Đông Timor, quốc gia có nhiều người công giáo nhất thế giới

149

Đông Timor, quốc gia có nhiều người công giáo nhất thế giới

Đạo công giáo còn đại diện cho nền độc lập của dân tộc. Vì thế Đông Timor là quốc gia có nhiều người công giáo nhất thế giới sau Vatican.

Nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Dili | Wikimedia Commons

acistampa.com, Andrea Gagliarducci, 2024-08-20

Khi Đức Gioan-Phaolô II đến Đông Timor năm 1989, đó là lúc Đông Timor nổi dậy đòi độc lập. Đức Gioan-Phaolô II thường có thói quen hôn đất khi xuống máy bay, nhưng lần này hôn đất có nghĩa chấp nhận sự chiếm đóng của Indonesia. Ngài vẫn đứng, và đất được đưa lên gần môi để ngài hôn.

Thái độ của ngài cho thấy lập trường của Giáo hội trước những đòi hỏi độc lập của Đông Timor, một đất nước có khoảng 1,4 triệu dân và nằm ở khu vực phía đông nam của quần đảo Indonesia, trong số này 98% là người Công giáo.

Đạo công giáo đã theo các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha đến Đông Timor thế kỷ 16 vì Đông Timor là thuộc địa của Bồ Đào Nha trong bốn thế kỷ, ngoại trừ một thời gian ngắn trong Thế chiến thứ hai Đông Timor bị Nhật chiếm đóng. Tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ chính của đất nước, cùng với tiếng Tetum, ngôn ngữ ở Nam Bán Đảo.

Ngày 28 tháng 11 năm 1975, Đông Timor độc lập. Chín ngày sau khi tuyên bố độc lập, Đông Timor bị Indonesia xâm chiếm và xung đột kéo dài hàng thập kỷ giữa những người theo chủ nghĩa độc lập và quân đội Indonesia. Một cuộc xung đột đã tạo những mất mát và nhiều người dân bị mất tích, cuộc tàn sát vẫn còn là một phần ký ức chung.

Khi cuộc nội chiến bắt đầu, chỉ có 20% dân theo đạo công giáo. Nhưng Giáo hội nhanh chóng trở thành điểm tham chiếu vì Giáo hội viện trợ và hỗ trợ tinh thần, các giáo sĩ công giáo tố cáo các vi phạm nhân quyền, trong một số trường hợp Giáo hội còn giúp những người đấu tranh giành độc lập.

Vì vậy năm 1989 Đức Gioan-Phaolô II đến thăm trong bầu khí căng thẳng, thánh lễ ngài cử hành cũng không thoát bạo lực, nhiều người biểu tình ném ghế và cảnh sát Indonesia cầm gậy can thiệp.

Năm 1991 mọi chuyện còn xấu hơn, khoảng 250 thường dân không có vũ khí đã bị lực lượng an ninh Indonesia giết chết trong một đám tang tại nghĩa trang Santa Cruz ở Dili. Tất cả vẫn không thay đổi sau cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 do Liên Hiệp Quốc giám sát, người dân bỏ phiếu đòi độc lập, những người phản đối bị đàn áp, 1.400 người bị giết gồm cả các linh mục và nữ tu.

Khoảng hai phần ba dân số sống ở những ngôi làng nhỏ, biệt lập về mặt địa lý. Một nửa đất nước sống trong tình trạng nghèo cùng cực (dưới 1,90 đôla một ngày) và một nửa trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.

Dù gặp khó khăn, người dân vẫn giữ vững đức tin. Không giống các quốc gia khác, chủng viện bị đóng cửa vì không có chủng sinh, Đông Timor có hàng trăm chủng sinh có thể bị từ chối vì thiếu cơ sở vật chất.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch