fr.aleteia.org, Jean Duchesne, 2024-07-23
Thế giới thế tục hóa vẫn còn cần đến các thánh, nhưng thế giới này thường chỉ dựng lên những bức tượng có thể lật đổ được. Nhà tiểu luận Jean Duchesne nhận xét, electron tự do của Abbé Pierre chỉ bị đánh lừa bởi chính những mâu thuẫn của ông.
Việc tiết lộ tội lạm dụng tình dục của Abbé Pierre (1912-2007) không chỉ ảnh hưởng đến Giáo hội, nhưng còn ảnh hưởng đến xã hội Pháp: ông là người liên tục ở trong danh sách những người được công chúng Pháp yêu thích, kể từ khi có danh sách này và ông thường đứng ở vị trí đầu tiên. Sự nổi tiếng của ông có thể giải thích nhờ ông là chiến binh kháng chiến, là người bảo vệ không mệt mỏi cho người nghèo, cho người bị loại trừ. Nhưng danh tiếng của ông lại dựa trên một hình ảnh nghịch lý. Bộ râu dài, chiếc áo chùng, chiếc mũ bê-rê, người hành hương tạo nên tính cách của một tu sĩ-linh mục tiền công đồng, người giữ tước hiệu abbé thay vì “cha”. Các cam kết của ông đã làm cho ông trở thành người đấu tranh cho công bằng xã hội, không theo chủ nghĩa bảo thủ hay chủ nghĩa truyền thống.
Nhân vật của công chúng, lãnh vực tôn giáo là riêng tư
Theo một nghĩa nào đó, chúng ta có thể nói ông hoàn thành một cách mẫu mực vai trò thường được ngầm giao cho công giáo vào hậu bán thế kỷ 20 ở Pháp: người bảo vệ một quá khứ xa xưa và một luân lý lo cho người nghèo, nhưng không quá xâm lấn. Trên thực tế, Abbé Pierre không hề che giấu đức tin, thường xuyên dâng thánh lễ “của mình”, ông không giảng. Ông có thể hùng hồn nói về tình yêu cho người anh em và chia sẻ – đến mức hy sinh bản thân – niềm hy vọng, tin tưởng vào Thiên Chúa… Nhưng ông ít nói về Chúa Kitô, Cuộc Khổ nạn, Sự Phục sinh, về Chúa Ba Ngôi, Đức Trinh Nữ Maria, cầu nguyện…
Vì thế tôn giáo của ông không tạo nhiều xáo trộn trong bối cảnh thế tục hóa. Đây là một động cơ riêng tư, không có lòng nhiệt thành tông đồ, vì thế đây là một loại không vụ lợi khá hiếm trong việc thực thi hiệu quả, kể cả ở cấp độ truyền thông và huy động của một tổ chức bác ái theo chiều ngang nghiêm ngặt. Do đó, Abbé Pierre được công nhận, được khen ngợi không những từ Giáo hội mà còn ở các tổ chức dân sự: được nhận huy chương Bắc đẩu bội tinh cao nhất của Pháp, các cơ sở giáo dục mang tên ông, một con tem và hai đồng xu âu kim mang hình ông… anh hùng của ba bộ phim truyện có sự góp mặt của các diễn viên (1955, 1989, 2023) và tang lễ được quốc táng. Thậm chí có lời đề nghị nên đưa ông vào điện Panthéon.
Trường hợp Abbé Pierre: “Vì sao các linh mục không tôn trọng khiết tịnh vẫn làm linh mục?”
Hai mươi năm trôi qua
Bây giờ không còn một vinh danh nào. Tuy nhiên, có vẻ như sự phản đối đầy tai tiếng mà ông là mục tiêu lại không được thông tin rộng rãi như những lời tâng bốc ông trước đây, đây là sự đảo ngược. Theo những lời khai chắc chắn là chân thực, ông bị buộc tội quấy rối và tấn công hơn hai mươi năm trước trong quyển sách phỏng vấn Chúa ơi… tại sao? (Mon Dieu… pourquoi?) của nhà xuất bản Plon xuất bản tháng 1 năm 2005, ông thừa nhận đã không giữ lời khấn khiết tịnh, không những chỉ bị cám dỗ mà còn không cự được cám dỗ: “Vì thế tôi đã có trải nghiệm về ham muốn tình dục và thỏa mãn rất hiếm có của nó.” Tiết lộ gần đây xác nhận và làm rõ một phần.
Abbé Pierre được tôn lên như thần thánh nhưng ông chỉ là con người
Không phải chỉ vì ông là linh mục mà ngày nay hành vi sai trái của ông bị trừng phạt.
Tất nhiên, sau cuộc điều tra của Ủy ban Độc lập về các vụ Lạm dụng tình dục trong Giáo hội Pháp (Ciase) và những tiết lộ về hai anh em linh mục Philippe và ông Jean Vanier, một lần nữa người của Chúa lại phạm tội lạm dụng tình dục. Nhưng không phải chỉ vì ông là linh mục mà hành vi sai trái của ông ngày nay bị trừng phạt khi chúng ta nhạy cảm hơn với loại tội phạm này. Ông là một “electron tự do” trong Giáo hội, không được giám mục của giáo phận Grenoble giao một nhiệm vụ hay chịu một kiểm soát nào, khi vì lý do sức khỏe, ông rời dòng Capuxinô để nhập địa phận một thời gian ngắn sau khi chịu chức. Ông tuyên bố ủng hộ việc bãi bỏ quy định độc thân của giáo hội.
Vì hào quang nên không bị trừng phạt
Vì hào quang của người lo cho người thiệt thòi nhất mà ông khỏi bị một số hình phạt. Đó là việc đã xảy ra năm 1996, khi ông ủng hộ Roger Garaudy (1913-2012), bạn của ông, là người cộng sản trở lại đạo tin lành, sau đó đổi qua đạo công giáo và cuối cùng theo đạo hồi, ông này bị truy tố, bị kết tội vì phủ nhận nạn diệt chủng người do thái. Nhưng vẫn chưa đủ để dư luận xoay chiều. Giáo Hội cần và vẫn cần các “thánh”, Giáo hội đi tìm và tôn vinh những người không chờ bằng chứng xác đáng cho đến khi các tiêu chuẩn vinh dự và nhục nhã thay đổi. Đó là cách những ai được tôn thờ có thể bị đốt cháy, chuyển từ trạng thái quá độ sang trạng thái đối xứng của nó.
Vì thế Abbé Pierre có thể ở tư cách nạn nhân chứ không chỉ là thủ phạm, được khuyến khích tự lập, được sự chấp thuận ưu tiên với những xung động của ông, dù đó là phẫn nộ vị tha trước tình trạng nghèo đói và suy thoái của con người, hoặc một cách ích kỷ hèn hạ khi đối diện với phụ nữ mà ông bỗng nhiên thèm muốn. Công bằng mà nói, bản thân ông không hoàn toàn bị đánh lừa bởi những điểm yếu và mâu thuẫn của ông. Ông không biện minh bằng huyền bí ảo tưởng, không phải là người xi-níc như ông Martial Maciel người Mexico. Như đã đề cập, đây là điều đã được nói trong các sách đã xuất bản: không dưới hai mươi sách. Không có quyển sách nào là sách bán chạy: trong trường hợp của ông, từ ngữ ít nặng kí hơn là hình ảnh. Nhưng nó có thể làm rõ.
Abbé Pierre bị buộc tội tấn công tình dục, nỗi đau của Giáo hội Pháp
Tù nhân với chính nhân vật của mình
Chẳng hạn trong quyển Phục vụ (Servir, nxb. Presses du Châtelet, 2006) viết một suy nghĩ áp dụng khá tốt cho chính ông và theo một nghĩa nào đó, ngầm đánh giá ông: “Khi chúng ta phẫn nộ, chúng ta nên tự hỏi liệu chúng ta có xứng đáng hay không.” Một cách nào đó ông cho thấy ông là tù nhân của chính tính cách của ông: “Điều tệ nhất bạn có thể làm cho người mà bạn không thích, đó là mong cho người đó được nổi tiếng. Một chút nổi tiếng cũng không có gì khó chịu. Ngoài một số điểm nào đó, thật sự là quá chán ngấy.” Và ông gợi ý cách thoát khỏi nó: “Bạn không cần phải chờ đến mức hoàn hảo mới bắt đầu điều gì đó tốt đẹp.”
Lòng mộ đạo cá nhân của ông được thấy rõ trong các tu viện ông ở. Ông sống vài năm với các tu sĩ dòng Biển Đức ở Saint-Wandrille, trong ngôi nhà gỗ nhỏ kiểu Norman chung với linh mục Louis Bouyer (1913-2004), một thần học gia nóng tính. Chúng tôi thấy họ khoác tay nhau không thiếu một buổi lễ nào. Cha Bouyer bực mình vì thấy bạn mình thường xuyên bị khách đến tìm cách vận động, lợi dụng ông vì lý do này hay lý do khác…
Một câu chuyện tương phản
Abbé Pierre cũng đã lên tiếng rất mạnh về những chuyện công bằng và kinh điển: “Thiên Chúa không phải là Đấng thống trị toàn năng; Ngài là Đấng toàn năng bị giam cầm, bị giam cầm vì các quyền tự do Ngài tạo ra trên đỉnh cao của thế giới để thế giới có thể đạt đến đỉnh cao trong tình yêu”. (Những mẫu vụn của cuộc sống, Miettes de vie, nxb. Le Livre Ouvert, 1987). Ông còn tố cáo sự tự lập mà đôi khi ông tự trao cho mình trong Ký ức của một tín hữu (Mémoires d’un croyant, Fayard, 1997):
Tội lỗi là không còn muốn phụ thuộc vào Thiên Chúa, cho rằng vận mệnh chúng ta có được nhờ chính nỗ lực của chúng ta, không cần sự trợ giúp của Thiên Chúa. Tội lỗi là cho rằng mình có thể tự phân định điều tốt điều xấu, có thể tự mình cứu mình.
Rõ ràng tất cả những điều này miễn cho tội ác đã phạm và tổn hại lâu dài cho những người vô tội. Nhưng lịch sử tương phản này có thể (nếu không phải) làm chúng ta tự hỏi: đâu là sự cần thiết để trả lời cho những hình ảnh gần như được mọi người công nhận này? Và liệu chúng ta có đòi hỏi đủ với những thần tượng mà quá trình thế tục hóa ngày càng gia tăng nhằm tiêu diệt một cách chắc chắn hơn, cho cả chính chúng ta nữa không?
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Abbé: linh mục triều trong Giáo hội Pháp