôi!’ Chúa Giêsu nói: “Tôi bảo thật với anh, hôm nay, anh sẽ được ở trên Thiên Đàng với tôi.” (Lc 23, 39-43).

Marta An Nguyễn dịch

Chân phước Carlo Acutis và Huyền ẩn

Chân phước Carlo Acutis và tội

Chân phước Carlo Acutis: Tự phê

Chân phước Carlo Acutis: Các liên kết

Chân phước Carlo Acutis: Yêu