Trí tuệ nhân tạo sẽ có tác động đến sự sống còn của nhân loại
cath.ch, I.Media, 2024-06-23
Theo Đức Phanxicô, trí tuệ nhân tạo sẽ đóng một vai trò lớn trong vận mệnh nhân loại: “Sự phát triển hoàn toàn của trí tuệ nhân tạo có thể đồng nghĩa với sự kết thúc loài người.” Trong buổi tiếp kiến ngày 22 tháng 6 năm 2024, với những thành viên dự hội nghị về trí tuệ nhân tạo, ngài trích dẫn lời của nhà vật lý Stephen Hawking (1942-2018) về trí tuệ nhân tạo trong một phỏng vấn cũ của BBC với nhà vật lý Stephen Hawking (1942-2018).
Hội nghị mang tên “Trí tuệ nhân tạo và mô hình kỹ trị: làm thế nào để thúc đẩy hạnh phúc nhân loại, chăm sóc thiên nhiên và một thế giới hòa bình” được Quỹ Centesimus Annus Pro Pontifice tổ chức. Những người tham dự tranh luận tại học viện giáo phụ Augustinianum từ ngày 20 tháng 6.
Trong hội nghị, Đức Phanxicô nhắc trí tuệ nhân tạo là chủ đề trọng tâm vì nó “làm gián đoạn nền kinh tế và xã hội và có thể có những tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống, mối quan hệ giữa con người và giữa các quốc gia, sự ổn định quốc tế và ngôi nhà chung”.
Với các thuật toán đạo đức
Phù hợp với Thông điệp hòa bình ngày 1 tháng 1 và sự can thiệp gần đây của ngài tại Hội nghị G7 ngày 14 tháng 6. Một lần nữa ngài tố cáo nguy cơ hy sinh quyền tự do con người cho “quyền của kỹ trị”: “Chúng ta có chắc chắn muốn tiếp tục gọi cái không phải là trí thông minh là ‘trí thông minh’ không?”, ngài tố cáo việc dùng từ ngữ không đúng mức. Đặc biệt ngài nhắc lại tầm quan trọng của “sự phát triển đạo đức của các thuật toán”, trí tuệ nhân tạo vẫn phải là “công cụ trong tay con người”, không thoát khỏi sự kiểm soát của con người.
Xác định giới hạn của sự đổi mới
Ngài xin các nhà khoa học, luật sư, những người ra quyết định chính trị và kinh tế cùng làm việc với nhau để cùng nhau xác định các giới hạn đặt ra cho sự đổi mới nếu nó đi ngược lại nhân loại. Đặc biệt ngài kêu gọi “các quy định hiệu quả, vừa kích thích đổi mới đạo đức hữu ích cho sự tiến bộ nhân loại, vừa ngăn cấm hoặc hạn chế những tác động không mong muốn”.
Ngài cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của những thách thức đạo đức của trí tuệ nhân tạo trong lãnh vực giáo dục, triết học và luật pháp, đồng thời kêu gọi suy ngẫm về hậu quả của AI đối với công việc và chi tiêu năng lượng trên thế giới. Ngài nhấn mạnh: “Chính nhờ sự đổi mới công nghệ mà tương lai của nền kinh tế, văn minh, của chính nhân loại sẽ được định hình”.
Marta An Nguyễn dịch