Vì sao phải giáo dục con cái lòng biết ơn?

231

Vì sao phải giáo dục con cái lòng biết ơn?

Cảm giác mình là người hữu ích, hòa hợp với mọi người, khích lệ, tăng thêm dịu dàng… đó là hoa trái của lòng biết ơn được thấm nhuần trong lòng trẻ em khi chúng ta hướng dẫn các em có lòng biết ơn.

famillechretienne.fr, Nathalie Mihailovitc, 2013-10-16

Một ngày nọ, các chuyên gia trẻ tuổi ca ngợi cựu giáo viên dạy tiếng Pháp của họ, ông đã giúp người này khám phá văn chương, người kia theo đuổi một thiên chức bất ngờ. Hai cựu học sinh mãi mãi biết ơn thầy, nhưng họ có nói với thầy giáo cũ lòng biết ơn của họ không? Không. Với họ, thiên chức dạy học của người thầy là chuyện tự nhiên, họ nghĩ thầy của họ không cần ai biết ơn. Kết quả là người thầy này có thể không biết gì về những chuyện tốt mình đã làm. Cảm giác chán nản có thể đến với người hết mình làm việc ở giáo xứ, người nhân viên tận tụy với công việc nhưng không bao giờ được chủ thấy giá trị thật của mình, hoặc người mẹ phải biến thành nữ thần để không cần con cái phải biết ơn. Có lẽ tất cả những người này, những người “vô hình” này quá vững mạnh đến mức chúng ta quên cám ơn họ. Ca sĩ Marie Laforêt hát bài hát ca ngợi tình mẫu tử: “Sau khi đã hy sinh cho chúng ta bao nhiêu đêm ngủ không yên giấc, những giờ ngồi ru con, an ủi con con an ủi, những đứa con vô tư ra đi chinh phục thế giới. Và khi chúng ta đi khắp nơi, toàn bộ tình yêu của tôi, đó là món quà.”

Nhưng chúng ta đừng nhầm giữa vô ơn vốn có trong nghề làm cha mẹ và vô ơn của chính con cái. Lòng biết ơn của trẻ em đối với người lớn tuổi không nhất thiết phải thể hiện bằng lời nói. Một cái ôm khi đi học về, làm cho con chiếc bánh ngày chúa nhật, niềm vui trở về nhà của người lớn tuổi, tất cả đều là biểu hiện tình cảm chúng ta dành cho nhau. Nhưng chúng ta nên tự hỏi chúng ta là đứa bé như thế nào với cha mẹ ngày đó, chúng ta bận xây dựng cuộc sống bé nhỏ của chúng ta ở rất xa, rất xa tổ ấm gia đình. Cuối cùng, chúng ta phải công nhận việc có con đòi hỏi phải chịu dấu vết mình để lại ở một thế giới khác với thế giới của mình, có nghĩa là đồng ý chết đi một chút. Nuôi dưỡng một tách biệt nào đó với con cái có thể giúp chúng giải thoát khỏi cám dỗ của một tình yêu hòa làm một. Sự cân bằng là tế nhị. Hội chứng Peter Pan nói đến việc từ chối lớn lên của một số thanh niên mà trong thời thơ ấu đã phải gánh những gánh nặng trên đôi vai còn quá yếu đuối của họ, do cha mẹ vì thiếu ý thức đã đè nặng lên vai con.

Lòng biết ơn lôi cuốn và làm bắt chước

Về phần chúng ta, chúng ta sẽ thắng nếu chúng ta không mệt mỏi dạy con lòng biết ơn. Nó mang đến ý nghĩa cho đời sống của mọi người vì nó tạo cảm giác mình hữu ích (dù tôi làm gì, tôi có vị trí của tôi trong thế giới này), có bản sắc (tôi có tài năng riêng của tôi, dù kín đáo). Lòng biết ơn khẳng định trạng thái của chúng ta, vì thế lòng biết ơn tái tạo sự hài hòa trong thế giới của cạnh tranh và ích kỷ. Lòng biết ơn nói “Amen!” với người đối diện, khuyến khích chúng ta lấp đầy kho chứa tình yêu của mình, làm cho điều vô hình trở nên hữu hình. Có lẽ chúng ta sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiệm vụ của Giáo dục Quốc gia, cơ quan gần đây đã quyết định có những bài học về sự đồng cảm, bắt đầu từ gia đình. Lòng biết ơn rất lôi cuốn và bắt chước. Giống như Thánh Seraphim thành Sarov, người đã chào đón từng người hành hương: “Các bạn là niềm vui của tôi, Chúa Kitô đã sống lại!”.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Đức Phanxicô mời gọi chúng ta trau dồi lòng biết ơn

Lòng biết ơn, khí cụ hữu ích để phúc âm hóa