Đức Phanxicô và Trí tuệ nhân tạo, cách Giáo hội làm chính trị
Ngày thứ sáu 14 tháng 6, Đức Phanxicô được mời phát biểu về Trí tuệ nhân tạo trong hội nghị G7 tại Bari, nước Ý. Không chỉ dừng lại ở một chủ đề bên lề, sự can thiệp này cho thấy cách Giáo hội đặt đức tin trước các vấn đề chính trị.
la-croix.com, Emeline Sauser, 2024-06-14
Arnaud Alibert, Tổng biên tập báo La Croix Emeline Sauser
Tuần này, cuộc gặp nguyên thủ quốc gia của các quốc gia tự do công nghiệp hóa nhất: Hoa Kỳ, Ukraine, Ấn Độ, Kenya, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Brazil được tổ chức ở Bari vùng Pouilles, miền Nam nước Ý. Đức Phanxicô được chính phủ Ý mời đến dự, chúng ta có thể ngạc nhiên trước sự hiện diện của ngài ở đây, vì đây là lần đầu tiên một giáo hoàng đến dự cuộc họp G7. Không cần phải chứng minh lợi ích chính trị của sự hiện diện của ngài, nhưng đây là dấu hiệu cho thấy đức tin kitô giáo không tách đời sống thiêng liêng khỏi đời sống xã hội hằng ngày, chắc chắn, đức tin xác định từng kế hoạch nhưng không tách rời, từ đó dẫn đến chiều kích chính trị của đức tin, nói cách khác, cách đức tin chiếu ánh sáng lên thực tại của lãnh vực chính trị.
Chúng ta cần phải phân biệt: khi thi hành đạo đức, Giáo hội ra lệnh mọi người phải hành động một cách cụ thể. Giáo hoàng không thể làm điều này với các nguyên thủ quốc gia, ngay cả Giáo hội cũng không thể hướng dẫn để giáo dân bỏ phiếu. Cách hỗ trợ khác nhau. Đức tin soi sáng những điểm cần suy nghĩ, để các nhà hoạt động chính trị và cử tri không còn có thể suy nghĩ và hành động như thể họ không biết gì. Từ chỗ bị gạt ra ngoài lề về mặt chính trị, một chủ đề có thể trở nên thiết yếu.
Đức Phanxicô đến nói chuyện với các nhà lãnh đạo thế giới về trí tuệ nhân tạo, đây là điều đáng ngạc nhiên trong bối cảnh tin tức quốc tế quá bận rộn, trong đó AI chỉ là chủ đề phụ. Nhưng chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ Đức Phanxicô. Trên hết, qua thái độ mục vụ, dù vấn đề nhỏ nhất nhưng cũng là vấn đề cơ bản cho lối sống chúng ta trong xã hội. Vì thế một hiểu biết về trí tuệ nhân tạo giúp chúng ta “định vị” bản thân để xây dựng tương lai. AI chỉ là một kỹ thuật. Chính những gì con người làm với nó mới đem lại giá trị cho AI. Với Giáo hội, rủi ro lớn nhất là AI ở trong tay những người bị vướng bởi hệ tư tưởng tự do về hiệu quả và cạnh tranh. Đức Phanxicô muốn AI phải được thúc đẩy bởi mối quan tâm đến lợi ích chung, bắt đầu bằng việc bảo vệ những người yếu nhất.
AI gắn kết chúng ta với thời buổi chính trị hiện nay, chất vấn chúng ta về cách kitô giáo dự đoán về tương lai. Nếu sự quan tâm đến những người khiêm tốn nhất chi phối việc khai triển AI, thì nó phải là la bàn của chúng ta khi chúng ta bỏ phiếu!
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Nghi ngờ, để “nhân bản hóa” trí tuệ nhân tạo
Linh mục Paolo Benanti: Đi tìm trái tim và linh hồn của trí tuệ nhân tạo